Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 88, 89) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 9 trang 88, 89 tập 1 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các bài tập trong SGKBài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông thuộc chương 1 Hình học 9..

Giải Toán 9 Bài 4 tập 1 Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán. Giải Toán lớp 9 trang 88, 89 tập 1 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

  • Trả lời câu hỏi Toán 9 Bài 4
  • Giải Toán 9 trang 88, 89 tập 1
  • Giải Luyện tập trang 89 Toán 9
  • Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn bay vòng quanh thế giới với Google Earth Pro

Trả lời câu hỏi Toán 9 Bài 4

Câu hỏi 1 (trang 85 SGK): Viết các tỉ số lượng giác của góc B và góc C. Từ đó hãy tính mỗi cạnh góc vuông theo:

a) Cạnh huyền và các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.

b) Cạnh góc vuông còn lại và các tỉ số lượng giác của góc B và góc C.

Lời giải chi tiết

begin{matrix}
  sin widehat B = dfrac{b}{a};cos widehat B = dfrac{c}{a};tan widehat B = dfrac{b}{c};cot widehat B = dfrac{c}{b} hfill \
  sin widehat C = dfrac{c}{a};cos widehat C = dfrac{b}{a};tan widehat C = dfrac{c}{b};cot widehat C = dfrac{b}{c} hfill \ 
end{matrix}

a.

begin{matrix}
  b = a.left( {dfrac{b}{a}} right) = a.sin widehat B = a.cos widehat C hfill \
  c = a.left( {dfrac{c}{a}} right) = a.cos widehat B = a.sin widehat C hfill \ 
end{matrix}

b.

begin{matrix}
  b = c.left( {dfrac{b}{c}} right) = c.tan widehat B = c.cot widehat C hfill \
  c = b.left( {dfrac{c}{b}} right) = b.cot widehat B = b.tan widehat C hfill \ 
end{matrix}

Câu hỏi 2: Trong ví dụ 3, hãy tính cạnh BC mà không áp dụng định lý Py-ta-go.

Lời giải chi tiết

Ta có:

begin{matrix}
  tan widehat B = dfrac{{AC}}{{AB}} = dfrac{8}{5} Rightarrow widehat B approx {58^0} hfill \
   Rightarrow sin widehat B = dfrac{{AC}}{{BC}} approx 0,848 hfill \
   Rightarrow BC = dfrac{{AC}}{{0,848}} approx 9,433 hfill \ 
end{matrix}

Câu hỏi 3

Trong ví dụ 4, hãy tính các cạnh OP, OQ qua cosin của các góc P và Q.

Lời giải chi tiết

Ta có: widehat P + widehat Q = {90^0} Rightarrow widehat Q = {90^0} - widehat P = {90^0} - {36^0} = {54^0}

Xét tam giác OPQ vuông tại O

Giải Toán 9 trang 88, 89 tập 1

Bài 26 (trang 88 SGK Toán 9 Tập 1)

Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng 34o và bóng của một tháo trên mặt đất dài 86m (h.30). Tính chiều cao của tháp (làm tròn đến mét)

Gợi ý đáp án 

Kí hiệu đỉnh như hình vẽ. Theo hệ thức giữa các cạnh và góc của tam giác vuông, ta có:

AB = AC.tg34o = 86.tg34o58 (m)

Vậy chiều cao tòa nhà là 58m.

Bài 27 (trang 88 SGK Toán 9 Tập 1)

Giải tam giác ABC vuông tại A, biết rằng:

a. b=10cm; widehat{C}=30^{circ}

b. c=10cm; widehat{C}=45^{circ}

c. a=20cm; widehat{B}=35^{circ}

d. c=21cm; b=18cm

Gợi ý đáp án

a. b=10cm; widehat{C}=30^{circ}

Xét tam giác ABC vuông tại A có AC=10cm, widehat{C}=30^o. Ta cần tính AB, BC và widehat{B}.

+) Ta có:widehat{B} + widehat{C}=90^{circ} Rightarrow widehat{B}=90^o -30^{circ}=60^{circ}.

+) Lại có

AB = AC. tan C=10.tan 30^o

=dfrac{10sqrt 3}{3} approx 5,77(cm).

AC=BC. cos C Rightarrow 10=BC. cos 30^o

Rightarrow BC=dfrac{10}{cos 30^o}=dfrac{20sqrt 3}{3} approx 11,55(cm).

b. c=10cm; widehat{C}=45^{circ}

+) Xét tam giác ABC vuông tại A có AB=10, widehat{C}=45^o. Ta cần tính AC, BC và widehat{B}.

+) Ta có: widehat{B}+ widehat{C}=90^{circ} Rightarrow widehat{B}=90^o - widehat{C}=90^o-45^{circ}=45^{circ}.

Do đó tam giác ABC là tam giác vuông cân tại A nên AB=AC=10(cm).

+) Lại có: AB=BC. sin C Rightarrow 10=BC. sin 45^o

Rightarrow BC=dfrac{10}{sin 45^o}=10sqrt 2 approx 14,14(cm).

c. a=20cm; widehat{B}=35^{circ}

+) Xét tam giác ABC vuông tại A có BC=20cm, widehat{B}=35^o. Ta cần tính AB, AC và widehat{C}.

+) Ta có: widehat{C}+ widehat{B}=90^{circ} Rightarrow widehat{C}= 90^o - widehat{B}=90^o - 35^{circ}=55^{circ}.

Tham khảo thêm:   Mèo cào có sao không? Cách xử lý khi bị mèo cào

+) Lại có: AB=BCcdot cosB=20cdot cos35^{circ}approx 16,383 (cm)

AC= BC cdot sinB=20cdot sin35^{circ}approx 11,472 (cm).

d. c=21cm; b=18cm

Xét tam giác ABC vuông tại A có: AC=18,AB = 21. Ta cần tính BC, widehat{B}, widehat{C}.

Áp dụng định lí Pyta go, ta được: BC^2=AC^2+AB^2=18^2 +21^2=765

Rightarrow BC = sqrt{765}=3sqrt{85} approx 27,66(cm).

Lại có:

tan B=dfrac{AC}{AB}=dfrac{18}{21} approx 0,8571 Rightarrow widehat{B}approx 41^{circ}.

widehat{C }+widehat{B}=90^o Rightarrow widehat{C}= 90^o - 41^o =49^{circ}.

Giải Luyện tập trang 89 Toán 9

Bài 28 (trang 89 SGK Toán 9 Tập 1)

Một cột đèn cao 7m có bóng trên mặt đất dài 4m. Hãy tính góc (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất (góc α trong hình 31).

Gợi ý đáp án

Xét tam giác ABC vuông tại A có AC=7m, AB = 4m,  widehat{B}=alpha . Ta cần tính góc B.

Theo định nghĩa tỷ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông, ta có:

tan alpha = tan B =dfrac{AC}{AB}=dfrac{7}{4} =1,75.

Bấm máy tính ta được: alpha approx 60^o 15'.

Bài 29 (trang 89 SGK Toán 9 Tập 1)

Một khúc sông rộng khoảng 250m. Một chiếc đò chèo qua sông bị dòng nước đẩy xiên nên phải chèo khoảng 320m mới sang được bờ bên kia. Hỏi dòng nước đã đẩy chiếc đò lệch đi một góc bằng bao nhiêu độ? (góc α trong hình 32)

Gợi ý đáp án

Xét tam giác ABC vuông tại A có AB=250m, BC=320m. Ta cần tính góc B.

Theo định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn, ta có:

cos alpha =cos B =dfrac{AB}{BC}=dfrac{250}{320}=0,78125.

Rightarrow alpha approx 38^{circ}37'.

Vậy chiếc đò lệch đi một góc gần bằng:38^{circ}37'.

Bài 30 (trang 89 SGK Toán 9 Tập 1)

Cho tam giác ABC, trong đó BC = 11cm, ∠ABC = 38o, ∠ACB = 30o. Gọi điểm N là chân của đường vuông góc kẻ từ A đến cạnh BC. Hãy tính:

a) Đoạn thẳng AN

b) Cạnh AC

Gợi ý: Kẻ BK vuông góc với AC.

Gợi ý đáp án

Kẻ BK ⊥ AC (K ∈ AC).

Trong tam giác vuông BKC có:

∠KBC = 90o – 30o = 60o

=> ∠KBA = 60o – 38o = 22o

BC = 11 (cm) => BK = 5,5 (cm) ( tính chất cạnh đối diện góc 30° trong tam giác vuông bằng nửa cạnh huyền )

Xét tam giác KBA vuông tại K có:

BK=AB. cos widehat{KBA} Leftrightarrow 5,5=AB.cos 22^o

Rightarrow AB=dfrac{5,5}{cos 22^{circ}}approx 5,932 (cm).

Xét tam giác ABN vuông tại N có:

AN= AB. sin widehat{ABN} approx 5,932.sin 38^o approx 3,652(cm)

b) Xét tam giác ANC vuông tại N có:

Tham khảo thêm:   10 bài hát về quê hương nói lên lòng yêu nước và luôn nhớ về cội nguồn

AN=AC. sin C Rightarrow 3,652 = sin 30^o . AC

Leftrightarrow AC=dfrac{3,652}{sin 30^o} approx 7,304(cm).

Bài 31 (trang 89 SGK Toán 9 Tập 1)

Trong hình 33, AC = 8cm, AD = 9,6 cm, ∠ABC = 90o, ∠ACB = 54o và ∠ACD = 74o.

Hãy tính:

a) AB

b) ∠ADC

Gợi ý đáp án

a) AB = AC.sinC = 8.sin54o = 6,47 (cm)

b) Trong tam giác ACD, kẻ đường cao AH.

Ta có: AH = AC . sinACH = 8.sin74o = 7,69 (cm)

Xét tam giác AHD vuông tại H có:

sin {rm{D}} = dfrac{AH}{AD} approx dfrac{7,69}{9,6} approx 0,801 Rightarrow widehat D approx {53^0}.

Bài 32 (trang 89 SGK Toán 9 Tập 1)

Một con thuyền với vận tốc 2km/h vượt qua một khúc sông nước chảy mạnh mất 5 phút. Biết rằng đường đi của con thuyền tạo với bờ một góc 70^{circ}. Từ đó đã có thể tính được chiều rộng của khúc sông chưa? Nếu có thể hãy tính kết quả (làm tròn đến mét).

Gợi ý đáp án

Vẽ hình minh họa

Gọi AB là đoạn đường mà con thuyền đi được trong 5 phút, BH là chiều rộng của khúc sông.

Đổi 5 phút =dfrac{1}{12}h. Biết vận tốc của thuyền là v=2km/h

Suy ra quãng đường thuyền đi trong 5 phút là:

AB=S=v.t=2.dfrac{1}{12}=dfrac{1}{6} (km).

Xét tam giác HAB vuông tại H,AB=dfrac{1}{6}km, widehat{A}=70^o, ta có:

BH=AB. sin A = dfrac{1}{6}. sin 70^o approx 0,1566(km)=156,6m

Vậy chiều rộng khúc sông xấp xỉ 156,6(m).

Lý thuyết Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

1. Các hệ thức

Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:

a) Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

b) Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

b=acdot sin B=acdot cos C;

b=ccdot tan B=ccdot cot C;

c=acdot sin C=acdot cos B;

c=bcdot tan C=bcdot cot B.

2. Chú ý

Trong một tam giác vuông nếu cho trước hai yếu tố (trong đó có ít nhất một yếu tố về cạnh và không kể góc vuông) thì ta sẽ tìm được các yếu tố còn lại.

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Giải tam giác vuông

Phương pháp:

+ Giải tam giác là tính độ dài các cạnh và số đo các góc dựa vào dữ kiện cho trước của bài toán.

+ Trong tam giác vuông, ta dùng hệ thức giữa cạnh và các góc của một tam giác vuông để tính toán.

Dạng 2: Tính cạnh và góc của tam giác

Phương pháp:

Bằng cách kẻ thêm đường cao (nếu cần) ta làm xuất hiện tam giác vuông để áp dụng các hệ thức giữa cạnh và góc thích hợp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 4: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 88, 89) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *