Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống là nguồn tư liệu hữu ích, được biên soạn đầy đủ 9 bài học trong sách giáo khoa chương trình hiện hành. Riêng giáo án Ngữ văn 10 kì 2 gồm 2 mẫu bài soạn khác nhau để quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 10 của mình. Không những vậy còn giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, dễ hiểu khiến các bạn học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức tập 1

BÀI 1

SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ (11 tiết)

(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

A. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

2. Về năng lực

– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

– Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Về phẩm chất

Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Phần 1: ĐỌC

Tiết 1-2

Văn bản 1,2, 3

TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

(THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

– Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của truyện thần thoại.

– Nêu được một số yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật,…; nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.

– Hiểu được cách nhận thức và lí giải về thế giới tự nhiên của người xưa.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực đặc thù:

* Đọc:

– Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật…

– Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.

– Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường

– Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.

* Nói –nghe:

– Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.

– Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.

* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩm chất

– Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

– Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:

Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập, các công cụ đánh giá…

2. Học liệu:

– SGK Ngữ văn 10 tập 1; Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1

– Thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo.

– Video, clip, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, huy động kiến thức trải nghiệm, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về truyện thần thoại.

b. Nội dung hoạt động: HS xem ảnh và đoán tên các vị thần

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV: Chiếu hình ảnh về 1 số vị thần

– HS: Xem hình ảnh về các vị thần và đoán tên các vị thần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS suy nghĩ cá nhân. GV có thể gợi ý về chức năng của mỗi vị thần trong quan niệm của người cổ đại.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời câu hỏi của GV

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV: Trong thời kì hồng hoang, khi chưa có khoa học kĩ thuật, những người dân cổ đại vẫn luôn khao khát khám phá, chinh phục tự nhiên. Với trí tưởng tượng bay bổng cùng những quan niệm sơ khai của mình, họ đã lí giải nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài thông qua những câu chuyện thần thoại. Vậy đâu là sức hấp dẫn của những truyện kể đó, hôm nay cô cùng các em hãy ngược dòng thời gian trở về tìm câu trả lời qua một số truyện thần thoại quen thuộc trong kho tàng truyện thần thoại vô cùng phong phú của dân tộc VN: Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gío.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện kể và truyện thần thoại.

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng tổng hợp các kĩ năng để tìm hiểu về truyện: khái niệm, chi tiết thần kì, đề tài, chủ đề…)

– HS hoạt động cá nhân: đọc và thu thập thông tin kết hợp làm việc nhóm

– GV hướng dẫn HS cách thức tìm hiểu và trình bày.

c. Sản phẩm:Kết quả trình bày của HS về một số nét cơ bản của truyện.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS trao đổi với nhau về phần Tri thức ngữ văn trong SGK để nêu những hiểu biết về thể loại truyện và thần thoại.

GV giúp HS tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Vẻ đẹp của truyện

* Chia nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ trước khi đến lớp)

Nhóm 1: Nhóm MC

GV trực tiếp hướng dẫn để nhóm MC thiết kế bộ câu hỏi về truyện và truyện thần thoại.

Dự kiến:

? Truyện có những yếu tố nào?(dành cho nhóm 2)

? Bạn hiểu như thế nào về cốt truyện, sự kiện? (dành cho nhóm 2)

? Người kể chuyện là ai? Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm truyện là gì? (dành cho nhóm 2)

? Thế nào là nhân vật, nhân vật có vai trò gì trong tác phẩm truyện? (dành cho nhóm 2)

? Bạn có thể cho biết thần thoại là gì? Nguồn gốc và cách phân loại thần thoại? (dành cho nhóm 3)

? Thần thoại có những đặc trưng cơ bản nào? (dành cho nhóm 3)

Nhóm 2: Nhóm CHUYÊN GIA TRUYỆN

Chuẩn bị các tri thức về truyện dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T9.

Nhóm 3: Nhóm CHUYÊN GIA THẦN THOẠI

Chuẩn bị các tri thức về truyện thần thoại dựa vào phần Tri thức ngữ văn, SGK, T10.

Bước 2. Tổ chức tọa đàm theo nhiệm vụ đã phân công

Bước 3. Các nhóm bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và sử dụng bảng kiểm đánh giá hoạt động nhóm của HS.

– GV lưu ý một số kiến thức:

I. Tri thức ngữ văn

1. Truyện kể

a. Cốt truyện

– Cốt truyện trong tác phẩm tự sự ( thần thoại, sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết,…) và kịch được tạo nên bởi sự kiện (hoặc chuỗi sự kiện).

b. Sự kiện

– Sự kiện là sự việc, biến cố dẫn đến những thay đổi mang tính bước ngoặt trong thế giới nghệ thuật hoặc bộc lộ những ý nghĩa nhất định với nhân vật hay người đọc – điều chưa được họ nhận thấy cho đến khi nó xảy ra.

Sự kiện trong cốt truyện được triển khai hoặc liên kết với nhau theo một mạch kể nhất định, thống nhất với hệ thống chi tiết và lời văn nghệ thuật (bao gồm các thành phần lời kể, lời tả, lời bình luận,…) tạo thành truyện kể.

c. Người kể chuyện

– Trong nhiều loại hình tự sự dân gian, người kể chuyện có thể là người trực tiếp tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho công chúng. Trong tự sự của văn học viết, người kể chuyện là “vai” hay “đại diện” mà nhà văn tạo ra để thay thế mình thực hiện việc kể chuyện.

– Truyện kể chỉ tồn tại khi có người kể chuyện. Nhờ người kể chuyện, người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể để tri nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian,…Người kể chuyện cũng khơi dậy ở người đọc những suy tư về ý nghĩa mà truyện kể có thể gợi ra.

d. Nhân vật

– Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Cũng có những trường hợp nhân vật trong tác phẩm văn học là thần linh, loài vật, đồ vật,…nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người.

– Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người.

2. Thần thoại

a. Khái niệm:

– Thần thoại là thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy.

b. Phân loại

– Căn cứ theo chủ đề:

+ Thần thoại suy nguyên (kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài)

+ Thần thoại sáng tạo (kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa)

– Căn cứ theo đề tài, nội dung:

+ Truyện kể về việc sinh ra trời đất, núi sông, cây cỏ, muông thú.

+ Truyện kể về việc sinh ra loài người và các tộc người.

+ Truyện kể về kì tích sáng tạo văn hóa.

c. Đặc điểm

– Cốt truyện đơn giản.

– Thời gian, không gian:

+ Thời gian phiếm chỉ mang tính ước lệ.

+ Không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

– Nhân vật chính: các vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, năng lực siêu nhiên, hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường.

Chức năng của các nhân vật là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin và khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

– Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

– Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.

à Sức sống lâu bền cho thần thoại.

Nội dung 2. Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu:

– HS biết cách đọc và tìm hiểu nghĩa của một số từ trong phần chú thích;

– Nhận biết và chỉ ra được đặc điểm (các yếu tố) của thể loại thần thoại trong chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới.

– Tóm tắt được văn bản.

b. Nội dung hoạt động:

– HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin, trả lời câu hỏi của GV.

– GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi.

c.Sản phẩm: Câu trả lời đã hoàn thiện của cá nhân và nhóm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động

Nhiệm vụ 1. Đọc và tìm hiểu chú thích

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì ảo. Chú ý: các chi tiết mở đầu câu chuyện; vóc dáng, hành động, công việc, tính khí của các nhân vật.

– GV đọc mẫu một vài đoạn.

– HS chú ý các câu hỏi gợi ý ở bên phải văn bản, thử trả lời nhanh các câu hỏi đó.

– Tìm hiểu chú thích SGK để hiểu chính xác văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc VB, đọc phần chú thích giải thích nghĩa từ khó dưới chân trang.

+ GV quan sát, khích lệ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá, kết luận:

GV nhận xét cách đọc của HS qua quá trình quan sát, lắng nghe.

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc và tìm hiểu chú thích

– Đọc VB

– Tìm hiểu chú thích (SGK)

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 11 Đề thi Văn giữa kì 1 lớp 9 (Có ma trận, đáp án)

Nhiệm vụ 2: Khám phá văn bản

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo bàn.

Bước 1:

– GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 1-sgk tr14, thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 1 – Phụ lục 1

+ GV phát PHT số 1; HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, gợi mở, khích lệ HS

– HS đọc thảo luận, trả lời các nội dung trong phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– HS cử đại diện báo cáo sản phẩm, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS ( Phiếu đánh giá hoạt động nhóm của HS – PHỤ LỤC 3)

– GV nhận xét, bổ sung sản phẩm của học sinh.

2. Khám phá văn bản

2.1. Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện chính trong các câu chuyện.

Đặc điểm

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gío

Thời gian

Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.

Không xác định

Không xác định

Không gian

Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.

Trên thiên đình và dưới trần gian

Trên thiên đình, dưới trần gian

Nhân vật

Thần Trụ Trời

Thần Sét

Thần Gió

Sự kiện/ cốt truyện

Thần đội trời, đào đất đá đắp cột chống trời. Trời đất vì vậy được phân ra làm hai. Sau đó, thần phá cột ném vung đất đá đi khắp nơi thành núi, đảo, cồn, đồi, cao nguyên,…Chỗ thần đào đá nay thành biển rộng.

Là tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, chuyên thi hành luật pháp ở trần gian. Thần có một lưỡi búa đá chuyên để xử án. Thần thường ngủ vào mùa đông và làm việc vào tháng Hai, tháng Ba. Tính thần nóng nảy, có lúc làm người, vật chết oan và bị Ngọc Hoàng phạt.

Thần gió có chiếc quạt màu nhiệm tạo gió nhỏ, bão lớn theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần có đứa con nhỏ nghịch ngợm, giở quạt của cha làm gió thổi chơi lúc thần đi vắng khiến một người đói khổ dưới trần gian bị văng mất bát gạo đi vay. Thần Gió bị kiện lên thiên đình. Kết quả là con thần Gió bị đày xuống trần chăn trâu cho người mất gạo, sau hóa thành cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ.

* Nhận xét: Cả3 văn bản trên đều thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài). Dấu hiệu:

– Nhân vật: đều là các vị thần sáng tạo ra thế giới

+ Thần Trụ Trời: Tạo ra trời và đất.

+ Thần Sét: Tạo ra sét

+ Thần Gió: Tạo ra gió

– Câu chuyện về công việc của họ đều nhằm lí giải sự hình thành trời đất, các hiện tượng tự nhiên, đời sống trong thuở hồng hoang của vũ trụ, loài người.

+ Thần Trụ Trời: Giải thích và mô tả việc tạo lập thế giới

+ Thần Sét: Lí giải hiện tượng sấm sét

+ Thần Gió: Lí giải nguồn gốc của gió, lốc; tên gọi cây ngải gió/ ngải “tướng quân”; hành vi dùng loại cây này để chữa bệnh cho trâu, bò của người dân.

Bước 1: GV chia nhóm ( mỗi nhóm gồm 2 bàn) và giao nhiệm vụ:

+ Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 3,6- sgk, t14 để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập số 2 – Phụ lục 1:

1. Tìm và nhận xét về những chi tiết kể về các vị thần (thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió) trong chùm truyện – sgk.

– Hình dáng:

– Tính khí:

– Công việc:

– Cơ sở tưởng tượng:

2. Nhận xét về đặc điểm của các vị thần trong các câu chuyện trên.

3. Phân tích ý nghĩa của các nhân vật thần trong việc thể hiện quan niệm, nhận thức về thế giới tự nhiên và khát vọng của người cổ đại?

4. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện.Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:

+HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

+ GV quan sát, giúp đỡ, khích lệ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận định:

GV nhận xét về hoạt động nhóm và sản phẩm của HS bằng bảng kiểm(Phiếu đánh giá hoạt động nhóm – PHỤ LỤC 2); tổng hợp ý kiến trong bảng tổng hợp chung.

2.2. Các vị thần

a/ Đặc điểm, cơ sở tưởng tượng

Hình dáng

Tính khí

Công việc

Cơ sở tưởng tượng

Thần

Trụ Trời

Thân thể to lớn, chân thần bước một bước..từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

-> Vóc dáng lớn lao, kì vĩ.

Chăm chỉ, cần mẫn

Đứng dậy dùng đầu đội trời, đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời…đẩy trời lên mãi.

– Khi trời cao vừa ý: phá cột đá đi, ném vung đá và đất đi khắp nơi…thành một hòn núi hay một hòn đảo. thành cồn đồi, thành cao nguyên, biển cả.

-> Sức lực phi thường, cần mẫn lao động, lập nên kì tích lớn lao- phân khai trời đất.

Sự tách biệt trời, đất; sự hình thành của các cồn, đồi núi, cao nguyên, biển cả,…

Thần

Sét

Mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội

+ Nóng nảy, nóng nảy, cực oai, cực dữ.

+ Hễ thấy và nghe tiếng gà là giật mình.

-> Vị thần nóng tính, dữ dằn song cũng có nỗi sợ hãi rất đời thường.

+ Chuyên một việc thi hành luật pháp luật ở trần gian, hễ Ngọc Hoàng sai là đi ngay

+ Khi xử án: tự mình nhảy xuống tận nơi, dùng lưỡi búa bổ xuống đầu…có lúc làm cho người, vật chết oan.

-> Hành động quyết liệt, nghiêm minh, song có lúc hồ đồ, gây họa cho người, vật.

Hiện tượng sấm sét trong mùa hè, khi trời mưa.

Thần

Gió

Không có đầu.

-> kì quặc, quái dị.

Chưa cẩn trọng trong công việc

(để đứa con nghịch chiếc quạt, gay họa cho người dưới hạ giới).

+ Dùng bảo bối là một thứ quạt nhiệm màu để làm gió nhỏ, bão lớn ở trần gian theo lệnh của Ngọc Hoàng.

+ phối hợp cùng thần Mưa, thần Sét cùng hoạt động vô cùng đáng sợ.

-> Thần có sức mạnh phi thường, làm công việc lớn lao, t hần bí, đáng sợ.

Hiện tượng gió trong tự nhiên; hiện tượng cây ngải gió cuốn lá, cuốn bông lại khi trời sắp nổi gió.

* Nhận xétvề đặc điểm của các vị thần:

– Ngoại hình: kì vĩ, kì lạ, mang tầm vóc và dáng dấp của vũ trụ.

– Công việc: Mỗi vị thần có 1 chức năng riêng, “đảm trách” 1 công việc cụ thể và đều hướng tới mục đích nhận thức, lí giải các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống con người.

– Các vị thần cũng được miêu tả như những người lao động bình thường: vất vả, cần mẫn và cũng có lúc chểnh mảng, sai sót; có những nỗi sợ hãi rất đời thường.

b/ Ý nghĩa của hình tượng các vị thần:

– Thể hiện nhu cầu nhận thức, lí giải các hiện tượng tự nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người cổ đại.

– Phản chiếu cuộc sống lao động và sinh hoạt của nhân dân.

– Thể hiện thế giới quan, kiểu tư duy của người xưa: “ Vạn vật hữu linh” (vạn vật đều có linh hồn), có mối quan hệ qua lại bền chặt, thiêng liêng (con người- thiên nhiên, con người- thần linh)

c/Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Nhân vật được miêu tả với vóc dáng kì vĩ hoặc hình dạng dị thường; sức mạnh phi thường; tính cách đơn giản; luôn gắn với một hành động hoặc công việc cụ thể; thủ pháp cường điệu, phóng đại; sử dụng các chi tiết kì ảo…

-> Thể hiện thái độ, tình cảm của con người: Thiên nhiên đối với con người cổ đại vừa xa lạ, đáng sợ vừa gần gũi, thân thuộc. Họ sợ hãi, sùng bái thiên nhiên kì vĩ, bí ẩn nhưng cũng ý thức được sưc mạnh của con người và khao khát khám phá, chinh phục tự nhiên.

Nhiệm vụ 3. Tổng kết

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

– Điều gì làm nên sức hấp dẫn của thần thoại?

+ Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của chùm truyện thần thoại? Nội dung, ý nghĩa của các văn bản?

+ Từ đó em rút ra: Để đọc hiểu một thần thoại, chúng ta cần lưu ý điều gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ.

+ HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trình bày sản phẩm.

+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.

Bước 4. Đánh giá, kết luận.

Gv nhận xét và lưu ý HS 1 số kiến thức.

3. Tổng kết

* Đặc sắc nghệ thuật:

– Xây dựng nhân vật chức năng.

– Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi tiết bất ngờ thú vị.

– Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

– Ngôn ngữ tự sự hồn nhiên.

– Thủ pháp nghệ thuật: cường điệu, phóng đại.

* Nội dung, ý nghĩa:

Qua nhân vật các vị thần, người nguyên thủy thể hiện cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật,đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

-> Tạo nên sức hấp dẫn của thần thoại.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về thể loại thần thoại và văn bản Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới đã học.

b. Nội dung hoạt động

– GV tổ chức, hướng dẫn HS tham gia trò chơi Trái bóng nhiệm màu.

– HS tham gia trò chơi do GV tổ chức theo 2 đội. Có 7 quả bóng di chuyển liên tục trên màn hình, mỗi quả bóng có đánh số thứ tự. Hai đội lần lượt chọn bóng và trả lời câu hỏi ẩn chứa bên trong quả bóng. Đội nào trả lời đúng nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trình chiếu slide trò chơi và phổ biến luật chơi đến HS

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia nhóm và tiến hành tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Câu trả lời của các nhóm

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV quan sát, nhận xét, đánh giá bằng hình thức cho điểm/ trao thưởng cho 2 đội chơi.

Câu 1: Thể loại truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy:

A. Truyền thuyết

B. Thần thoại

C. Cổ tích

D. Ngụ ngôn

Câu 2. Truyện thần thoại gồm những nhóm nào?

A. Thần thoại về các vị thần; Thần thoại về các vị anh hùng

B. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại về các vị anh hùng

C. Thần thoại Châu Âu; Thần thoại Châu Á

D. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại sáng tạo

Câu 3: Thần thoại có cốt truyện như thế nào?

A. Cốt truyện đơn tuyến

B. Cốt truyện đa tuyến

C. Không có cốt truyện

D. Kết hợp cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

Câu 4: Nhân vật chính trong thần thoại là?

A. Con người

B. Các vị thần

C. Bán thần

D. Loài vật

Câu 5: Thời gian trong thần thoại là:

A. Thời gian phiếm chỉ

B. Thời gian cụ thể

C. Thời gian bất biến

D. Thời gian tuần hoàn

Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại?

A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên.

B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.

C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”.

D. Xã hội phân hóa giai cấp.

Câu 7: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại?

A. Nhân vật truyện

B. Các chi tiết kì ảo

C. giá trị nội dung, tư tưởng.

D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng.

Tiết 3, 4

Văn bản 3

TẢN VIÊN TỪ PHÁN SỰ LỤC

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)

Nguyễn Dữ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

– Nêu được một số thông tin về tác giả và tác phẩm

– Biết xác định người kể chuyện và các sự kiện chính của tác phẩm.

– Phân tích được hình tượng nhân vật Tử Văn và nhận xét khái quát về nhân vật này.

– Phân tích thế giới hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ được thể hiện trong tác phẩm.

– Đánh giá được về quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện.

2. Năng lực:

– Năng lực chung: Năng lực phân tích, đánh giá, tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….

– Năng lực đặc thù:

+ Học sinh vận dụng năng lực cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản theo thể loại

+ Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết kết nối đọc

3. Phẩm chất:

– Củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

– Phân biệt cái thiện cái ác, biết bênh vực chính nghĩa, bài trừ cái xấu.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Sắc màu em yêu trang 19 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 - Tuần 2

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập

2. Học liệu: Máy chiếu, bảng phụ, các phương tiện hỗ trợ khác (Tùy vào điều kiện của từng nhà trường).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học

b. Nội dung:

– GV cho HS xem hình ảnh về đền Tản Viên – Ba Vì, lễ hội ở đền Tản Viên

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, trình bày ý kiến

B3: Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ

B4: Kết luận, nhận định: GV chốt ý và dẫn dắt vào bài học

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu:

– Học sinh nêu được một số thông tin về tác giả, tác phẩm

– Học sinh xác định người kể chuyện và các sự kiện chính của tác phẩm.

b. Nội dung: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm; Xác định người kể chuyện; Các sự kiện chính trong tác phẩm.

c. Sản phẩm: Phiếu thông tin về tác giả, tác phẩm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên phát phiếu học tập về tác giả

– HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn thành phiếu tìm hiểu chung về tác giả.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu

+ Thời gian: 34 phút

+ Chia sẻ: 3 phút

+ Phản biện và trao đổi: 2 phút

B3: Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ và báo cáo nội dung đã tìm hiểu

B4: Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức cơ bản về tác giả.

* Nhiệm vụ 2:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh xác định người kể chuyện và các sự kiện chính của tác phẩm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoàn thành phiếu học tập về tác phầm

B3: Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ và báo cáo nội dung đã tìm hiểu về tác phẩm

B4: Kết luận, nhận định: GV chốt kiến thức cơ bản về tác phẩm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Nguyễn Dữ

– Sống vào khoảng TKXVI, chưa rõ năm sinh, năm mất.

– Quê quán: tỉnh Hải Dương

– Xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi, làm quan, sau đó từ quan lui về ẩn dật.

2. Tác phẩm

a. Thể loại truyền kỳ

– Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường.

– Đằng sau những tình tiết phi hiện thực người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi hiện thực cũng như quan niệm, thái độ của tác giả.

b. Truyền kỳ mạn lục

– Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.

– Truyện có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

c. Tác phẩm “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”

– Xuất xứ: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba – không trực tiếp tham gia vào câu chuyện -> tạo sự khách quan.

– Các sự kiện chính của tác phẩm:

+ Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn

+ Cuộc gặp gỡ giữa hồn ma tên tướng giặc, thổ công

+ Cuộc xử kiện ở Minh ti

+ Tử Văn nhận chức Phán sự.

Nội dung 2: Đọc – hiểu văn bản (32 phút)

a. Mục tiêu:

– Học sinh phân tích hình tượng nhân vật Tử Văn và nhận xét khái quát về nhân vật này.

– Học sinh phân tích thế giới hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ được thể hiện trong tác phẩm.

– Học sinh đánh giá về quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ qua các phiếu học tập tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn, HS tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập

c. Sản phẩm: Các phiếu học tập đã hoàn thiện của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên chia nhóm để HS tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn:

Nhóm 1. Cách giới thiệu về Ngô Tử Văn

Nhóm 2. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn

Nhóm 3. Tử Văn trong cuộc xử kiện dưới Minh Ti

Nhóm 4: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu; Các nhóm nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét các nhóm và chốt những kiến thức cơ bản

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật Ngô Tử Văn

a. Cách giới thiệu

– Nhân vật NTV được giới thiệu về lai lịch, quê quán, đặc biệt nhấn mạnh ở tính cách.

– NTV được giới thiệu là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, người vùng Bắc ta vẫn khen là một người cương trực”.

-> cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa.

– Nhận xét: Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

-> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

b. Hành động đốt đền

– Nguyên nhân: tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân.

-> Khẳng định hành động của NTV không phải vi phạm tín ngưỡng mà là hành động chính nghĩa, dám đấu tranh chống gian tà.

– Diễn biến hành động: tắm gội sạch sẽ khấn trời, rỗi châm lửa đốt đền.

-> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

– Thái độ: vung tay không cần gì cả.

-> Phản ứng nhanh chóng, dứt khoát, mạnh mẽ. Không hề kinh sợ, luôn tin vào hành động chính nghĩa của bản thân.

-> Nhận xét: Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.

Thái độ của tác giả: Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn.

c. Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc, thổ công

– Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền.

– Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên -> can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.

– Thổ công kể lại sự việc mình bị hại, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.

– Tử Văn sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.

-> Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ, dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời.

d. Cuộc xử kiện ở Minh Ti

– Ban đầu, Diêm Vương do tin lời tên tướng giặc nên quả quyết đổ tội cho NTV.

– Thái độ của NTV :

+ Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.

+ Cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.

+ Dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.

– Kết quả: Diêm Vương cho người xác thực, tuyên bố NTV vô tội, được nhận chức phán sự, trả lại đền cho Thổ công, trừng phạt tên tướng giặc.

– Ý nghĩa:

+ Giải trừ được hậu họa, đem lại an lành cho nhân dân;

+ Diệt từ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.

e. Khi nhận chức phán sự đền Tản Viên

– Đây là chi tiết kì ảo, lí thú thể hiện niềm tin của nhân dân vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.

– Chính sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.

– Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng thể hiện sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt và niềm tin vào chính nghĩa, chân thiện trong đời.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Học sinh làm việc cá nhân, giáo viên đặt câu hỏi phát vấn tìm hiểu về nghệ thuật của truyện (Socrates)

+ Liệt kê các yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện?

+ Chỉ ra ý nghĩa của yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện?

+ Yếu tố thực và yếu tố ảo đã góp phần thể hiện đặc trưng thể loại và chủ đề tác phẩm như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh trình bày ý kiến của bản thân, các học sinh khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

2. Thế giới hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm

– Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố “kì” và yếu tố “thực”.

– Câu chuyện đầy tính chất kì ảo bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại, từ dương gian đến địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần

– Câu chuyện lại có vẻ như “người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”, “Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn”….

– Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện.

– Yếu tố hiện thực làm tăng tính xác thực, làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Chủ đề của tác phẩm: Niềm tin của tác giả chính nghĩa sẽ thắng cường bạo, gian tà, đẩy lùi sự mê tín, dị đoạn tồn tại cố hữu trong suy nghĩ của con người.

Nhiệm vụ 3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên giao nhiệm vụ

– Học sinh thảo luận và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy ngẫm và thực hiện

Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh trình bày phần bài làm của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo.

3. Lời bình cuối truyện

Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc trời.”

– Theo quan niệm của Nguyễn Dữ, đã là kẻ sĩ ở đời thì cần sự “cứng” cáp, rắn rỏi, mạnh mẽ để giữ tinh thần đương đầu với các khó khăn thử thách. Lời bình khẳng định nhân cách của kẻ sĩ được thể hiện ở ý chí, tinh thần và dám thử thách. Không màng tới được mất, thẳng thua bởi đó là “việc trời”. Nhấn mạnh và khẳng định ý chí và niềm tin vào sức mạnh quyết định vận mệnh của thần linh

– Theo quan niệm hiện đại, không phải vấn đề nào chúng ta cũng “cứng” mà cần mềm dẻo, khôn khéo để xử lí mọi công việc đạt hiệu quả tối đa nhất. Tuy nhiên, luôn phải giữ thái độ trong sạch, làm bất kì việc gì đều hướng đến lẽ phải và quyền lợi không chỉ của bản thân mà còn là quyền lợi của cộng đồng và những người xung quanh.

– Học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm và diễn giải được bằng những minh chứng cụ thể.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Dựa vào nội dung tìm hiểu tác phẩm viết kết nối đọc về một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu truyện trong “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên”

b. Nội dung: HS thực hành viết kết nối đọc theo hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh thực hiện bài làm viết kết nối đọc

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh trình bày phần bài làm của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo

(GV chia sẻ bài viết cho học sinh tham khảo.)

Bài làm của học sinh

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Học sinh vận dụng liên hệ về lòng dũng cảm, mê tín dị đoan, lí tưởng và quan niệm sống

b. Nội dung: HS trình bày và chia sẻ ý tưởng

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên giao nhiệm vụ

Học sinh thảo luận và thực hiện

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh suy ngẫm và thực hiện

Bước 3: Báo cáo thảo luận

Học sinh trình bày phần bài làm của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo

Bài làm của học sinh

3. HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Tham khảo thêm:  

TIẾT 5,6,7

Văn bản 5

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

I.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Nêu được một số thông tin về tác giả, tác phẩm.

– Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, viên Quản Ngục ; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.

– Xác định và chỉ ra được ý nghĩa của tình huống truyện

– Xác định được lời kể về nhân vật, sự kiện tạo nên bước chuyển trong tác phẩm,

– Phân tích được ý nghĩa cảnh cho chữ và ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm.

2. Về năng lực

– Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản truyện.

-Học sinh vận dụng năng lực viết để thực hành viết đoạn văn kết nối với phần đọc.

3. Về phẩm chất

Học sinh biết trân trọng các giá trị truyền thống và cái đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1.Học liệu

SGK, SGV, phiếu học tập….

2. Thiết bị

Máy chiếu, bảng, bút màu, giấy A0…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: tạo tâm thế thoải mái, tích cực và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.

b. Nội dung thực hiện:

GV đưa ra “ô chữ bí mật”

Hs theo dõi và giải ô chữ

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẲN PHẨM

Bước 1: giao nhiệm vụ học tập ( tổ chức trò chơi giải ô chữ )

– GV trình chiếu ô chữ gồm 6 hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi dẫn

Câu 1: Câu thơ “ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ai?

Câu 2: Đây là cách gọi khác của những người trí thức phong kiến?

Câu 3: Tên loài hoa biểu tượng cho người quân tử?

Câu 4: Nội dung tư tưởng thể hiện tình yêu thương con người là gì?

Câu 5: Tên nhân vật văn học nổi tiếng với hành động say rượu và rạch mặt ăn vạ?

Câu 6: Một tính từ chỉ số lượng nhiều và đa dạng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi để mở những ô chữ hàng ngang và tím từ chìa khóa

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trả lời cá nhân

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt ý và dẫn dắt vào bài

Gợi ý phần trả lời của học sinh

CAO BÁ QUẤT

NHÀ NHO

HOA MAI

NHÂN ĐẠO

CHÍ PHÈO

PHONG PHÚ

→ Từ khóa: CÁI ĐẸP

1. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

– HS nêu và nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm

HS xác định và chỉ ra ý nghĩa của tình huống truyện

– HS phân tích được hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục

– HS xác định được lời kể và sự kiện tạo nên bước chuyển trong câu truyện.

b. Nội dung thực hiện:

– HS hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

– HS nhập vai giới thiệu qua về nghệ thuật thư pháp ; báo cáo cá nhân để tóm tắt và chia bố cục truyện

– Hs chia nhóm để tìm hiểu về tình huống truyện.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh, sản phẩm thảo luận, phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

SẢN PHẨM

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

v Giáo viên phát phiếu học tập về tác giả, tác phẩm ; giao nhiệm vụ trước để 2 HS dựng một tiểu phẩm ngắn diễn tả lại một phân đoạn tác phẩm để hiểu hơn về nghệ thuật thư pháp.

v HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn thành phiếu tìm hiểu chung về tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

v Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu

Thời gian: 5 phút

Chia sẻ : 3 phút

Phản biện trao đổi: 2 phút

v Hai HS diễn tiểu phẩm ngắn: cảnh Ngục quan ngồi bên án thư để tay lên trán nghĩ ngợi, mơ màng. Bên cạnh là một học sinh khác viết thư pháp hai chữ “Thiên lương” trên giấy và dán lên bảng.

v Các HS khác quan sát và nêu những hiểu biết của mình về nghệ thuật thư pháp

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

I.Những nét chính về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân: (1910-1987)

* Tiểu sử:

Quê hương: Hà Nội

Gia đình: nhà Nho (khi Hán học đã tàn)

Con người:

+ một ý thức cá nhân phát triển rất cao

+ một trí thức nặng tình dân tộc

+ một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác

* Sự nghiệp:

Trước Cách mạng:

+ Đề tài chính: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp quá khứ, đời sống trụy lạc…

+ Tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua…

+ Thành công ở thể loại: truyện ngắn

Sau Cách mạng:

+ Đề tài: kháng chiến chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội

+ Tác phẩm: Kí chống Mỹ, Sông Đà…

+ Thành công ở thể loại tùy bút

– Phong cách nghệ thuật

+ Tiếp cận sự vật và con người: phương diện thẩm mĩ (vẻ đẹp phi thường, tuyệt mĩ)

+ Cảm hứng phóng túng, cảm giác mãnh liệt…

+ Vận dụng tri thức đa ngành: hội họa, âm nhạc, quân sự…

+ Ngôn ngữ, câu văn: phong phú, tinh tế, giàu nhạc điệu, giàu chất tạo hình…

→ tài hoa, uyên bác

Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)

2.Tác phẩm

a.Vang bóng một thời

Xuất bản: năm 1940, bao gồm 11 truyện ngắn

Đề tài: Vẻ đẹp quá khứ

Nhân vật: Nhà Nho tài hoa, tài tử

→ Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng

“Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan)

b. Chữ người tử tù

– Nhan đề:

+Dòng chữ cuối cùng(Tạp chí Tao đàn,1939)

+Chữ người tử tù (Tâp truyện Vang bóng một thời, 1940)

– Chủ đề:

+ Ngợi ca vẻ đẹp chữ viết và nhân cách một tử tù

+ Quan niệm về cái đẹp và tình dân tộc sâu sắc

(Vài nét về nghệ thuật thư pháp)

Hoạt động nhập vai

-Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp (thường là chữ Hán ngày nay có thể là chữ quốc ngữ) bằng bút lông với mự tàu trên giấy, lụa hoặc khắc trên gỗ… để trang trí, để ngắm, để thờ…

-Nét chữ thể hiện tâm hồn, tính cách, bản lĩnh, ước mơ, khát vọng, sự tài hoa… của người viết

-Người viết chữ là người nghệ sĩ.

– Bố cục, tóm tắt: 3 phần

+ Cảnh nhận tù

+ Cảnh quản ngục biệt đãi Huấn Cao

+ Cảnh cho chữ

…………….

Giáo án Văn 10 Kết nối tri thức tập 2

BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10

Thời gian thực hiện: 11 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Về Kiến thức

– Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu.

– Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng.

– Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

Bài học góp phần phát triển các năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)

– Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)

2.2. Năng lực đặc thù

‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.

‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.

– Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.

– Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm.

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo…

III. Tiến trình dạy học

A. DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Văn bản 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Môn Ngữ văn; Lớp 10

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức:

– Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

– Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

2.2 Năng lực đặc thù:

– Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để viết được bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi và hiểu các tác phẩm của ông theo đặc trưng thể loại.

– Kính trọng, biết ơn và học tập nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.

3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc; Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ, máy tính, máy chiếu, loa……

2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học – tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới.

1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.

1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

1.4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Học sinh xem 1 video trên youtobe về Nguyễn Trãi dài 4,5 phút.

(https://www.youtube.com/watch?v=IIEmkCxsWB8)

+ HS nêu cảm nhận ban đầu khi xem video này.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:1 sốHS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Nguyễn Trãi là người toàn tài, cuộc đời gặp nhiều ngang trái. Ông là anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà tư tưởng, tác gia văn học lớn có nhiều đống góp cho văn học dân tộc.

…………….

Mời các bạn tải File để xem trọn bộ Giáo án Văn 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *