Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Trọn bộ giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt sách KNTT, CTST, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp thầy cô soạn giáo án môn Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Tiếng Việt lớp 4 sách mới trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TUẦN 11

Tiếng Việt
Đọc: THANH ÂM CỦA NÚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả.
  • Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.

* Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • GV: máy tính, ti vi
  • HS: sgk, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

– GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t’rưng, đàn đá,…

– HS thảo luận nhóm đôi

– GV gọi HS chia sẻ.

– HS chia sẻ

– GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

a. Luyện đọc:

– GV gọi HS đọc mẫu toàn bài.

– Bài chia làm mấy đoạn?

– Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,…)

– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

– Hướng dẫn HS đọc:

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đến Tây Bắc,/ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió.;…

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng…

– HS đọc

– Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn

– HS đọc nối tiếp

– HS lắng nghe

– Cho HS luyện đọc theo cặp.

– HS luyện đọc

b. Tìm hiểu bài:

– GV hỏi: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

– HS trả lời

– GV cho HS quan sát hình ảnh cái khèn, yêu cầu HS giới thiệu về chiếc khèn (Vật liệu làm khèn; Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).

– HS chỉ tranh và giới thiệu

– Yêu cầu thảo luận theo cặp: Vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

– HS thảo luận và chia sẻ

Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về

tiếng khèn và người thổi khèn?

– HS trả lời

– Yêu cầu HS xác định chủ đề chính của bài đọc. Lựa chọn đáp án đúng.

– HS trả lời. (Đáp án C)

– GV kết luận, khen ngợi HS

3. Luyện tập, thực hành:

– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm

– HS lắng nghe

– Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc.

– HS thực hiện

– GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

4. Vận dụng, trải nghiệm:

– Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc và đất nước Việt Nam?

– HS trả lời.

– Nhận xét tiết học.

– Sưu tầm tranh, ảnh các nhạc cụ dân tộc.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………..

….

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt 4 sách Chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP
Số tiết:….

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài
  • Hiểu nội dung của bài: Tình cảm của bạn nhỏ dành cho ông bà, những người bạn, một thứ tình cảm thiêng liêng, thân thiết của những con người chân quê, tuy mộc mạc, giản dị mà sâu sắc.
  • Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ với những người thân xung quanh.

2. Năng lực

  • Năng lực tự chủ và tự học: Hiểu được nội dung bài học, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết những nhiệm vụ học tập
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết những nhiệm vụ học tập được giao.
  • Năng lực thẩm mĩ: Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
Tham khảo thêm:   Sự tích và ý nghĩa của hoa sử quân tử ít người biết đến

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng ơn công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ.
  • Yêu thương, quý trọng những người thân trong gia đình, biết đồng cảm, chia sẻ với những người gặp hoạn nạn, có hoàn cảnh khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

– GV:

  • SGK Tiếng Việt 4 (tập 1)
  • Tranh minh họa bài đọc
  • Máy tính, máy chiếu.

– HS: SGK Tiếng Việt 4 (tập 1)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động

– Lớp trưởng cho các bạn khởi trò chơi:

“Phóng viên”

+ Phỏng vấn các bạn trong lớp về kì nghỉ hè của mình.

– Sau mỗi năm học kết thúc, mỗi chúng ta đều có những kì nghỉ hè đầy ý nghĩa, bạn thì được đi du lịch, bạn thì được về quê thăm ông bà, người thân và bạn nhỏ trong bài đọc cũng có một kì nghỉ hè như thế! Vậy để biết được, kì nghỉ hè tươi đẹp của bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài đọc này nhé!

2. Hoạt động khám phá

* Hướng dẫn HS luyện đọc:

a. Mục tiêu

– Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc tha thiết, thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ với những người thân xung quanh.

b. Cách tiến hành

– Yêu cầu HS đọc toàn bài

– Tóm tắt nội dung, HD cách đọc

– Yêu cầu học sinh chia đoạn

– Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn

– Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ khó

– Cho học sinh luyện đọc trong nhóm

– Đọc diễn cảm toàn bài

– GV đọc mẫu

* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:

a. Mục tiêu:

– Trả lời được các câu hỏi trong SGK

– Hiểu được nội dung bài đọc

b. Cách tiến hành

– Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2

+ Kết thúc kì nghỉ hè ở quê bạn nhỏ tiếc điều gì?

+ Những chi tiết nào cho thấy ông bà và cô Lâm rất yêu quý con cháu?

– Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, 4

+ Mỗi người bạn tặng cho bạn nhỏ món quà gì? Những món quà ấy thể hiện điều gì?

+ Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Theo em, bạn nhỏ tưởng tượng những điều gì về mùa hè năm sau?

+ Em hiểu tưởng tượng có nghĩa là gì?

+ Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?

+ Nội dung bài đọc muốn nói với chúng ta điều gì?

– Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài ?

– Treo bảng phụ, gọi 2 HS nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập

* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm

a. Mục tiêu:

– HS đọc diễn cảm được toàn bài

b. Cách tiến hành:

– Cho học sinh đọc nối tiếp các đoạn

– HD HS đọc diễn cảm

– Cho học sinh đọc diễn cảm

– Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay

4. Hoạt động vận dụng

– Đặt mình vào bạn nhỏ trong câu chuyện, bản thân em cần làm gì để giúp đỡ các bạn ở nơi có hoàn cảnh khó khăn?

– HS thực hiện dưới sự điều hành của lớp trưởng

1. Luyện đọc:

– 1 học sinh đọc toàn bài

– Bài thơ được chia làm 4 đoạn

+ Đoạn 1: Từ cuối cùng…nhanh quá

+ Đoạn 2: Sáng đó…đầu ngõ

+ Đoạn 3: Vừa lúc…đình làng

+ Đoạn 4: Còn lại

– Học sinh nối tiếp đọc (2 lượt)

– Lắng nghe

– Đọc theo nhóm 4

+ Thi đọc giữa các nhóm

– 1 học sinh đọc toàn bài

– Lắng nghe

2. Tìm hiểu bài

– 1 học sinh đọc đoạn 1, 2 lớp đọc thầm

+ Kết thúc kì nghỉ hè ở quê bạn nhỏ tiếc những ngày ở quê trôi nhanh quá

+ Ông bà ôm tớ và nói: “Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!”

+ Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ.

– 1 HS đọc, lớp đọc thầm

+ Bạn nhỏ được tặng những món quà từ mỗi người bạn:

– Điệp tặng Cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy.

– Văn tặng hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của mình.

– Lê tặng hòn đá hình siêu nhân.

– Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng.

=> Những món quà ấy thể hiện tình yêu thương, gần gũi và gắn bó của những ở bạn ở quê dành cho Diệp. những món quà ấy thể hiện sự trân trọng, nâng niu giống như tình bạn quý báu và vô giá này.

+ Trước khi trở lại thành phố, bạn nhỏ hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng. Việc làm đó giúp cho những người bạn ở quê trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu khốn vẫn có cơ hội để tiếp cận tri thức. Điều này thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu về hoàn cảnh các bạn nhỏ ở quê của Diệp.

+ Bạn nhỏ tưởng tượng năm sau lại được về quê thăm ông bà, thăm đường làng, thăm cánh đồng, thăm cô Lâm và các bạn nhỏ.

+ Tưởng tượng có nghĩa là khả năng hình thành các hình ảnh trong tâm trí và các giác quan nhưng không có thật ở thời điểm hiện tại.

+ Vào kì nghỉ hè sắp tới, em mong muốn được đi biển. Vì biển rất đẹp và khí hậu gần biển rất mát mẻ, được ngắm cảnh biển vào hoàng hôn trông thật lãng mạn.

+ Bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của những con người chốn quê tuy mộc mạc mà sâu lắng. Qua đó nói lên sự đồng cảm, yêu thương của bạn nhỏ dành cho quê hương của mình.

– HS đọc thi đọc diễn cảm đoạn mình thích

Tham khảo thêm:   70+ lời chúc ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 hay và ý nghĩa nhất

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …….

TRƯỜNG TIỂU HỌC………

GIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT – TIẾT ĐỌC
Bài 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT
Bài đọc 3: BA NÀNG CÔNG CHÚA (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau bài học này, học sinh sẽ:

1. Phát triển các năng lực đặc thù:

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ HS dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung của các đoạn văn của bài. Hiểu được bài văn: Ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa.
  • Thể hiện được giọng đọc nhẹ nhàng, từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của câu chuyện, với nội dung ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa.

1.2. Phát triển năng lực văn học:

  • Bước đầu nêu được cảm nhận của bản thân về tài năng của ba nàng công chúa.
  • Có ý thức trong học tập, để đạt được những thành tích mong muốn.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

  • Phát triển năng lực (NL) giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm); NL tự chủ và tự học (trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu).
  • Bồi dưỡng phẩm chất (PC) nhân ái (yêu nước, yêu nghề), chăm chỉ (kiên trì, quyết tâm trong công việc).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
  • HS chuẩn bị: SGK Tiếng Việt 4, tập một, Vở bài tập Tiếng Việt 4, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:

  • Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
  • Hình thức tổ chức dạy học: hoạt động độc lập, hoạt động nhóm.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

a. Mục tiêu:

– HS ôn lại kiến thức của bài đọc đã học.

– Đọc bài trôi chảy, trả lời được câu hỏi.

b. Cách tiến hành:

– GV cho HS ôn lại Bài đọc 2:Nhà bác học của đồng ruộng.

+ Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng của ông Lương Định Của.

+ Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?

+ Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?

– GV nhận xét giọng đọc và câu trả lời của học sinh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾNTHỨC:

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng:

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Đọc được bài Ba nàng công chúa với giọng đọc nhẹ nhàng, từ tốn, đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của câu chuyện, với nội dung ca ngợi tài năng của 3 nàng công chúa.

– Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

– Có ý thức đọc phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn lộn.

b. Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu cho HS bài Ba nàng công chúa.

– GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Khoát tay: giơ tay, đưa mạnh về một hướng để ra hiệu, tỏ thái độ..

+ Mảnh mai: dáng người thanh nhỏ, có vẻ yếu ớt nhưng ưa nhìn.

+ Dân vũ: nhạc của điệu múa dân gian.

+ lam lũ: vất vả, cực nhọc.

– Bài đọc có thể chia làm mấy đoạn?

GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: Đọc nối tiếp đoạn.

+ GV gọi 5 HS bất kì đọc bài, từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS.

=> GDHS: đọc đúng từ ngữ, ngắt nghỉ hơi phù hợp.

– GV tổ chức HS đọc nối tiếp 5 đoạn.

– GV mời đại diện nhóm đọc (ít nhất là 2 nhóm), sau đó cho các HS khác nhận xét.

– GV nhấn mạnh vào những từ ngữ khó đọc: Khoát tay, sửng sốt.

Hoạt động 2: Đọc hiểu:

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi tìm hiểu bài.

– Hiểu được nội dung của bài đọc Ba nàng công chúa

b. Cách tiến hành:

– GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa

+ Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận?

+ Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc?

+ Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì?

GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi trong bài.

Câu 1:Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm bảo vệ đất nước của ba nàng công chúa.

Câu 2: Vì sao vua cha không muốn cho các con gái ra trận?

Câu 3: Ba nàng công chúa đã trổ tài như thế nào để dẹp yên quân giặc?

Câu 4:Kết thúc câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì?

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài đọc, em hiểu nội dung bài nói về điều gì?

+ GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

=> GDHS: Mạnh dạn thể hiện năng khiếu của bản thân.

– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:

Hoạt động: Đọc diễn cảm đoạn 3.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết đọc diễn cảm đoạn 2+ đoạn 3 với giọng đọc phù hợp.

b. Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 +3 với giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện được tài năng của công chúa cả và công chúa út.

– Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

– GV nhận xét HS đọc bài, tuyên dương, khích lệ HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM:

Hoạt động: Thảo luận nhóm đôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện cách trao đổi, thảo luận với bạn. Đồng thời, tiếp tục phát triển kĩ năng nêu ý kiến của mình.

b. Cách tiến hành

– GV nêu câu hỏi thảo luận: Em học tập được điều gì ở ba nàng công chúa?

– GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.

– GV nhận xét, khích lệ những suy nghĩ tích cực của HS.

=> GDHS: Có ý thức trong học tập, để đạt được những thành tích mong muốn.

– GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS tốt.

– Xem và chuẩn bị bài: Nói và nghe: Em đọc sách báo.

– HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

– HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Nhận xét câu trả lời của bạn.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

– HS cùng GV giải nghĩa từ khó.

– HS trả lời: chia làm 5 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).

– HS luyện đọc theo hướng dẫn.

– HS đọc nối tiếp bài đọc trước lớp.

– HS đọc bài theo nhóm.

– HS đại diện nhóm đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

– HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có).

– HS đọc tiếp nối câu hỏi; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS thảo luận theo nhóm 4.

+ HS đại diện nhóm trả lời các câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Ba nàng công chúa xin vua cha cho ra trận, lẳng lặng từ biệt cha.

Vì các cô con gái mảnh mai sẽ không làm được gì.

Công chúa cả ôm đàn lên mặt thành, bắt đầu hát. Nàng hát những làn điệu dân ca với giọng ấm áp, mê hồn. Lính giặc sửng sốt rồi chẳng ai bảo ai cũng hạ vũ khí, ngây người lắng nghe. Công chúa chuyển sang một điệu dân vũ, tất cả đều nhảy múa và hát theo. Công chúa út kể chuyện cho lính giặc nghe khiến binh lính giặc muốn trở về quê hương, công chúa hai vẽ đoàn ngựa và lương thực cho quân giặc.

Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ ba nàng công chúa, tuy họ mảnh khảnh không đủ sức để chiến đấu, nhưng mỗi người đều có những ưu điểm riêng. Qua đó cũng cho ta thấy, việc bảo vệ Tổ quốc không chỉ của riêng ai, và mỗi người đều có những cách đóng góp khác nhau cho đất nước.

Ca ngợi tài năng và lòng yêu nước của ba nàng công chúa.

– HS trả lời:

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe.

– HS thi đọc.

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình.

– HS trình bày suy nghĩ của mình trước lớp.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, thực hiện.

Tham khảo thêm:   Tác dụng không ngờ của việc uống nước ổi ngâm rượu, cách ngâm rượu ổi

V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

…………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tiếng Việt 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Trọn bộ giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt sách KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *