Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá 11 Bài 2: Sự điện li, thuyết Bronsted – Lowry về acid – base Giải bài tập Hóa 11 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoá 11 Bài 2: Sự điện li, thuyết Bronsted – Lowry về acid – base là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19.

Soạn Hóa 11 Cánh diều Bài 2 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11Mở đầu về cân bằng hóa học Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi vận dụng Hóa 11 Bài 2

Vận dụng trang 19

Tương tự Ví dụ 5, hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu Lớp 10: Bài viết số 3 (Đề 1 đến Đề 4) Tuyển tập 31 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất

Gợi ý đáp án

– Dung dịch phèn sắt (NH4Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid. Do trong nước, phèn sắt bị phân li hoàn toàn theo phương trình:

NH4Fe(SO4)2.12H2O → NH4+ + Fe3+ + 2SO42- + 12H2O

Ion NH4+ và Fe3+ đóng vai trò là acid trong các cân bằng:

NH4+ + H2O ⇌ NH3 + H3O+ (*)

Fe3+ + 3H2O ⇌ Fe(OH)3 + 3H+ (**)

– Người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước bởi ion Fe3+ tạo Fe(OH)3 theo (**) ở dạng kết tủa, có khả năng hấp phụ các chất rồi lắng xuống đáy bể.

Giải bài tập Hóa 11 trang 19

Bài 1 trang 19

Nếu dòng điện chạy qua được dung dịch nước của một chất X, những phát biểu nào sau đây là không đúng?

a) Chất X là chất điện li.

b) Trong dung dịch chất X có các ion dương và ion âm.

c) Chất X ở trạng thái rắn khan cũng dẫn điện.

d) Trong dung dịch chất X có electron tự do.

Gợi ý đáp án

Đáp án đúng là: (c); (d)

Phát biểu (c) không đúng do X ở trạng thái rắn, khan không dẫn điện.

Phát biểu (d) không đúng do dung dịch chất X có các ion dương và ion âm.

Bài 2* trang 19

Giải thích vì sao dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ.

Gợi ý đáp án

Giả sử nồng độ của dung dịch HCl bằng nồng độ của dung dịch CH3COOH và bằng x M.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả quang cảnh sau cơn mưa 4 Dàn ý & 17 bài văn mẫu lớp 5 hay nhất

HCl là acid mạnh, phân li hoàn toàn trong nước:

HCl → H+ + Cl

x → x    x        M

CH3COOH là acid yếu, phân li một phần trong nước:

CH3COOH ⇌ CH3COO + H+

x                                M

Suy ra [CH3COO-] = [H+] < x M

Vậy dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ do trong dung dịch HCl (x M) có nhiều phần tử mang điện hơn dung dịch CH3COOH (x M).

Bài 3 trang 19

Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH.

Gợi ý đáp án

Nước là dung môi phân cực, đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của HCl và NaOH.

+ Khi tan trong nước, các phân tử HCl hút về chúng những cực ngược dấu của các phân tử nước. Do sự tương tác giữa các phân tử nước và phân tử HCl, kết hợp với sự chuyển động không ngừng của các phân tử nước dẫn đến sự điện li phân tử HCl ra các ion H+ và Cl.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá 11 Bài 2: Sự điện li, thuyết Bronsted – Lowry về acid – base Giải bài tập Hóa 11 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy bằng lời của em với một kết thúc khác Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 10 hay nhất

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *