Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài soạn trong cả năm học, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án tăng cường, giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt lớp 3.

Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 3 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức để chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án buổi chiều môn Tiếng Việt 3 KNTT:

Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức

TUẦN 1

Chủ đề 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

BÀI 1: NGÀY GẶP LẠI (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Củng cố kĩ năng đọc đúng từ ngữ, biết ngắt, nghỉ sau các dấu câu, đảm bảo đúng tốc độ đọc, đọc bài lưu loát, biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.
  • Giúp HS hiểu nội dung bài: Mỗi ngày đi học là một ngày vui.
  • Viết được 2-3 câu về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua
  • Viết được tên các sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình dưới đây

2. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt; máy soi (BT2)

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

– GV tổ chức cho Hs hát

– GV dẫn dắt vào bài mới

– Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

– HS thực hiện

– HS lắng nghe

2. HĐLuyện tập, thực hành.

Hoạt động 1: Luyện đọc.

– Gọi 1 HS đọc cả bài

– GV gọi HS nêu từ khó đọc, câu dài, ngắt nghỉ, nhấn giọng.

– GV: yêu cầu HS ngồi theo nhóm 4 luyện đọc.

– Gọi 1 HS lên cho các nhóm chia sẻ phần luyện đọc.

– Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét các bạn đọc đúng yêu cầu chưa và giúp bạn đọc đúng theo yêu cầu.

– GV theo dõi các nhóm đọc bài.

– Gọi các nhóm đọc. HS nhận xét.

– GV nhận xét: (VD: Nhóm bạn … đọc đúng, đảm bảo tốc độ hoặc nhóm bạn…. đọc bài lưu loát và đã biết đọc hay bài đọc.

– HS đọc bài.

– HS nêu: Từ khó đọc: cửa sổ, tia nắng, thế là, năm học, mừng rỡ, bãi cỏ, lấp lánh,…

– Luyện đọc câu dài: Sơn về quê từ đầu hè,/ giờ gặp lại,/ hai bạn/ có bao nhiêu chuyện.

– Học sinh làm việc trong nhóm 4

– HS đọc bài

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

– GV giao bài tập HS làm bài.

– GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 1, 2/4 Vở Bài tập Tiếng Việt.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

– Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

– Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 1/21: Viết 2 – 3 câu về điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè vừa qua.

– GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

– GV cho HS đọc kết quả.

– GV nhận xét, chốt kết quả.

=> GV giáo dục HS cần chắt lọc những cảm nghĩ trong sáng bổ ích với bản thân và các bạn.

-1 Hs lên chia sẻ.

– Hs trình bày

Trong kì nghỉ hè vừa qua, khi về quê thăm ông bà ngoại em nhớ nhất là những đêm trăng được cùng ông bà ngồi ngoài hiên nhà hóng gió. Ánh trăng sáng chiếu bóng in lên nền đất, tiếng côn trùng kêu, tiếng lá trong đêm xào xạc và những lời tâm sự của bà khiến em nhớ mãi không quên. Bởi nó đã tiếp thêm động lực để em luôn cố gắng học tập trong năm học mới.

– HS chữa bài vào vở.

* Bài 2: Viết tên sự vật bắt đầu bằng c hoặc k trong các hình dưới đây:

– GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

– GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

– GV cho HS chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

è GV mở rộng một số từ chỉ sự vật theo yêu cầu của bài.

– Hs nêu.

– HS chia sẻ trong nhóm đôi.

– 4,5 HS chia sẻ.

– Kết quả:1. Kính 2. Cây 3. Kìm 4. Kẹo

5. Cân 6. Kéo 7. Cờ 8. Cửa

3. HĐ Vận dụng

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

– GV gợi ý cho HS về các hoạt động vui chơi, học tập khi đến trường và khi tan học. Những môn em thích, nói cảm nghĩ của em sau mỗi hoạt động, học tập.

– Nhận xét giờ học.

– Dặn chuẩn bị bài sau.

– HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo thêm:   Công thức tính diện tích hình vuông là gì? Bài tập và bí quyết thực hành hiệu quả

Chủ đề 1: NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

BÀI 1: NGÀY ĐẦU GẶP LẠI ( Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng:

  • Viết đúng bài chính tả và kĩ năng trình bày bài sạch đẹp.
  • Viết đúng từ ngữ chứa c/k; tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
  • Viết được những địa điểm em muốn đi, những hoạt động em muốn làm trong mùa hè năm tới.

2. Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết được vấn đề với các dạng bài tập Tiếng Việt.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vở bài tập Tiếng Việt; máy soi (BT5)

2. Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HĐ Khởi động

– GV tổ chức cho Hs hát

– GV dẫn dắt vào bài mới

– Gv nêu yêu cầu cần đạt của tiết học:

+ Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết bài, làm được các bài tập trong vở bài tập.

– HS thực hiện

– HS lắng nghe

2. HĐLuyện tập, thực hành.

Hoạt động 1: Luyện viết

– GV đọc bài viết chính tả: Em yêu mùa hè.

+ Gọi 2 HS đọc lại.

+ HD HS nhận xét:

H: Bài thơ có mấy khổ thơ? Hết khổ thơ ta trình bày như thế nào?

H: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?

+ HD viết từ khó:

– HS đọc thầm và viết ra giấy nháp chữ khó viết: bướm lượn, trái sim…

+ GV đọc HS viết bài vào vở .

+ Chấm, chữa bài.

– GV thu chấm 5 – 7 bài NX, rút kinh nghiệm.

– HS nghe.

– HS đọc bài.

– Bài thơ có 4 khổ thơ. Khi viết hết khổ thơ thì cách ra một dòng.

– Viết hoa những chữ đầu dòng thơ.

– Học sinh làm việc cá nhân

– HS viết bài

Hoạt động 2: HDHS làm bài tập

– GV giao bài tập HS làm bài.

– GV lệnh HS chưa đạt chuẩn làm bài tập 3, 4/5 Vở Bài tập Tiếng Việt.

– GV lệnh HS đạt chuẩn làm bài tập 3, 4, 5/ 5 Vở Bài tập Tiếng Việt.

– GV cho Hs làm bài trong vòng 7 phút.

– Gv quan sát, giúp đỡ, nhắc nhở tư thế ngồi học cho Hs; chấm chữa bài.

– HS làm xong bài GV cho HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

– HS đánh dấu bài tập cần làm vào vở.

-Hs làm bài

Hoạt động 3: Chữa bài

– Gv Gọi 1 Hs lên điều hành phần chia sẻ trước lớp.

* Bài 4/5: Điền c/k

– GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

– GV cho HS đọc kết quả.

– GV nhận xét, chốt kết quả.

– HS đọc lại đoạn thơ.

è Cho HS nhắc lại quy tắc chính tả với c/k

-1 Hs lên chia sẻ.

– Hs trình bày các từ cần điền:

cánh, kìa, con, kia, cá.

– HS chữa bài vào vở.

* Bài 5: Viết những địa điểm, hoạt động em muốn làm trong mùa hè năm tới.

– GV gọi 1 hs nêu yêu cầu.

– GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi.

– GV cho HS chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, tuyên dương HS.

è GV giáo dục HS cần chắt lọc các hoạt động bổ ích cho ngày hè.

– Hs nêu.

– HS chia sẻ trong nhóm đôi.

– 4,5HS chia sẻ.

3. HĐ Vận dụng

– Nêu quy tắc chính tả với c/k?

– Gọi HS NX

– GV Chốt Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

+ Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

+ Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

+ Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

– Trong những ngày hè chúng mình nên tham gia những hoạt động như thế nào?

– GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS.

– Nhận xét giờ học.

– Dặn chuẩn bị bài sau.

– HS nêu: Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

+ Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

+ Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

+ Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

– HS chia sẻ.

Tham khảo thêm:  

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án buổi 2 Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Giáo án buổi chiều Tiếng Việt lớp 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *