Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 30: Thực hành Tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng Soạn Hóa học 12 trang 135 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa 12 Bài 30 giúp các em học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm về tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng. Từ đó biết quan sát, giải thích được các kết quả thí nghiệm.

Viết bản tường trình Hóa 12 bài 30 được biên soạn đầy đủ lý thuyết, cách làm và kết quả thí nghiệm. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hoá 12 bài 30 Thực hành Tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết Hóa 12 Bài 30

1. Tính chất hóa học của natri và hợp chất của natri

a) Na có tính khử mạnh: Na → Na+ + e

Tham khảo thêm:   Đơn xin chuyển lớp THPT Mẫu đơn xin chuyển lớp cấp 3

Ví dụ:

Cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)

Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Tác dụng với dung dịch axit: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

b) Hợp chất của Natri

NaOH: Là bazơ mạnh tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt

NaOH → Na+ + OH-

NaHCO3: là hợp chất lưỡng tính

Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

2. Tính chất hóa học của Magie

Mg có tính khử mạnh: Mg → Mg2+ + 2e

Ví dụ:

Tác dụng với phi kim: 2Mg + O2→ 2MgO

Tác dụng với axit loãng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường.

Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Bài 1 

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,…

Hóa chất: dung dịch phenolphtalein, mẩu natri nhỏ,…

Cách tiến hành:

Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất ( khoảng 3/4 ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo (hình 6.8a).
Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu kim loại Mg, và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit.
Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Soạn văn 9 tập 1 bài 2 (trang 24)

Hiện tượng:

Khi chưa đun:

+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

Ống 2 +3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với H2O còn Al có lớp bảo vệ Al(OH)3.

Khi đun sôi:

Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích:

Ống 2: Mg tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước.

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ ,…

Hóa chất: dung dịch NaOH loãng, mẩu nhôm.

Cách tiến hành:

Rót 2 – 3 ml dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm và bỏ vào đó một mẩu nhôm.

Đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra mạnh hơn.

Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.

Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 1: Project Soạn Anh 7 trang 17 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…

Hóa chất: dung dịch AlCl3, dung dịch NH3, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH

Cách tiến hành:

Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3ml dung dịch AlCl3 rồi nhỏ dung dịch NH3 dư vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.

Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào một ống, lắc nhẹ.

Nhỏ dung dịch NaOH vào ống kia, lắc nhẹ.

Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.

Kết tủa trắng tan.

Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O.

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

Kết tủa trắng xuất hiện rồi lại tan.

Kết tủa trắng là Al(OH)3 sau đó tan trong axit dư.

NaAlO2 + H2O + HCl → Al(OH)3 + NaHCO3.

Két luận: Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 30: Thực hành Tính chất của Natri, Magie, Nhôm và hợp chất của chúng Soạn Hóa học 12 trang 135 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *