Hình tròn là hình như thế nào? Có đặc điểm ra sao? Công thức tính hình tròn như thế nào? chắc hẳn là những kiến thức quan trọng mà học sinh nào cũng nên nắm rõ. Chính vì vậy, hãy dành ra 3 phút đọc và hiểu được những kiến thức đầy đủ nhất về hình tròn trong bài viết sau đây.

Hình tròn là gì?

Trong các loại hình học trong toán học thì hình tròn là một khái niệm cơ bản mà bé sẽ được học, cũng như sẽ có nhiều dạng bài tập xuất hiện trong các đề bài kiểm tra, đề thi. Vậy nên, việc nắm vững về kiến thức hình tròn là rất quan trọng.

Đặc điểm của hình tròn trong toán học. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đặc điểm của hình tròn là gì?

Trong hình học phẳng, hình tròn được biết đến là tập hợp những điểm nằm bên trong và bên trên đường tròn, hay là tập hợp những điểm cách tâm một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng bán kính. Còn nửa hình tròn được gọi là hình bán nguyệt.

Trong kiến thức hình tròn, các em cũng phải nắm rõ về đường tròn. Đây chính là quỹ tích của những điểm trên một mặt phẳng, cách đều tâm đường tròn bằng một khoảng cách cho trước (bán kính). Đồng thời, đường tròn còn là một hình elip với hai tiêu điểm trùng nhau, có tâm sai bằng 0, cũng như là hình bao quanh nhiều diện tích nhất trên mỗi đơn vị chu vi bình phương.

Tuy nhiên, đường kính hình tròn không có diện tích như hình tròn và chúng ký hiệu là d.

Tính chất của hình tròn là gì?

  • Hình tròn có tính đối xứng tròn

  • Đường kính chính là trường hợp đặc biệt của dây cung đi qua tâm của đường tròn, cũng như chính là đoạn thẳng lớn nhất đi qua hình tròn và chia chúng thành 2 nửa bằng nhau.

  • Độ dài đường kính của đường tròn sẽ lớn gấp 2 lần bán kính đường tròn. Bán kính của hình tròn chính là khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường tròn, ký hiệu r.

Tham khảo thêm:   Tuyển tập 60 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 9 Đề thi cuối kì 1 Toán 9 (Có đáp án)

Cách tính đường kính hình tròn:

  • Đường kính hình tròn sẽ bằng 2 lần bán kính đường tròn. Ví dụ bán kính r = 6, đường kính sẽ là 6×2 = 12cm.

  • Đường kính hình tròn sẽ bằng chu vi đường tròn chia cho số pi π. Ví dụ: Đường tròn bằng 10cm, đường kính sẽ là 10 π = 3.18cm

  • Đường kính hình tròn xác định bằng 2 lần căn bậc 2 của diện tích hình tròn chia π. Ví dụ diện tích đường tròn 25cm2, lúc này đường kính sẽ là 5.64cm.

Một số dạng bài tập về hình tròn thường gặp

Về kiến thức hình tròn, với các bé tiểu học thường sẽ gặp những dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao sau:

Dạng 1: Nhận biết hình tròn

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất mà các bé lớp 1, lớp 2, lớp 3 sẽ thường gặp ở các bài tập trong SGK hay các đề kiểm tra.

Bài tập thường sẽ cho một vài hình học khác nhau hoặc những hình ảnh nhiều chi tiết, yêu cầu bé chỉ ra đâu là hình tròn trong những hình đó. Vậy nên, ở dạng bài tập này yêu cầu bé phải có kỹ năng quan sát và ghi nhớ đặc điểm hình tròn để chọn đáp án chính xác.

Ví dụ:

Bài tập nhận diện hình tròn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dạng 2: Bài tập về định nghĩa hình tròn

Dạng bài tập này sẽ thiên về lý thuyết và thường là bài tập trắc nghiệm và yêu cầu các em sẽ chọn đáp án chính xác cho một định nghĩa, tính chất liên quan tới hình tròn.

Nên đòi hỏi các em cần nắm vững đặc điểm, tính chất, công thức liên quan tới hình học này để có thể chọn được đáp án chính xác.

Ví dụ: Cho các nhận xét sau, nhận xét nào sai?

A.Trong một hình tròn, các bán kính có độ dài bằng nhau.

B. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bằng độ dài đường kính.

C. Trong một hình tròn, độ dài bán kính bé hơn độ dài đường kính.

D. Trong một hình tròn, các đường kính có độ dài bằng nhau.

⇒ Đáp án: B

Dạng 3: Bài tập tính diện tích hình tròn

Đây là dạng bài tập thường gặp nhất, nhưng cũng sẽ khá khó với các bé mới học hình học. Chủ yếu nội dung đề bài sẽ cho thông tin về đường kính hoặc bán kính và yêu cầu các em tính diện tích của hình tròn tương ứng.

Nên các em cần phải nắm rõ công thức tính diện tích, cũng như các công thức liên quan như tính đường kính, bán kính,… để có thể tìm được đáp án chính xác.

Ví dụ: Cho hình tròn C có đường kính là d = 18 cm. Hãy tính diện tích S của hình tròn C?

Giải:

Ta có, bán kính hình tròn bằng một nửa đường kính theo công thức: R = d/2

<=> R = 18/2 = 9 cm

Diện tích hình tròn C là: S = π.R2 = 3,14.92 = 254,34 cm2

Dạng 4: Tính độ dài đoạn thẳng trong hình tròn

Bài tập này thường sẽ cho một hình ảnh với đoạn thẳng nằm trong hình tròn, kèm theo những dữ kiện đi cùng và yêu cầu tính một đoạn thằng đi kèm.

Tham khảo thêm:   Cây nho thân gỗ là cây gì? Vì sao có nhiều người săn mua?

Để giải bài tập này, đòi hỏi bé phải hiểu được tính chất của hình tròn, đường tròn để từ đó tính toán được một cách chính xác.

Ví dụ:

Tính độ dài đoạn thẳng trong hình tròn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Độ dài đoạn thẳng IMIM là:

18 : 2 = 9 (cm)

Đáp số: 9 cm.

Dạng 5: Xác định tâm, đường kính, bán kính hình tròn

Ở dạng bài tập này, các bé sẽ phải dựa vào tính chất của hình tròn để xác định được các yêu cầu như tâm, đường kính, bán kính. Cụ thể:

  • Tâm hình tròn chính là trung điểm của đường kính.
  • Độ dài đường kinh sẽ gấp đôi độ dài bán kính.

Bài tập xác định các thành phần của hình tròn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 6: Tính độ dài bán kính khi biết đường kính và ngược lại

Về cách giải cũng sẽ phải dựa vào mỗi liên hệ giữa đường kính và bán kính. Trong đó đường kính có độ dài gấp đôi bán kính.

Ví dụ: Tính đường kính của hình tròn với bán kính cho trước là 9cm.

Bài làm:

Đường kính hình tròn với bán kính 9cm là: 9 x 2 = 18cm.

Đáp số: 18cm.

Dạng 7: Vẽ hình tròn khi biết độ dài đường kính hoặc bán kính

Cách làm bài tập này thì các em phải dùng compa, rồi mở compa bằng độ dài bán kính. Sau đó chấm 1 điểm làm tâm trên giấy và bắt đầu quay compa với tâm cố định.

Ví dụ: Vé đường tròn tâm O bán kính 3cm.

Cách làm:

  • Bước 1: Mở compa với độ dài khoảng 3cm
  • Bước 2: Đặt đầu nhọn compa tại một điểm cố định làm tâm O
  • Bước 3: Lấy đầu còn lại compa đặt trên giấy và xoay vòng tròn xung quanh tâm O đó thì ta sẽ được hình tròn tâm O bán kính 3 cm.

Bài tập về hình tròn để bé tự luyện

Sau khi đã nắm chắc được các kiến thức về hình tròn và các dạng bài tập của hình học này, dưới đây là một số bài tập để bé có thể luyện tập:

(Nguồn: Tổng hợp)

Kinh nghiệm giúp bé học toán hình tròn hiệu quả

Với kiến thức về hình tròn sẽ có nhiều kiến thức cơ bản, nhưng cũng có nhiều bài tập khó khiến các em gặp khó khăn khi giải. Vậy nên, để giúp trẻ chinh phục được các dạng bài tập hình tròn hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng một số kinh nghiệm hữu ích sau đây:

Tạo sự hứng thú khi học toán hình cùng bé với Wikihoc Math

Với những bố mẹ không có nhiều thời gian hay kinh nghiệm để dạy bé học, bạn hoàn toàn có thể đầu tư những công cụ, sản phẩm chất lượng cho con của mình.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải 3 Dàn ý & 6 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Trang bị nền tảng toán học cho bé với Wikihoc Math. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong đó, Wikihoc Math là ứng dụng dạy toán tiếng Anh dành cho bé mầm non và tiểu học được nhiều bố mẹ tin dùng. Điểm đặc biệt của ứng dụng này chính là dạy bé học toán dựa trên nhiều phương pháp khác nhau từ học theo chương trình GDPT mới nhất hướng đến sự phát triển năng lực tư duy cho trẻ, học toán thông qua trò chơi thực hành luyện tập ở sách bài tập bổ trợ nâng cao.

Nội dung được biên soạn với hơn 60 chủ đề dựa trên 7 chuyên đề chính. Trong đó cung cấp cả kiến thức về hình học để các bé có thể vừa nắm chắc nền tảng về chuyên môn, cho đến thực hành đều đặn để gia tăng khả năng ghi nhớ và thực hành hiệu quả hơn.

Đồng thời, mỗi bài học đều có video mô tả rõ ràng, với hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh, âm thanh sống động hứa hẹn mang đến những giây phút học tập thú vị, hứng thú và hiệu quả nhất cho bé.

Củng cố kiến thức cơ bản về hình tròn cho bé

Để có thể làm được các bài tập về hình tròn, đòi hỏi các bé phải nắm vững được kiến thức cơ bản nhất về hình học này từ định nghĩa, đặc điểm, tính chất, những công thức tính liên quan….

Bởi vì tất cả những bài tập hình tròn đưa ra đều liên quan và ứng dụng những kiến thức đó. Nếu không nắm vững thì chắc chắn khi thực hành dễ dẫn đến sai sót.

Vậy nên, bố mẹ cần hỗ trợ trang bị cho bé những kiến thức này thật vững chắc. Có thể kiểm tra xem bé hiểu thế nào là hình tròn? Đặc điểm của chúng ra sao? Công thức tính diện tích như thế nào?… Để biết được năng lực học của con và củng cố kịp thời.

Liên hệ việc học hình tròn với thực tiễn

Với dạng bài tập về nhận dạng hình tròn, bố mẹ có thể lấy các ví dụ gần gũi, liên hệ với thực tiễn với các đồ dùng là hình tròn để bé có thể hiểu và ghi nhớ dễ dàng.

Học toán hình thông qua các trò chơi

Đây được xem là một trong những phương pháp khá hiệu quả với các bé học cấp 1, khi các con đang trong độ tuổi khá ham chơi.

Chính vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng các bộ trò chơi về hình học bán sẵn ngoài thị trường, hay tổ chức những trò chơi ngay trong chính căn nhà của mình như: tìm kiếm đồ dùng bằng hình tròn, đo kích thước đường kính hình tròn, tô màu hình tròn…

Với phương pháp này hãy có đi kèm phần thưởng để bé có sự hứng thú trong quá trình tham gia và học tập nhé.

Học toán thông qua trò chơi hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Làm bài tập thường xuyên

Dù học theo phương pháp nào thì việc làm bài tập thường xuyên là không thể thiếu, để giúp bé hiểu, ghi nhớ và áp dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả.

Ngoài bài tập hình tròn trên SGK, bố mẹ có thể tìm kiếm thêm các bài tập trên internet, tự nghĩ ra bài tập cho con,… Để bé có thể đa dạng nguồn tài liệu học tập và thử sức bản thân hiệu quả hơn.

Xem thêm: Công thức tính diện tích hình vuông là gì? Bài tập và bí quyết thực hành hiệu quả

Kết luận

Về cơ bản, kiến thức hình tròn trong chương trình tiểu học không quá nhiều nhưng chính là yếu tố nền tảng quan trọng để học các cấp cao hơn. Chính vì vậy, bố mẹ hãy giúp bé học, hiểu và nắm rõ những kiến thức này, để trang bị cho con những kiến thức toán học tốt hơn cho tương lai của trẻ. Chúc bạn thành công.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *