Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán lớp 1 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Cùng học, Vì sự bình đẳng trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn Toán lớp 1 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 1 của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Toán lớp 1 sách mới trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức

BÀI 1: CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển các kiến thức.

  • Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.
  • Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.

2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

  • Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.

II. CHUẨN BỊ:

  • Bộ đồ dùng học toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

– Ổn định tổ chức

– Giới thiệu bài:

Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5

– Hát

– Lắng nghe

2. Khám phá

– GV trình chiếu tranh trang 8

– HS quan sát

– GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi:

+ Trong bể có bao nhiêu con cá?

+ Có mấy khối vuông?

+ Vậy ta có số mấy?

– GV giới thiệu số 1

– GV chuyển sang các bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng.

– GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5 còn lại.

– Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi:

+ Trong bể có con cá nào không?

+ Có khối vuông nào không?”

+ GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng.

– GV gọi HS đọc lại các số vừa học.

– HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi

+ Trong bể có 1 con cá.

+ Có 1 khối vuông

+ Ta có số 1

– HS quan sát, vài HS khác nhắc lại.

– HS theo dõi, nhận biết số 2

– HS theo dõi và nhận biết các số: 3, 4, 5.

– HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi.

+ Không có con cá nào trong bể

+ Không có khối ô vuông nào

+ HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại.

– HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0

* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm: 1

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4

– GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.

– HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5

Viết các số 1, 2, 3, 4, 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số

* Viết số 1

+ Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 1

* Viết số 2

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang

+ Cách viết:

Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 2

* Viết số 3

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét: 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đến khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 3

* Viết số 4

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.

+ Cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 4

* Viết số 5

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải.

+ Cách viết:

Cách viết số 5

+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại.

+ Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 5

* Viết số 0

– GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết:

+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).

+ Cách viết số 0:

Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát.

Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng.

– GV cho học sinh viết bảng con

– Theo dõi, viết theo trên không trung.

– Viết bảng con số 0

Hoạt động

thực hành

* Bài 1: Tập viết số.

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV chấm các chấm theo hình số lên bảng

– GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.

– GV cho HS viết bài

– HS theo dõi

– HS quan sát

– Theo dõi hướng dẫn của GV

– HS viết vào vở BT

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo?

– Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy?

– GV cho HS làm phần còn lại.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– Vẽ 1 con mèo

– Điền vào số 1

– Làm vào vở BT.

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc.

– GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ.

– Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cầu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước.

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

– HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc.

– HS làm bài

– HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

– Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

– Số 0 giống hình gì?

– Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Tiết 2: Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát tìm số

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 3:

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

* Bài 4:

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát và đếm

-HS nêu miệng

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tiết 3: Luyện tập

* Bài 1: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS khoanh vào số thích hợp

– HS nhận xét bạn

* Bài 2: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng?

Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng

– GV mời HS lên bảng chia sẻ

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS quan sát đếm

-HS nêu câu trả lời thích hợp

– HS nhận xét bạn

* Bài 3: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS đếm thêm để tìm số thích hợp

-HS nêu câu trả lời

– HS nhận xét bạn

* Bài 4: Số ?

– GV nêu yêu cầu của bài.

– GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng với mỗi hình

– GV mời HS nêu kết quả

– GV cùng HS nhận xét

– HS nhắc lại y/c của bài

– HS đếm

-HS nêu câu trả lời

– HS nhận xét bạn

Củng cố, dặn dò

– Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?

Tham khảo thêm:  

Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều

Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Hs nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
  • Phân biệt nhanh được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, diễn tả bằng ngôn ngữ các hình
  • Ghép được các hình để tạo ra hình mới
  • Nhận biết các hình trong cuộc sống

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực toán học.
  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

  • Hs yêu thích học toán.

II. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.
  • Tranh tình huống trong

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và khởi động

Gv cho 2- 3 hs (hs nhớ tên nhau) chơi trò chơi ai đứng ở đâu:

Ví dụ: An đứng bên trái Hà, Hà đứng bên phải Hoa.

Hs thực hành

Gv chỉ nhanh trong lớp một số vật dụng, đồ dùng Hs nói tên đồ dùng
Cho xem tranh và yêu cầu trả lời những hoạt động em nhìn thấy Hs trả lời
Gv giới thiệu bài- ghi tên bài Hs nhắc lại
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Cung cấp tranh, hình chỉ ra hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn để học sinh nhận biết Hs trả lắng nghe và nhắc lại

Gv chỉ vào từng tranh và học sinh thực hành lại, chỉ với tốc độ nhanh dần.

Gv nhận xét – kết luận

Hs thực hành

Cho hs thực hành nhóm đôi, lấy ra các hình vừa học cảu bộ đồ dùng Hs thực hành
C. Hoạt động thực hành luyện tập

Bài 1:

Gv nêu yêu cầu bài

Hs lắng nghe

Hs chơi trò chỉ tên nhanh- Gv là người bắt đầu chỉ đến hình nào, tên gì thì học sinh nói nhanh tên hình đó.

Hs chơi và trả lời

Gv chỉ lại bất cứ một vật dụng có trong bức tranh.

Hs thực hành

Bài 2:

Gv nêu yêu cầu bài

Hs lắng nghe

Gv gợi ý cho học sinh cách trình bày bằng ngôn ngữ: hình tam giác có màu vàng…..

Hs thực hành cá nhân, nhóm đôi, nhóm 3

Bài 3: Gv nêu yêu cầu

Gv cùng hs thực hành theo các yêu cầu, gv ví dụ minh họa

Hs thực hành

Gv yêu cầu thực hành

Hs thực hành cá nhân

D. Vận dụng

Bài 4: Yêu cầu học sinh kể vật trong lớp, ở nhà, em thấy trong thực tế có các hình vừa học

Gv đưa một số biển giao thông, đồ dung quen thuộc

Hs trả lời

C. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố, nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Tham khảo thêm:   Top 16 mặt nạ ngủ môi tốt nhất hiện nay cho đôi môi căng mịn đầy quyến rũ

Giáo án Toán 1 bộ sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI 1: VỊ TRÍ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  • Nhận biết và sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải – trái (đối với bản thân), trên – dưới, trước – sau, ở giữa.
  • Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
  • Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. CHUẨN BỊ

  • HS: bảng con, hộp bút (hoặc một dụng cụ học tập tuỳ ý).
  • GV: 1 hình tam giác (hoặc một dụng cụ tuỳ ý), 2 bảng chỉ đường (rễ trái, rẽ phải). Tranh minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới

b. Phương pháp: Trò chơi

c. Cách tiến hành:

HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu, GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên trên…

* HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH

1. Bài mới

a. Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng.

b. Phương pháp: Thảo luận

c. Cách tiến hành

– Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải – trái đối với bản thân, trên – dưới, trước – sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa các đối tượng.

– Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).

– Khuyến khích nhiều HS trình bày.

Ví dụ:

· Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới.

· Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái.

· Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.

· Kiểm tra: HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.

Lưu ý, HS có thể nói vị trí máy bay và đám mây, …

GV chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái – phải, trên – dưới, trước – sau, ở giữa (Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho HS).

2. Thực hành – trải nghiệm để khắc sâu kiến thức

a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của các em học sinh

b. Phương pháp: Trò chơi, thảo luận

c. Cách tiến hành:

v HS tham gia trò chơi: Cô bảo

– GV dùng bảng con và l hình tam giác ( hoặc DCTQ) đặt lên bảng lớp, HS quan sát rồi nói vị trí.

– Ví dụ: GV: Cô bảo, cô bảo

– HS: Bảo gì? Bảo gì?

– GV: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác và bảng con.

– HS đặt theo yêu cầu của GV.

v Vào vườn thú (tích hợp an toàn giao thông)

– GV đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên gọi (rẽ trái, rẽ phải) – HS lặp lại.

– GV thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và hướng dẫn HS thực hiện.

– Ví dụ: Rẽ phải đến chuồng voi trước,…

– Liên hệ: Em hãy chỉ đường về nhà em hoặc đường về nhà người thân…

TIẾT 2

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu:

– GV giúp HS xác định bên trái – bên phải (bằng cách yêu cầu HS giơ tay theo lệnh của GV).

– GV giúp HS nhận biết cần dùng từ ngữ nào để mô tả vị trí.

2. Phương pháp: Thực hành, thảo luận

3. Cách tiến hành:

BT1: Quan sát rồi nói về vị trí

v HS tập nói theo nhóm đôi.

– HS trình bày.

Ví dụ: Bên phải của chú hề màu đỏ, bên trái màu xanh.

Tay phải chú hề cầm bóng bay, tay trái chú hề đang tung hứng bóng.

Quả bóng ở trên màu xanh, quả bóng ở dưới màu hồng.

– HS nhận xét.

v HS có thể trình bày

– Con diều ở giữa: màu xanh lá.

HS có thể trình bày thêm:

– Con diều ở bên trái: màu vàng.

– Con diều ở bên phải: màu hồng.

BT2: Nói vị trí các con vật

– HS có thể trình bày

a) Con chim màu xanh ở bên trái – con chim màu hồng ở bên phải.

b) Con khi ở trên – con sói ở dưới.

c) Con chó phía trước (đứng đầu) – con mèo ở giữa (đứng giữa) – con heo phía sau
(đứng cuối).

d) Gấu nâu phía trước – gầu vàng phía sau.

IV. CỦNG CỐ

1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.

2. Phương pháp: Trò chơi

3. Cách tiến hành

– GV tổ chức trò chơi Xếp hàng hoặc trò chơi quay phải, quay trái….

– HS tạo nhóm ba, một vài nhóm lên thực hiện trước lớp theo yêu cầu của GV:

– Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A đứng trước, B đứng giữa, C đứng sau).

– Mở rộng:

Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn đứng giữa giới thiệu (ví dụ: bên phải em là A, bên trái em là C).

Nếu đúng, cả lớp vỗ tay.

V. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ

1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. Giúp học sinh kết nối thực tiễn với cuộc sống.

2. Phương pháp: Thực hành, vấn đáp

3. Cách tiến hành

– Mỗi HS sưu tầm I đồ vật có dạng khối chữ nhật (khối hộp chữ nhật) và 1 đồ vật dạng khối vuông (khối lập phương). Ví dụ: vỏ hộp bánh, hộp thuốc, hộp sữa,….

– Lưu ý: ở mẫu giáo các em gọi tên khối hộp chữ nhật là khối chữ nhật và khối lập phương là khối vuông.

-Nhận xét

-HS vận động

-HS quan sát tranh

-HS làm việc nhóm đôi

-Nêu ý kiến

– HS chơi cả lớp

– HS: Bảng con ở bên trái, hình tam giác ở bên phải

– QS tranh

– HS làm việc nhóm đôi

– HS làm việc theo nhóm đôi.

– HS chỉ vào tranh vẽ rồi tập nói theo yêu cầu của từng bài tập

– HS làm việc nhóm.

– Mỗi nhóm nêu 1 tranh

– HSHTT: QS và nêu hết 4 tranh

– HS vui chơi

– HS lắng nghe và về nhà thực hiện.

Tham khảo thêm:  

Giáo án môn Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực

BÀI 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

A – MỤC TIÊU

  • HS biết tiến hành từng hình thức hoạt động trong giờ học toán: Hoạt động cá nhân; Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp.
  • HS biết Bộ đồ dùng học Toán 1 gồm những gì, tên gọi từng đồ dùng được sử dụng thường xuyên và cách sử dụng chúng

B – YÊU CẦU:

  • HS hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức như: Cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm (cặp đôi hoặc nhóm nhiều hơn 2 bạn), phân nhổm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm; Cách nêu ý kiến khi thảo luận chung;…
  • HS bước đầu biết cách sử dụng, giữ gìn SGK.
  • HS thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán: Bảng con; Hình vuông vàng và các thanh hình vuông vàng (thanh 2 hình vuông, thanh 3 hình vuông, thanh 4 hình vuông, thanh 5 hình vuông, thanh 10 hình vuông – thanh 1 chục); Que tính; Thẻ số,…
  • HS biết cách sử dụng đồ dùng như: Dán hình, dán thẻ vào bảng con; Cách giơ bảng; …

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I – Kiểm tra:

– GV kiểm tra đồ dùng học tập

II – Bài mới:

– GV cho HS thực hành:

– GV giới thiệu để thuộc tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng: bảng con, que tính, hình vuông vàng,…

– GV quy định và hướng dẫn HS cách cầm bảng, giơ cao mức độ nào, lệnh giơ bảng thế nào (ví dụ khi nghe tiếng gõ thước thì đồng loạt giơ bảng cho đều, …).

– GV tạo những hoạt động đơn giản theo mỗi hình thức (Hoạt động cá nhân: Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp)

– HS làm việc theo YC của GV

1. HS thực hành với đồ dùng học toán.

– HS nhắc lại theo lời

– HS tập dán hình vuông vàng, thẻ vào bảng con theo lệnh của GV.

– HS thực hành giơ bảng theo lệnh của GV.

– HS kết hợp dán hình, thẻ vào bảng với giơ bảng cho đúng và đều,…

– HS nhận biết và gọi tên hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn.

– HS thực hành các bước hoạt động học theo mỗi hình thức.

– HS thực hành sao cho nhớ những quy định để hình thành nền nếp, biết cách phối hợp giữa các thành viên làm việc hiệu quả, nhóm trưởng biết phân công điều hành, …

Giáo án môn Toán 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Tiết 1: VỊ TRÍ QUANH TA

I. MỤC TIÊU

  • Bước đầu nhận biết được vị trí tương đối giữa hai vật: Trên – dưới; Bên phải bên trái; Phía trước – phía sau. Ở giữa.
  • HS có ý thức trong giờ học.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

  • Video bài hát: Cả tuần đều ngoan của nhạc sĩ Phạm Tuyên; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
  • Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động

– GV mở video bài hát: Cả tuần đều ngoan.

– GV nêu yêu cầu của tiết học

2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành.

2.1 Nhận biết quan hệ trên –dưới.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

2.2 Nhận biết quan hệ bên phải – bên trái.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái.

2.3 Nhận biết quan hệ trước – sau, ở giữa

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa

3. Hoạt động mở rộng

– GV tổng kết nội dung bài học.

– Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Lọ hoa ở trên mặt bàn, con mèo ở dưới gầm bàn. Máy bay bay bên trên, em bé đứng dưới đất.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Cửa ra vào ở bên phải cô giáo. Bàn GV ở bên trái cô giáo. Dãy đèn cao áp ở bên phải ô tô đang chạy. Bên trái ô tô là dãy nhà cao tầng.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

+ Phía trước ba bạn đứng xếp hàng mua kem là chú bán kem; Bạn Hùng đứng trước em Hoa đang cầm thú bông; Chị Mai đứng sau em Hoa; em Hoa đứng giữa bạn Hùng và chị Mai.

+ Ô tô màu đỏ ở trước ô tô màu vàng, ô tô màu tím ở sau ô tô màu vàng và ô tô màu vàng ở giữa hai ô tô màu đỏ và màu tím.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa.

– HS lấy ví dụ về các vị trí tương đối giữa các đồ vật mà các em vừa học.

– HS nhận xét, tuyên dương.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Toán 1!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *