Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án phụ đạo Ngữ văn 10 (Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 mang tới đầy đủ các bài soạn theo chương trình SGK, giúp thầy cô xây dựng giáo án tăng cường môn Ngữ văn 10 theo chương trình mới.

Giáo án dạy thêm Văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Hi vọng thông qua giáo án này thầy cô có nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án cho mình chỉn chu nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trọn bộ giáo án dạy thêm Văn 10 Kết nối tri thức, mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải tại đây.

Lưu ý: Giáo án dạy thêm Văn 10 Kết nối tri thức hiện vẫn còn thiếu bài 7, 9 chúng tôi đang cập nhật

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: ÔN TẬP SỨC HẤP DẪN CỦA
TRUYỆN KỂ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 1 Sức hấp dẫn của truyện kể:

– Ôn tập một số yếu tố hình thức (không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thông điệp…) của truyện thần thoại; truyện trung đại và hiện đại.

– Ôn tập các dạng bài tập nhận diện từ Hán Việt và sử dụng từ Hán Việt trong việc đọc văn bản và tạo lập văn bản.

– Ôn tập cách viết, cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

2. Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

– Cảm phục và trân trọng những con người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp.

– Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

– Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu:

– Tham khảo SGV, SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 1.

– Tài liệu ôn tập bài học.

2. Thiết bị và phương tiện:

– Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.

– Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.

– Sử dụng máy tính bảng

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Tiết 1

Ngày dạy:…………………………….

Ôn tập:

– KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN – TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI (Thần thoại Việt Nam) và ĐỌC MỞ RỘNG KẾT NỐI

I. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 1 Sức hấp dẫn của truyện kể.

2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,

– HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV, các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS tích cực trả lời.

– GV khích lệ, động viên

Bước 3: Báo cáo sản phẩm

– HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.

– Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức

ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KIẾN THỨC CHUNG VỀ SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

Câu hỏi:

– Hãy liệt kê lại các văn bản đọc hiểu trong bài học 1.

– Nhận xét các đặc điểm của thể loại truyện (không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời nhân vật và lời người kể chuyện).

– Em hãy nêu những lưu ý khi đọc hiểu một văn bản truyện

Thể loại

Thần thoại

Truyện trung đại

Truyện hiện đại

Các văn bản
đọc hiểu

Văn bản 1, 2, 3:
Truyện về các vị
thần sáng tạo thế
giới (Thần thoại
Việt Nam)
+ Thần Trụ Trời
+ Thần Gió
+ Thần Sét
+ Tê-dê (Thần
thoại Hi Lạp)

– Văn bản 4: Chuyện
chức Phán sự đền
Tản Viên (Trích
Truyền kì mạn lục
Nguyễn Dữ)

– Văn bản 5: Chữ
người tử tù (Trích
Vang bóng một thời
Nguyễn Tuân)

Đặc
điểm
thể
loại

a.
Không
gian

Không gian vũ trụ
nguyên sơ với
nhiều cõi khác
nhau

KG xã hội Việt Nam
(thế kỉ XVI) với
nhiều tệ trạng

KG xã hội Việt Nam
(trước CM-8-1945)
khi Hán học đã tàn

b. Thời
gian

Thời gian phiếm
chỉ, mang tính ước
lệ, thường diễn ra
theo trình tự vốn có

Thời gian phiếm chỉ,
mang tính ước lệ,
thường diễn ra theo
trình tự vốn có

Thường được sắp
xếp không theo trình
tự vốn có mà theo
chủ đích của nhà
văn

c.
Nhân
vật

– Các vị thần: mang
theo sức mạnh phi
thường, họ đều có công tạo lập thế
giới, có hình hài kỳ
dị đặc biệt.
– Người anh hùng
hội tụ nhiều vẻ đẹp,
tiêu biểu cho sức
mạnh thể chất và trí
tuệ của cộng đồng

Người trí thức nước
Việt có tinh thần
khảng khái, cương trực, giàu tinh thần
dân tộc dám đấu
tranh chống lại cái
ác, trừ hại cho dân

Người anh hùng –
nghệ sĩ tài hoa, có
cái tâm trong sáng và khí phách hiên
ngang, bất khuất

d. Cốt
truyện

Cốt truyện đơn
giản nhưng hấp
dẫn, sinh động, có
những chi tiết bất
ngờ thú vị thể hiện
trí tưởng tượng bay
bổng, lãng mạn,
sức sáng tạo kì diệu
của dân gian, góp
phần làm nên sức
cuốn hút và sức
sống lâu bền cho
thần thoại

Thường gồm chuỗi
các sự kiện (biến cố)
được sắp xếp theo
một trình tự nhất
định hoặc theo chủ
đích của nhà văn

Thường gồm chuỗi
các sự kiện (biến cố)
được sắp xếp theo
một trình tự nhất
định hoặc theo chủ
đích của nhà văn

e.
Người
kể
chuyện

Người kể chuyện
thường ở ngôi thứ
3- tác giả dân gian

Người kể chuyện
thường ở ngôi thứ 3-
mang dấu ấn cá nhân

Biến hóa linh hoạt
(Ngôi thứ 1, 2, 3
hoặc tác giả phân
thân, kết hợp các
ngôi kể,…)

Cách đọc hiểu

– Cốt truyện: Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính

– Xác định được bối cảnh thời gian, không gian của câu chuyện
Nhân vật: Nhân vật chính là ai? Nhận bết tính cách nhân nvaatj qua các chi tiết ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói (Chú ý hình dạng và hành động phi thường, khả nawg biến hoá khôn lường của nhân vật trong thần thoại)
vật chính là ai?
– Xác định được những chi tiết nổi bật trong văn bản
– Rút ra đề tài, chủ đề của văn bản
Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân.

Tham khảo thêm:  

Văn bản 1, 2, 3:

+ Thần Trụ Trời

+ Thần Gió

+ Thần Sét

1. Thể loại:

– Thể loại: thần thoại

– Phân loại: thần thoại suy nguyên

– Ngôi kể: ngôi thứ ba

– Người kể chuyện: Tác giả dân gian

– Phương thức biểu đạt chính: tự sự

2. Cốt truyện

– Nhân vật chính: Các vị thần

– Sự việc chính:

+ Thần Trụ Trời: Dựng cột chống trời tạo ra trời đất

+ Thần Sét: Tạo sét

+ Thần Gió: Tạo gió

3. Tóm tắt:

+ Thần Trụ Trời: Xuất hiện với thân thể to lớn khi trời đất còn là một đám hỗn độn.Thần đội trời, đào đất đá đắp cột chống trời. Trời đất phân ra làm hai. Sau đó, thần phá cột ném vung đất đá đi khắp nơi thành núi, đảo, cồn, đồi, cao nguyên…Cột đó bây giờ không còn, nhưng người hạ giới vẫn cho núi Thạch Môn là di tích, người ta gọi là Cột chống trời.

+ Thần Sét: Là tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, danh hiệu Thiên Lôi hay ông Sấm. Mặt mũi thần nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội. Thần chuyên thi hành luật pháp ở trần gian, phản ánh cơn thịnh nộ của Ngọc Hoàng. Thần có một lưỡi búa đá chuyên để xử án.Thần thường ngủ vào mùa đông và làm việc vào tháng Hai, tháng Ba. Tính thần nóng nảy, có lúc làm người, vật chết oan và bị Ngọc Hoàng phạt. Mặc dù cực oai nhưng cũng có lúc thần lại thua Cường Bạo Đại Vương.

+ Thần Gió: Hình dạng kì quặc, không có đầu. Bảo bối của thần là quạt màu nhiệm tạo gió nhỏ, bão lớn theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần có đứa con nhỏ nghịch ngợm, giở quạt của cha làm gió thổi chơi lúc thần đi vắng khiến một người đói khổ bị văng mất bát gạo đi vay. Thần Gió bị kiện lên thiên đình. Kết quả là con thần Gió
bị đày xuống trần chăn trâu cho người mất gạo, sau hóa thành cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ.

4. Ý nghĩa của các vị thần

– Các vị thần cũng giống như con người có khi cũng mắc lỗi lầm, cũng có lúc sai trái, có lúc nhầm lẫn. Họ gần gũi thân thiết với con người, nhưng đồng thời họ mang sức mạnh phi thường để tạo lập nên thế giới.

-Trong cách nhìn hài hước của dân gian có khi họ mạnh mẽ là thế, họ phi thường là thế, nhưng họ lại cũng rất yếu đuối, hồn nhiên hoặc cũng có khi từ một hình phạt đối với họ mà trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho dân gian có cuộc sống thanh bình yên ấm hơn.

– Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió chính là cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc vũ trụ và muôn loài của con người thời nguyên thủy.

– Kì tích của các vị thần trong 3 truyện thần thoại đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.

– Truyện thần thoại mang vẻ đẹp “một đi không trở lại” tạo nên sức hấp dẫn riêng của văn học dân gian, thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người cổ sơ về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Niềm tin ấy vẫn còn nguyên vẹn sức hấp dẫn với con người hiện đại hôm nay và mai sau.

5. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:

5. 1. Nghệ thuật:

5.1.1. Xây dựng nhân vật qua các chi tiết kì ảo

– Thần Trụ Trời:

+ Thân thể to lớn, không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

+ Đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời, sau đó phá cột đá đi rồi ném vung đá và đất đi khắp mọi nơi mọi chỗ…

– Thần Sét:

+ Mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội..

+ Thường ngủ về mùa đông…

+ Nóng nảy…có lúc làm cho người, vật chết oan…

– Thần Gió:

+ Hình dạng kì quặc, không có đầu…

+ Thỉnh thoảng xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời…

=>Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo: Chi tiết kỳ ảo thể hiện trí tưởng tượng của dân gian về sức mạnh của các vị thần trong công cuộc tạo lập nên thế giới. Qua đó, ngợi ca sức sáng tạo và tinh thần lao động hăng say miệt mài của con người trong buổi sơ khai.

– Cũng có lúc chi tiết kì ảo chỉ đơn giản nhằm lý giải những hiện tượng tự nhiên hoặc nêu lên một bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

5.1.2. Đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện thần
thoại:

– Xây dựng nhân vật chức năng: có ý nghĩa cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại.

– Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.

– Ngôn ngữ tự sự thể hiện lối tư duy hồn nhiên, chất phác.

– Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn, sinh động, có những chi tiết bất ngờ thú vị thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn, sức sáng tạo kì diệu của dân gian, góp phần làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

II. LUYỆN ĐỀ

DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân vật chính trong thể loại thần thoại là?

A. Con người.
B. Các vị thần.
C. Các nhân vật anh hùng
D. Các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá.

Câu 2: Thời gian – không gian trong truyện Thần Trụ trời là gì?

A. Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo
B. Thuở ấy, bầu trời và mặt đất ở rất gần nhau
C. Ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ
D. Vương quốc nọ, đã nhiều năm trôi qua

Câu 3: Nhân vật Thần Sét làm công việc gì ?

A. Tạo gió
B. Chống trời
C. Tạo sét
D. Tiêu diệt quái vật

Câu 4: Người kể trong văn bản Thần Gió kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ 2
C. Ngôi thứ 3
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của 3 truyện thần thoại là:

A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự và miêu tả

Câu 6: Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện
thần thoại?

A. Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
B. Xây dựng nhân vật chức năng.
C. Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác
nhau.
D. Xây dựng tình huống truyện thú vị

Tham khảo thêm:   10 cách phối đồ với chân váy xếp ly ngắn năng động, cá tính cho bạn nữ

Câu 7: Ý nghĩa của chi tiết hoang đường trong truyện thần thoại?

A. Thể hiện cách hình dung, lí giải về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gố con người và vạn vật, đồng thời phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng.
B. Ca ngợi những người anh hùng trong lịch sử
C. Thể hiện ước mơ của con người
D. Lên án những thói hư tật xấu của một bộ phận người lao động trong xã hội cũ

Câu 8: Trong truyện thần thoại, nhân vật các vị thần giống nhau ở điểm nào?

A. Là những vị thần mang theo sức mạnh phi thường, họ đều có công tạo lập thế giới, có hình hài kỳ dị đặc biệt.
B. Là người thường nhưng có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.
C. Là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường; có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
D. Là đấng siêu nhiên có trái tim nhân hậu, bao dung.

Câu 9: Trong truyện thần thoại, tính cách nhân vật các vị thần được xác định
qua những yếu tố nào?

A. Trang phục, hình dáng, lời nói
B. Lời nói nhân vật, hành động
C. Hình dáng, lời của người kể chuyện
D. Hành động, hình dáng.

Câu 10: Sức hấp dẫn riêng của thần thoại so với những thể loại khác?

A. Nhân vật các vị thần được xây dựng qua yếu tố kì ảo thể hiện sự lí giải của con người về vũ trụ buổi sơ khai
B. Mượn các chi tiết kì ảo giúp những con người nhỏ bé yếu đuối trong xã hội thực hiện được ước mơ
C. Bằng phương thức biểu cảm, tác giả dân gian thể hiện thế giới nội tâm phong phú, tinh tế của mình
D. Các yếu tố lịch sử được kể lại bằng các chi tiết hoang đường kì ảo thể hiện sự ngợi ca đối với những người anh hùng có công với dân tộc

DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

*GV hướng dẫn HS thực hành các đề đọc hiểu về các văn bản: Thần Trụ Trời Thần Gió; Thần Sét và các đoạn ngữ liệu về thần thoại ngoài SGK:

Đề số 01: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“…Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện: có một hôm thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha nó làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, tìm không ra cái ăn. Hôm đó, trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo về để nấu cháo cho vợ. Về đến nhà, ông mang gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Đột nhiên trận gió do con thần Gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao. Người nọ khóc lóc thảm thiết, không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyếttâm kiện lên thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà hay nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được, liền đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hoá làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy là cây ngải để chữa, vì cho rằng nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo…”

(Theo Nguyễn Đổng Chi – Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Sđd, tr.93 – 94))

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Đoạn trích kể lại sự việc chính nào?

Câu 3. Chỉ ra những chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên. Cho biết ý nghĩa của những chi tiết đó.

Câu 4. Nhận xét của anh (chị) về thần Gió qua sự việc trên?

Câu 5. Tác giả dân gian định gửi gắm điều gì qua chi tiết trên ?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Làm gì khi ta vô tình gây ra lỗi

Gợi ý làm bài

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2: Đoạn trích kể lại chuyện thần Gió không cẩn trọng trong công việc để con trai nghịch ngợm gây ra tai họa cho người nghèo khổ dẫn đến chính con trai thần Gió phải chịu sự trừng phạt

Câu 3:

– Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích:

+ Con trai thần Gió nghịch quạt của bố tạo gió lớn làm văng rá gạo của người nghèo xuống ao

+ Ngọc Hoàng xử phạt con trai thần Gió bằng cách biến nó thành cây ngải gió để báo hiệu gió mưa cho dân gian

– Ý nghĩa của các chi tiết hoang đường, tưởng tượng:

+ Làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe.

+ Thể hiện trí tưởng tượng phong phú mà rất đỗi hồn nhiên, chân thực của con người thời sơ khai về thế giới các vị thần, cũng có tính khí như con người, cũng có những bất cẩn, sai lầm và bị trách phạt…

Câu 4:

Thần Gió oai phong, phi thường nhưng cũng có khi rất đỗi đời thường, cũng có lúc thiếu cẩn trọng, cũng có lúc tắc trách giống như con người

Câu 5:

Mỗi chúng ta không ai hoàn hảo dù là thần đi nữa; chỉ có điều, ta phải biết chịu trách nhiệm về những lỗi lầm mà bản thân gây ra dù là gián tiếp không cố ý

Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài

Gợi ý: Làm gì khi ta vô tình gây ra lỗi

– Hình thức: đảm bảo dung lượng số chữ, không được gạch đầu dòng, không mắc
lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

– Nội dung: Cách khắc phục khi ta vô tình gây ra lỗi:

+ Cuộc sống không hoàn hảo nên con người cũng có những lúc mắc sai lầm, chỉ có điều nhiều khi lỗi lầm ấy là do ta vô tình gây ra mà không hề có chủ ý

+ Khi đó ta cần tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến lỗi lầm, thông thường nó đến là do một sự bất cẩn, một lần sơ suất, một lần đểnh đoảng vô tình,… tuy ta không cố ý, nhưng căn nguyên sự việc lại là do ta, dẫn đến những người khác cũng bị vạ lây

+ Chúng ta cần mạnh dạn nhận lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác, cần chủ động xin lỗi và tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để hạn chế tối đa sự bất cẩn dẫn đến tổn hại cho người khác

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh mì pate thơm ngon 'lót bụng' cho bữa sáng

ĐỀ ĐỌC HIỂU THẦN THOẠI NGOÀI SGK

Đề số 02: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.

Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng.

Mồng ba cá đi ăn thề,
Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn

Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa.

Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

( Trích Thần Mưa, Quyển ba: Thần thoại (Việt Nam – Trung Hoa), Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, T.32 – T. 33)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, thần mưa có hình dáng, tính cách và công việc như thế nào?

Câu 3. Tại sao lại có cuộc thi vượt Vũ Môn?

Câu 4. Nhận xét cuộc thi vượt Vũ Môn. Các con vật đã trải qua cuộc thi như thế nào?

Câu 5. Mục đích của việc tác giả kể về cá rô, tôm và cá chép là gì?

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: làm gì khi phải đối mặt với khó khăn thử thách?

Gợi ý làm bài

Câu 1: Ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Theo đoạn trích, thần Mưa:

– Hình dáng: Thần Mưa là vị thần hình rồng

– Công việc: bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi.

– Tính cách: Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày.

Câu 3:

Vì công việc phun nước làm mưa rất nặng nhọc nên trời sai Rồng làm nhưng số lượng Rồng trên Trời lại ít

Câu 4:

– Là cuộc thi vô cùng khó khăn, nhiều gian nan, thử thách:

+ Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt song.

+ Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm.

+ Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và cứt lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước.

+ Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt song, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

Câu 5:

Tác giả chọn các con vật này chính là để lí giải những đặc tính của chúng (cá rô nhảy lên bờ khi mưa rào, tôm cong lưng và nội tạng ở trên đầu, cá chép có râu, nhảy rất cao, dáng hình đẹp đẽ,…)

Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài

– Hình thức: đảm bảo dung lượng số dòng, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

– Nội dung: Làm gì khi phải đối mặt với khó khăn thử thách?

+ Những khó khăn, thử thách là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống

+ Ta cần đối mặt một cách chủ động, tự tin, sẵn sàng đón nhận khó khăn thử thách, vì:

++ Những khó khăn, thử thách là môi trường giúp ta rèn luyện bản lĩnh vững vàng.

++ Giúp ta rèn luyện ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình.

++ Vượt qua khó khăn, thử thách giúp ta hiểu được chính mình, phát hiện ra năng lực bản thân, linh hoạt trong cách xử lí tình huống và có thêm kinh nghiệm để phát triển tương lai.

………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án dạy thêm Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án phụ đạo Ngữ văn 10 (Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *