Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn lớp 9 tham khảo.

Kế hoạch bài dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 tổng hợp các chủ đề ôn thi học sinh giỏi giúp cho quý thầy cô giáo và các em học sinh ôn luyện, củng cố kiến thức nhằm chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Lưu ý: Tài liệu gồm 2 mẫu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 khác nhau nên thầy cô tải về tham khảo nhé.

KẾ HOẠCH BD HSG MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM 2023 – 2024

TT

Bài/chủ đề

Yêu cầu cần đạt

1

Dạng đề đọc hiểu

1. Cách làm dạng đề đọc hiểu

2. Luyện dạng đề đọc hiểu ( 20 đề)

2

Ôn tập văn nghị luận XH về sự việc hiện tượng đời sống

1. Cách làm dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống.

2. Luyện đề

3

Ôn tập văn nghị luận XH về tư tưởng, đạo lí

1. Cách làm nghị luận tư tưởng đạo lý.

2. Luyện các dạng đề.

3. Luyện dạng đề nghị luận xã hội từ một câu chuyện,

4

Luyện đề đọc hiểu + NLXH

Luyện các dạng đề

5

Những vấn đề chung về lí luận văn học

Lý luận văn học

6

Nghị luận văn học

1. Cách làm dạng bài nghị luận văn học.

2. Cách làm dạng bài nghị luận văn học từ một ý kiến, nhận định.

7

“Chuyện người con gái Nam Xương”

1. Ôn tập kiến thức cơ bản.

2. Các dạng đề thi

3. Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

8

“Truyện Kiều”

1. Ôn tập kiến thức cơ bản.

2. Các dạng đề thi

3. Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

Luyện đề chung

Luyện các đề tổng hợp

9

Đồng chí,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

10

Bài thơ về tiểu đội xe không kính,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

11

Mùa xuân nho nhỏ,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

12

Đoàn thuyền đánh cá,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

13

Ánh trăng,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

14

Làng,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

15

Lặng lẽ Sa Pa,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

16

Chiếc lược ngà,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

17

Viếng lăng Bác,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

18

Bếp lửa,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

19

Sang thu,

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

20

Nói với con

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

21

Những ngôi sao xa xôi

Ôn tập kiến thức cơ bản.

Các dạng đề thi

Luyện các dạng đề thi từ cơ bản đến nâng cao.

22

Ôn luyện chung

– HS ôn tập, luyện tập, củng cố kiến thức phần đọc hiểu theo 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đối với dạng đề

– Nắm được cách giải quyết dạng đề

– Rèn kĩ năng giải quyết dạng đề

Tham khảo thêm:  

BUỔI 1,2

LUYỆN ĐỀ ĐỌC – HIỂU

A. Mục tiêu cần đạt

– HS ôn tập, củng cố kiến thức phần đọc – hiểu

+ Đọc kĩ dạng đề

+ Xử lí dạng đề: Hỏi gì trả lời nấy

+ Câu 4: chú ý viết đoạn văn ngắn

– Rèn kĩ năng làm dạng đề đọc hiểu

– Ý thức học tập tự giác, yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị

– GV: Tài liệu tham khảo (TLTK), giáo án, các ngữ liệu liên quan, dạng đề đọc hiểu

– HS: Tập đề, ôn tập dạng câu hỏi

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài tập: GV kiểm tra bài hoàn thiện về nhà của HS

3. Bài mới

I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT

1. Những kiểu câu hỏi thường gặp trong đề đọc hiểu:

– Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…

– Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); kiểu câu hỏi theo tác giả … như thế nào?… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.

– Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

– Những câu hỏi nâng cao nhằm phân hóa học sinh: Tập trung chủ yếu ở câu hỏi hiểu và vận dụng, yêu cầu học sinh vừa phải hiểu văn bản vừa phải có kiến thức sâu rộng từ thực tế chứ không chỉ dựa vào văn bản.

2. Phương pháp làm bài

* Nắm vững 3 mức độ câu hỏi: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng (thấp)

* Phương pháp chung

Bước 1: Phải đọc thật kỹ văn bản.

Bước 2: Đọc hết các câu hỏi một lượt, đồng thời gạch chân từ khóa trọng tâm mỗi câu hỏi

Bước 3: Suy nghĩ và lên phương án trả lời từng câu

* Phương pháp cụ thể với mỗi mức độ câu hỏi

– Ở câu hỏi nhận biết:

+ Cần lưu ý một số dấu hiệu: chính, chủ yếu, các, những, một, một số…

VD: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính thì đáp án chỉ có một, và phải chính xác

VD: Chỉ ra các phương thức biểu đạt thì đáp án phải từ hai trở lên (nhưng không quá bốn)

+ Cần phân biệt rõ các khái niệm: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, cách triển khai văn bản (hình thức lập luận) để tránh nhầm lẫn

+ Nếu yêu cầu nhận biết từ ngữ, hình ảnh: Cần đọc kĩ xen từ ngữ, hình ảnh đó hướng tới nghĩa gì. VD: chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thuộc chất liệu văn học dân gian, chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh nhằm nhấn mạnh và khẳng định chủ quyền, chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mang đặc trưng của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra các từ láy…

+ Cần nắm chắc các biện pháp tu từ đã học

Tham khảo thêm:  

– Ở câu thông hiểu:

+ Câu hỏi yêu cầu hiểu nghĩa của từ, câu: Vận dụng thao tác giải thích để giải quyết (câu hỏi là gì?), với một câu dài, cần xem xét có bao nhiêu vế, hiểu lần lượt từng vế, sau đó mới khái quát nghĩa cả câu.

VD: Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa của hai câu: “Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm/ Những chồi non tự vươn lên mà sống”

++ Đất là điều kiện, là môi trường sống chung cho mọi hạt giống

++ Những chồi non phải tự mình vươn lên, sống khỏe mạnh hay yếu ớt đều là do tự mình quyết định

++ Nghĩa của hai câu: Muốn nói tới con người chúng ta ai – sinh ra cũng có điều kiện được sống, còn sống như thế nào thì tự mình phải quyết định, phải nỗ lực vươn lên để khẳng định bản thân, để sống có ích…

+ Nếu gặp câu hỏi “theo tác giả….”

VD: (Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế.

(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh.”?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?)

Hướng giải quyết:

+ Nếu gặp câu hỏi “theo tác giả….”: Câu trả lời sẽ nằm ngay trên văn bản
Theo tác giả, chúng ta sẽ được lợi ích gì khi “nhận thức được vẫn còn nhiều điều có thể học”? Đáp án: Chúng ta sẽ bổ sung được nhiều kiến thức mới

+ Nếu gặp câu hỏi “theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng…..”: Câu trả lời sẽ dựa trên ba căn cứ cơ bản sau:

++ Thứ nhất: Căn cứ vào nghĩa của câu mà tác giả cho rằng…

++ Thứ hai: Căn cứ vào ngữ liệu trên văn bản

++ Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết của chúng ta

VD 1. Tại sao tác giả cho rằng: “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”? Đáp án: Vì dù bạn có chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, dù là nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng hay các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc đọc sách về các chủ đề khác nhau… thì bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu nó không ngừng nghỉ cho đến khi đạt đến kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Biết đâu, trong quá trình học với quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò nó sẽ trở thành cá tính của bạn. Nó sẽ trở thành niềm đam mê không thể buông bỏ lúc nào mà bạn không hay biết. (Trường hợp này câu trả lời nằm ngay trên văn bản)

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thương nhớ mùa xuân Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 56 sách Cánh diều tập 2

VD 2. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả”?

Đáp án: Tác giả nói như vậy vì:

– Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là chúng ta hiểu rõ mình là ai, mình đang ở đâu, chúng ta hiểu rằng thế giới ngoài kia kì vĩ, lớn lao, thú vị vô cùng. Và khi đó, chúng ta sẽ có ý thức, có ham muốn, có niềm vui khi học hỏi, khám phá và chinh phục thế giới.

– Ngược lại, nếu tự mãn về bản thân, chúng ta sẽ không tìm ra mục tiêu cho cuộc sống của mình, vì vậy cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị. (Trường hợp này câu trả lời không có trên văn bản)

Tóm lại, đây là kiểu câu hỏi khó nhất đối với học sinh, các em có thể dựa trên ba căn cứ trên để tìm câu trả lời cho phù hợp.

+ Nếu yêu cầu nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần chỉ rõ tác dụng về nội dung (biện pháp đó giúp làm rõ nội dung như thế nào), và về hình thức (làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, tạo sự cân đối nhịp nhàng…)

– Ở câu vận dụng (thấp): Câu trả lời hoàn toàn do nhận thức, cách nghĩ của chúng ta

+ Nếu yêu cầu rút ra thông điệp: Có hai cách, một là chọn ngay một câu có ý nghĩa nhất làm thông điệp, hai là tự rút ra ý nghĩa của văn bản rồi chọn đó làm thông điệp. Sau đó đều phải lí giải vì sao anh/ chị chọn thông điệp đó?

(Lưu ý: Đây là câu hỏi vận dụng theo hình thái tảng băng trôi, có độ phân hóa cao, nên dù câu hỏi không yêu cầu giải thích vì sao, học sinh vẫn phải lí giải)

+ Nếu yêu cầu nêu lên điều anh/chị tâm đắc, hoặc một số việc làm cụ thể: Câu trả lời hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết của học sinh, cần nêu được ít nhất ba nội dung, trả lời thẳng thắn, cụ thể rõ ràng, tránh chung chung, dài dòng.

Phân bổ thời gian: Thời gian hợp lí dao động từ 20- 25 phút. Nếu quá thời gian trên mà vẫn chưa giải quyết hết thì phải dừng lại để làm phần khác. Sau khi hoàn thành xong phần khác, tiếp tục quay lại suy nghĩ trả lời (nếu còn thời gian).

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 9 năm 2023 – 2024 Ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *