Bạn đang xem bài viết ✅ Giải Toán 9 Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 42, 43) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com mời quý thầy cô cùng tham khảo tài liệu Giải bài tập SGK Toán 9 Tập 2 trang 42, 43 để xem gợi ý giải các bài tập của Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn thuộc chương 4 Đại số 9.

Tài liệu được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa trang 42, 43 Toán lớp 9 tập 2. Qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 3 Chương 4 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 2. Chúc các bạn học tốt.

Lý thuyết Phương trình bậc hai một ẩn

1. Định nghĩa

Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng: ax2 + bx + c = 0. Trong đó x là ẩn số; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0.

Ví dụ:

+ x2 – 5x + 4 = 0 là phương trình bậc hai một ẩn trong đó a = 1; b = -5; c = 4

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà 3 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

+ 2x2 – 13x + 17 = 0 là phương trình bậc hai một ẩn trong đó a = -2; b = -13; c = 17.

+ x2 – 10 = 0 là phương trình bậc hai một ẩn có a = 1; b = 0 và c = -10

+ x2 + 20x = 0 là phương trình bậc hai một ẩn có a = 1 và b = 20; c = 0

2. Giải phương trình với hai trường hợp đặc biệt

a) Trường hợp c = 0.

Khi đó phương trình có dạng: ax2 + bx = 0 ⇔ x(ax + b) = 0

Phương trình có nghiệm: x1 = 0; x2 = -b/a

b) Trường hợp b = 0

Khi đó phương trình có dạng: ax2 + c = 0 ⇔ x2 = -c/a

+ Nếu a, c cùng dấu thì -c/a < 0 ⇒ phương trình vô nghiệm.

+ Nếu a, c khác dấu thì -c/a > 0 ⇒ phương trình có hai nghiệm

3. Ví dụ

Ví dụ 1: Đưa các phương trình sau về dạng ax2 + bx + c = 0 rồi chỉ rõ các hệ số a, b, c của phương trình ấy. Các phương trình: 5x2 – 3x = 10x + 100; x2 = 900

Giải:

+ Ta có: 5x2 – 3x = 10x + 100 ⇔ 5x2 – 13x – 100 = 0

Hệ số a = 5; b = -13; c = -100

+ Ta có: x2 = 900 ⇔ x2 – 900 = 0

Hệ số a = 1, b = 0; c = -900

Giải bài tập toán 9 trang 42, 43 tập 2

Bài 11 (trang 42 SGK Toán 9 Tập 2)

Đưa các phương trình sau về dạng ax2 + bx + c = 0 và chỉ rõ các hệ số a, b, c:

a) 5x2 + 2x = 4 – x

b) {3 over 5}{x^2} + 2x - 7 = 3x + {1 over 2}

c) 2x2 + x – √3 = x.√3 + 1

d) 2x2 + m2 = 2(m – 1).x

Xem gợi ý đáp án

a) 5x2 + 2x = 4 – x

⇔ 5x2 + 2x + x – 4 = 0

⇔ 5x2 + 3x – 4 = 0

b) Ta có:

dfrac{3 }{5}{x^2} + 2x - 7 = 3x + dfrac{1}{2}

Leftrightarrow dfrac{3}{5}{x^2} +2 x -7-3x-dfrac{1}{2}= 0

Leftrightarrow dfrac{3}{5}{x^2} -x -dfrac{15}{2}= 0

Leftrightarrow dfrac{3}{5}{x^2} +(-1).x +{left(-dfrac{15}{2} right)}= 0

Suy ra a = dfrac{3 }{5}, b = - 1, c = - dfrac{15}{2}.

Phương trình bậc hai trên có a = 5; b = 3; c = -4.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp kiến thức về góc trong hình học chi tiết nhất

c) 2x2 + x – √3 = x.√3 + 1

⇔ 2x2 + x – x.√3 – √3 – 1 = 0

⇔ 2x2 + x.(1 – √3) – (√3 + 1) = 0

Phương trình bậc hai trên có a = 2; b = 1 – √3; c = – (√3 + 1).

d) 2x2 + m2 = 2(m – 1).x

⇔ 2x2 – 2(m – 1).x + m2 = 0

Phương trình bậc hai trên có a = 2; b = -2(m – 1); c = m2.

Bài 12 (trang 42 SGK Toán 9 Tập 2)

Giải các phương trình sau:

a) x2 – 8 = 0;

b) 5x2 – 20 = 0;

c) 0,4x2 + 1 = 0

d) 2x2 + √2x = 0;

e) -0,4x2 + 1,2x = 0.

Xem gợi ý đáp án

a) x2 – 8 = 0

⇔ x2 = 8

⇔ x = 2√2 hoặc x = -2√2.

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 2√2 và x = -2√2.

b) 5x2 – 20 = 0

⇔ 5x2 = 20

⇔ x2 = 4

⇔ x = 2 hoặc x = -2.

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 2 và x = -2.

c) 0,4x2 + 1 = 0

⇔ 0,4x2 = -1

x^2 = frac{-10}{4}

Phương trình vô nghiệm vì x2 ≥ 0 với mọi x.

d) 2x2 + x√2 = 0

Ta có:

2{x^2} + sqrt 2 x = 0 Leftrightarrow x(2x + sqrt 2 ) = 0

Leftrightarrow left[ matrix{
x = 0 hfill cr
2x + sqrt 2=0 hfill cr} right.

Leftrightarrow left[ matrix{
x = 0 hfill cr
2x =- sqrt 2 hfill cr} right.

Leftrightarrow left[ matrix{
x = 0 hfill cr
x =- dfrac{sqrt 2}{2} hfill cr} right.

Phương trình có hai nghiệm là: x = 0; x = dfrac{-sqrt 2}{2}.

e) -0,4x2 + 1,2x = 0

⇔ -0,4x.(x – 3) = 0

⇔ x = 0 hoặc x – 3 = 0

+Nếu x – 3 = 0 ⇔ x = 3.

Vậy phương trình có hai nghiệm x = 0 và x = 3.

Bài 13 (trang 43 SGK Toán 9 Tập 2)

Cho các phương trình:

a)  x2 + 8x = – 2;

b){x^2} + 2x = dfrac{1}{3}.

Hãy cộng vào hai vế của mỗi phương trình cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái thành một bình phương.

Bài 14 (trang 43 SGK Toán 9 Tập 2)

Hãy giải phương trình : 2x2 + 5x + 2 = 0 theo các bước như ví dụ 3 trong bài học.

Xem gợi ý đáp án

Ta có:

2{x^2} + 5x + 2 = 0

Leftrightarrow 2{x^2} + 5x = - 2(chuyển 2 sang vế phải)

Leftrightarrow {x^2} + dfrac{5}{ 2}x = - 1(chia cả hai vế cho 2)

Leftrightarrow {x^2} + 2. x. dfrac{5}{ 4} = - 1 (tách dfrac{5}{ 2}x =2. x. dfrac{5}{ 4} )

Leftrightarrow {x^2} + 2.x. dfrac{5 }{4} + {left(dfrac{5}{4} right)^2}= - 1 + {left(dfrac{5}{4} right)^2}

Leftrightarrow {left( x + dfrac{5}{ 4} right)^2} = -1+dfrac{25}{16}

Leftrightarrow {left( x + dfrac{5}{ 4} right)^2} =dfrac{9}{16}

Leftrightarrow left[ matrix{
x + dfrac{5}{ 4} = dfrac{3 }{4} hfill cr
x + dfrac{5 }{4} = - dfrac{3}{4} hfill cr} right. Leftrightarrow left[ matrix{
x = - dfrac{1 }{2} hfill cr
x = - 2 hfill cr} right.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x= -dfrac{1}{2} và x=-2.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải Toán 9 Bài 3: Phương trình bậc hai một ẩn Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 42, 43) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *