Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat Giải Hóa học 12 trang 37 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa 12 Bài 7 giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức về cấu tạo và tính chất hóa học của cacbohiđrat. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa 12 chương 1 trang 35.

Giải bài tập Hóa 12 bài 7 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Lý thuyết Hóa 12 bài 7

1. Cấu tạo

a) Glucozơ và Fuctozơ

Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO

Fuctozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường baz ơ:

CH2OH[CHOH3]CO-CH2OH overset{OH-}{rightleftharpoons}CH2OH[CHOH]3CHOH-CHO

b) Saccarozơ

phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đóng vai người lính lái xe kể lại Bài thơ về tiểu đội xe không kính Dàn ý & 10 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

c) Tinh bột và Xenlulozơ

Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.

Xenlulozơ: Các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n

2. Tính chất hóa học

a) Glucozơ có phản ứng của chức anđehit

CH2OH[CHOH]CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.

Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.

b) Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol

+ Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

+ Xenluloz ơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:

[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) overset{H_{2} SO_{4} , đ, t^{o} }{rightarrow} [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

c) Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.

C6H11O5-O-C6H11O5 + H2O overset{H^{+}  hoặc enzim}{rightarrow} C6H12O6 + C6H12O6

saccarozo glucozo fructozo

(C6H11O5)n + nH2O overset{H^{+}  hoặc enzim}{rightarrow} nC6H12O6

d) Glucozơ có phản ứng lên men rượu.

C6H12O6overset{enzim, 30-35^{o} C}{rightarrow} 2C2H5OH + 2CO2

Giải bài tập Hóa 12 bài 7 trang 37

Câu 1

Để phân biệt dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ và andehit axetic có thể dùng chất nào trong số các chất sau đây làm thuốc thử?

A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

B. Nước brom và NaOH.

C. HNO3 và AgNO3/NH3.

D. AgNO3/NH3 và NaOH.

Gợi ý đáp án

– Dùng Cu(OH)2:

+ Kết tủa hòa tan tạo dung dịch xanh lam => glucozơ, saccarozơ

Tham khảo thêm:  

+ Kết tủa không tan => anđehit axetic

– Đun nhẹ 2 ống nghiệm vừa thu được chứa glucozơ, saccarozơ:

+ Xuất hiện kết tủa đỏ gạch => glucozo

+ Không có kết tủa đỏ gạch => saccarozơ

Đáp án A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.

PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H12O6)2Cu + 2H2O

2C22H22O11 + Cu(OH)2 → (C22H22O11)2Cu + 2H2O

Câu 2

Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mọt là 1:1. Chất này có thể lên men rượu. Đó là chất nào trong số các chất dưới đây?

A. Axit axetic

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Gợi ý đáp án

Đáp án B. Glucozơ

Khi đốt cháy: nCO2= nH2O → hợp chất đó phải là cacbohidrat

Mà chất này có thể lên men rượu → chất đó phải là gluczo

PTHH:

Câu 3

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:

a. Glucozơ, glixerol, andehit axetic.

b. Glucozơ, saccarozơ, glixerol.

c. Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột.

Gợi ý đáp án

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các nhóm chất sau trong dung dịch

a. Glucozo, glixerol, andehit axetic.

PTHH:

b. Glucozơ, saccarozơ, glixerol.

PTHH:

Khi đun nóng saccarozo trong môi trường axit, saccarozo sẽ bị thủy phân thành glucozo

c. Saccarozơ, andehit axetic, hồ tinh bột

Câu 4

Từ một tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ, có thể sản xuất được bao nhiêu gam glucozo, nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%

Tham khảo thêm:   15 bài tập Yoga chữa đau lưng, vai gáy, thoát vị đĩa đệm tại nhà

Gợi ý đáp án

Khối lượng tinh bột trong 1 tấn bột sắn có chứa 20% tạp chất trơ là:

m = 1 . 80 / 100 = 0,8 (tấn)

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

n = 0,8 /162n.

Hiệu suất 75% nên khối lượng glucozơ thu được là:

mC6H12O6 = (0,8 . 180n)/162n . 75/ 100=0,67 (tấn)

Câu 5

Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:

a. 1kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ.

b. 1kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại là tạp chất trơ.

c. 1kg saccarozơ.

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn

Câu 6

Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O

a. Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?

b. Đung 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.

Gợi ý đáp án

mc = 12 . 13,44 / 22,4 = 7,2(g)

mH = (2 x 9) / 18 = 1(g)

mO = 16,2 – 7,2 – 1 = 8(g)

Gọi công thức tổng quát CxHyOz.

Lập tỉ lệ:

x: y : z= 7,2/12 : 1/1 : 8/16

x: y : z = 0,6 : 1 : 0,5

x : y : z = 6 : 10 : 5

công thức đơn giản C6H10O5

công thức phân tử (C6H10O5)n

X: là polisaccarit

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat Giải Hóa học 12 trang 37 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *