Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án buổi chiều Văn 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô xây dựng giáo án tăng cường môn Ngữ văn 6 theo chương trình mới.

Giáo án dạy thêm Văn 6 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án dạy thêm môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 6 của mình. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Cánh diều

BÀI 1: ÔN TẬP TRUYỆN
(TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 1:

  • Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản truyện cổ tích: một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường….), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,…) của truyện cổ tích.
  • Ôn tập kiến thức về từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
  • Ôn tập cách kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết.

2. Năng lực:

  • Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
  • Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

  • Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.
  • Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:

  • Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 6 Cánh diều.
  • Tài liệu ôn tập bài học.

2. Thiết bị và phương tiện:

  • Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.
  • Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.
  • Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi

C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

  • Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác… .
  • Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,…

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Hoạt động: Khởi động

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Báo cáo sản phẩm dạy học dự án:

  • Nhóm 1: Tập làm phóng viên hoặc hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu về lễ hội Gióng hoặc thắng cảnh Hồ Gươm qua các tư liệu, ảnh sưu tầm được.
  • Nhóm 2: Tập làm hoạ sĩ: Vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của 1 tác phẩm truyện (ghép nhiều tranh lại theo trình tự tạo thành 1 truyện tranh).
  • Nhóm 3: Tập làm diễn viên (Sân khấu hoá tác phẩm): Đóng 1 trích đoạn trong tác phẩm truyện.
Tham khảo thêm:   10 bài hát hay, ấn tượng nhất của 'Hoàng tử ballad' Soobin Hoàng Sơn

(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.
  • GV khích lệ, động viên.

B3: Báo cáo sản phẩm học tập: Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo.

B4: Đánh giá, nhận xét

  • GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.
  • GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1:

KĨ NĂNG

NỘI DUNG CỤ THỂ

Đọc – hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản:

+ Văn bản 1: Thánh Gióng;

+ Văn bản 2:Thạch Sanh

Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn và từ phức

Thực hành đọc hiểu:

+ Văn bản: Sự tích Hồ Gươm

Viết

Viết: Viết bài văn kể lại một truyền thuyết, cổ tích

Nói và nghe

Nói và nghe: Kể lại một truyền thuyết, cổ tích

Hoạt động ôn tập: Nhắc lại kiến thức cơ bản

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,
  • HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 1.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS tích cực trả lời.
  • GV khích lệ, động viên

B3: Báo cáo sản phẩm

  • HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
  • Các HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét, chốt kiến thức

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH

a. Khái niệm

  • Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
  • Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu….
Tham khảo thêm:   Cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2023 - 2024 tỉnh Thanh Hóa Đề cương ôn thi vào lớp 10

b. Đặc điểm: So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:

– Giống nhau:

  • Đều là một thể loại văn học dân gian.
  • Đều có yếu tố kì ảo.

– Khác nhau:

  • Truyền thuyết ra đời trước truyện cổ tích.
  • Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; truyện cổ tích phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta.
  • Truyền thuyết có cốt lõi là những sự thực lịch sử còn cổ tích hoàn toàn hư cấu.
  • Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trò thần kì hóa để ngợi ca các nhân vật lịch sử còn trong cổ tích, yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.
  • Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể; truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.

c. Phân loại:

– Phân loại truyền thuyết

  • Truyền thuyết thời Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.
  • Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

– Phân loại truyện cổ tích:

  • Cổ tích về loài vật
  • Cổ tích thần kì
  • Cổ tích sinh hoạt

VĂN BẢN ĐỌC HIỂU

* Hoàn thành phiếu học tập 01: Chia lớp thành 06 nhóm

Tên truyện

Truyền thuyết “Thánh Gióng

(nhóm 1, 2)

Truyện cổ tích “Thạch Sanh

(nhóm 3, 4)

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm

(nhóm 5, 6)

1. Các sự kiện chính của truyện

………………..

………………..

………………..

2. Các yếu tố thần kì

………………..

………………..

………………..

3. Nội dung, ý nghĩa truyện

………………..

………………..

………………..

*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu:

Ôn tập văn bản 1: Thánh Gióng

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại: Truyện truyền thuyết.

2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

3. Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 4 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “…đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng)
  • Phần 2: Tiếp đến“…cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng)
  • Phần 3: Tiếp đến“…bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời)
  • Phần 4: Còn lại ( các dấu tích còn lại)
Tham khảo thêm:   Kỷ niệm ngày cưới nên làm gì? Kỷ niệm 1 năm, 10 năm, 15 năm nên làm gì?

4. Nhân vật và sự việc:

– Nhận vật chính: Thánh Gióng

– Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

  • Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.
  • Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.
  • Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

– Sự việc chính:

  • Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng.
  • Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thối.
  • Gióng ra trận đánh thắng giặc và bay về trời.
  • Vua và dân làng ghi nhớ công ơn của Gióng; những dấu tích Gióng để lại..

5. Tóm tắt truyện

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con hàng xóm góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân thù. Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Vua nhớ công ơn bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

…..

>> Tải file để tham khảo Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án buổi chiều Văn 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *