Giải Hóa học 9 Bài 15 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Tính chất vật lí của kim loại và SBT Hóa 9 bài 15 thuộc chương 2 Kim loại.
Soạn Hóa 9 bài 15 Tính chất vật lí của kim loại được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.
Hoá học 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 15 trang 48
- Giải SBT Hóa 9 Bài 15
- Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại
Giải bài tập Hóa 9 Bài 15 trang 48
Câu 1
Hãy nêu những tính chất vật lí và ứng dụng tương ứng của kim loại
Gợi ý đáp án
– Kim loại có tính dẻo. Nhờ tính chất này người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm nên đồ vật khác nhau bằng kim loại.
– Kim loại có tính dẫn điện cho nên một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện. Ví dụ như đồng, nhôm …
– Kim loại có tính dẫn nhiệt. Nhờ tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác, nhôm, thép không gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
– Kim loại có ánh kim. Nhờ tính chất này kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
Câu 2
Hãy chọn những từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có … cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm … vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do … và …
d) Đồng và nhôm được dùng làm … là do dẫn điện tốt.
e) … được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
1. nhôm;
2. bền;
3. nhẹ;
4. nhiệt độ nóng chảy
5. dây điện;
6. Đồ trang sức.
Gợi ý đáp án
a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có nhiệt độ nóng chảy cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do nhẹ và bền.
d) Đồng và nhôm được dùng làm dây điện là do dẫn điện tốt.
e) Nhôm được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Câu 3
Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.
Gợi ý đáp án
Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc sau đó đến đồng.
Câu 4
Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là DAl = 2,7 ; DK = 0,86; DCu = 8,94.
Gợi ý đáp án
Thể tích của 1 mol kim loại tính theo công thức
V = m/D
VAl = m/D = 27/2,7 = 10cm3;
Vk = m/D = 39/0,86 = 45,35 cm3.
VCu = m/D = 64/8,94 = 7,16 cm3.
Câu 5
Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:
a) làm vật dụng gia đình.
b) sản xuất dụng cụ, máy móc.
Gợi ý đáp án
a) Ba kim loại dùng làm vật dụng gia đình: sắt, thiếc, kẽm
b) Ba kim loại dùng làm dụng cụ, máy móc: đồng, nhôm, niken.
Giải SBT Hóa 9 Bài 15
Bài 15.1 trang 18
a) Cho biết 3 tính chất vật lí của kim loại.
b) Cho biết 3 tính chất hoá học của kim loại.
Lời giải:
a) Ba tính chất vật lí của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt.
b) Ba tính chất hoá học của kim loại là: tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với dung dịch muối của kim loại khác.
Bài 15.2 trang 18
Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) ………….. tác dụng với ……….. tạo oxit…. tác dụng với clo cho muối…..
b) Kim loại…….. hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit giải phóng………..
c) Kim loại ………… trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy đứng sau khỏi…… của kim loại……………….
Lời giải:
a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua.
b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit giải phóng hiđro.
c) Kim loại đứng trước trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của kim loại đứng sau.
Bài 15.3 trang 18
Cho các kim loại sau:
kẽm; magie; đồng; natri; sắt.
a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất? Cho thí dụ minh hoạ.
b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất? Cho thí dụ minh hoạ.
Lời giải:
a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là: natri.
Thí dụ: Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là: đồng.
Thí dụ: Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.
Bài 15.4 trang 18
Cho một số kim loại:
đồng; bạc; magie; sắt; natri.
Cho biết kim loại nào có những tính chất sau đây:
a) Dẫn điện tốt nhất.
b) Dễ nóng chảy nhất.
c) Tác dụng mãnh liệt với nước.
d) Không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
Lời giải:
a) Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.
b) Natri là kim loại dễ nóng chảy nhất.
c) Natri là kim loại tác dụng mãnh liệt với nước.
d) Đồng và bạc là hai kim loại không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
Bài 15.5 trang 18
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ: M, N, O, P tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi ở bảng dưới đây:
KIM LOẠI | TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH HCI |
M | Giải phóng hiđro chạm |
N | Giải phóng hiđro nhanh, dung dịch nóng dán |
O | Không có hiện tượng gì xảy ra |
P | Giải phóng hiđro rất nhanh, dung dịch nóng lên |
Theo em nếu sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần, thì cách sắp xếp nào đúng trong các cách sắp xếp sau?
A. M, N, O, P; B. N, M, P,O; C. P, N, M, O; D. O, N, M, P.
Lời giải:
Đáp án C.
Bài 15.6 trang 19
Cho các cặp chất sau:
a) Zn + HCl; b) Cu + ZnSO4; c) Fe + CuSO4; d) Zn + Pb(NO3)2;
e) Cu + HCl; g) Ag + HCl; h) Ag + CuSO4.
Những cặp nào xảy ra phản ứng? Viết các phương trình hoá học.
Lời giải:
Những cặp xảy ra phản ứng
a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2;
c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu;
d) Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb.
Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại
1. Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo.
Là tính chất của vật mà khi chịu tác dụng của lực trong giới hạn cho phép, vật chỉ bị biến dạng chứ không đứt gãy
Kim loại càng dẻo càng dễ kéo dài, dát mỏng, dễ bẻ cong
Kim loại có tính dẻo nhất là Au, sau đó là Cu, Ag, Al,….
2. Tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện.
Nhờ sự di chuyển có hướng của các eclectron tự do trong kim loại.
Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Những kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag > Cu > Al > Fe
Cu, Al được sử dụng làm dây dẫn điện
Chú ý không sử dụng dây điện trần, không có vỏ bọc cách điện.
3. Tính dẫn nhiệt
Kim loại có tính dẫn nhiệt.
Các electron ở vị trí bị đốt nóng sẽ có động năng lớn, khi di chuyển tới các vị trí khác thì một phần động năng chuyển hóa thành nhiệt năng, vị trí mới nóng lên.
Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
Kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
4. Ánh kim
Bề mặt kim loại có vẻ sáng lấp lánh, gọi là ánh kim. Do kim loại có khả năng phản xạ ánh snags chiếu vào
Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức, như vàng, bạc, gương soi, kính viễn vọng,…
5. Ba tính chất riêng
a. Khối lượng riêng
D > 5g/cm3: kim loại nặng
D < 5g/cm3: kim loại nhẹ
b. Nhiệt độ nóng chảy
Thủy ngân (Hg) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
Vonfram (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
c. Độ cứng
Crom (Cr) là kim loại cứng nhất
Natri (Na), kali (K)… là kim loại mềm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 9 Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại Giải Hoá học lớp 9 trang 48 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.