Các cấp bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân hiện nay được quy định tại Luật Sĩ quan quân đội nhân Việt Nam và Luật Nghĩa vụ quân sự.
Quân đội nhân dân Việt Nam có một hệ thống quân hàm để phân biệt rõ các cấp bậc, quân chủng của quân nhân đang phục vụ. Cấp bậc trong quân đội Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc xếp từ cao xuống thấp. Vậy sau đây là các cấp bậc quân hàm và dấu hiệu nhận biết, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.
I. Cấp bậc quân hàm trong Quân đội
Căn cứ theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm 03 cấp , mỗi cấp có 04 bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp:
CẤP TƯỚNG | |
1 | Đại tướng |
2 | Thượng tướng, Đô đốc Hải quân |
3 | Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân |
4 | Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân |
CẤP TÁ | |
1 | Đại tá |
2 | Thượng tá |
3 | Trung tá |
4 | Thiếu tá |
CẤP ÚY | |
1 | Đại úy |
2 | Thượng úy |
3 | Trung úy |
4 | Thiếu úy |
II. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
Cấp bậc quân hàm của binh sĩ, hạ sĩ quan theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc :
1- Binh nhất;
2- Binh nhì.
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc :
1- Thượng sĩ;
2- Trung sĩ;
3- Hạ sĩ.
Xem thêm: Bảng lương quân đội, công an nhân dân mới nhất
III. Ký hiệu cấp bậc trong quân đội
Quân đội nhân dân Việt Nam có một hệ thống quân hàm để phân biệt rõ các cấp bậc, quân chủng của quân nhân đang phục vụ. Cấp bậc trong quân đội Việt Nam gồm 5 cấp 18 bậc xếp từ cao xuống thấp: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Học viên, Thượng sĩ, Trung Sĩ, Hạ sĩ, Binh nhất, Binh nhì.
Quân chủng được phân biệt thông qua màu viền của quân hàm:
- Lục quân: màu đỏ tươi
- Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
- Hải quân: màu tím than.
- Màu nền của ba quân chủng trên là màu vàng.
- Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.
- Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng nhưng có màu nền xanh dương.
Quân hàm cấp tướng có thêu hình trống đồng và số sao từ 1 sao đến 4 sao tương ứng với các cấp thiếu, trung, thượng, đại.
Quân hàm cấp tá có 2 vạch thẳng và 4 sao ở cấp đại được gọi là Đại tá. Nếu quân hàm 2 vạch và 3 sao thì đó Thượng tá, 2 vạch cộng 1 sao là Thiếu tá.
Quân hàm cấp úy sẽ có 1 vạch thẳng và số lượng sao cũng tương đương với các cấp: Thiếu, Trung, Thượng, Đại.
Ba cấp tướng, tá, úy trên hay còn gọi là cấp Sĩ quan nghiệp vụ. Đây là cấp cao sĩ quan cao nhất của quân đội Việt Nam.
Dưới cấp Sĩ quan nghiệp vụ là cấp Hạ sĩ quan, Học viên và cấp Binh sĩ. Trong hệ thống cấp bậc quân hàm của quân đội Việt Nam thì từ cấp Hạ sĩ quan trở xuống không có sao gắn trên quân hàm.
Sĩ quan có quân hàm là 3 vạch thẳng gọi là Thượng Sĩ. Nếu có 2 vạch là Trung sĩ còn 1 vạch là Hạ sĩ.
Cấp bậc của hạ sĩ quan nghiệp vụ, chiến sĩ, học viên
Bênh cạnh đó, quân đội nhân dân Việt Nam còn phân ra thành sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp. Ở quân đội, sĩ quan là người được cử đi học hoặc thi đỗ vào trường sĩ quan. Sau khi tốt nghiệp sẽ được điều chuyển công tác làm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đội trưởng trở lên (trung đội = 3 tiểu đội, mỗi tiểu đội khoảng 9 người). Sĩ quan chuyên ngành nào thì phân về huấn luyện lính và công tác trong chuyên ngành ấy. Ví dụ: Bạn là sĩ quan pháo binh sẽ huấn luyện lính pháo binh, công binh, trinh sát…
Để làm một quân nhân chuyên nghiệp là được cử đi học khi đang tại ngũ (nghĩa vụ quân sự) hoặc thi vào các trường trung cấp, cao đẳng về chuyên ngành lựa chọn sẵn. Thông thường sau khi học một lớp chuyên nghiệp về quân nhân sẽ được cấp sao gạch thiếu úy. Nếu bằng giỏi sẽ về công tác với quân hàm Trung Úy luôn. Một quân nhân chuyên nghiệp phục vụ chuyên ngành nào sẽ dưới sự chỉ đạo của sĩ quan số.
Quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp có 1 vạch tơ màu hồng chạy dọc cấp hiệu để phân biệt với sĩ quan chỉ huy. Cao nhất là Thượng tá, và thấp nhất là Thiếu úy.
IV. Thời hạn thăng quân hàm trong Quân đội
Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
1- Thiếu úy → Trung úy: 02 năm;
2- Trung úy → Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm;
3- Đại úy → Thiếu tá; Thiếu tá → Trung tá; Trung tá → Thượng tá; Thượng tá → Đại tá: 04 năm;
4- Đại tá → Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân → Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân → Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân → Đại tướng: Tối thiểu 04 năm.
Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
V. Điều kiện thăng quân hàm trước thời hạn và vượt bậc
– Được xét thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn nêu trên khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu hoặc được tặng Huân chương trong công tác, nghiên cứu khoa học;
+ Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
– Thăng quân hàm vượt bậc khi: Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc.
Tuy nhiên, không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.