Bạn đang xem bài viết ✅ Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

“Con dại cái mang” là một trong những câu tục ngữ mà ông cha đã để lại, khuyên răn cho các phụ nên giáo dục nhân cách của con trẻ từ khi còn bé. Vậy không biết rằng, các bạn có hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này không?

Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang

Để giúp cho các bạn học sinh có thêm nhiều cách viết văn giải thích lớp 7, sau đây chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ “Con dại cái mang”.

Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang – Mẫu 1

Có thể nhận thấy được rằng trong những câu tục ngữ của ông cha ta có rất nhiều điều răn dạy hay những kinh nghiệm sống. Hơn nữa lại có cách nhìn nhận về con người. Đặc biệt là con người khi mới sinh ra luôn nhận được những sự che chở của cha mẹ. Và câu tục ngữ “Con dại cái mang” chính là một câu như chỉ nguyên nhân và cũng như vai trò to lớn của người mẹ đối với việc nuôi dạy con cái.

“Con dại cái mang” cũng thật tương đồng với câu “dưỡng bất giáo phụ chi quá”. Câu có nghĩa nói rằng việc nuôi dưỡng mà không giáo dục trở thành người hữu dụng thì đó là lỗi của những bậc làm cha, làm mẹ. Khi còn nhỏ tuổi mà không được uốn nắn giáo dục tốt của cha mẹ thì sẽ “dại”, và hơn hết đó chính là lỗi của cha mẹ nên cha mẹ phải chịu trách nhiệm “cái mang”

Ta như thấy được chính trong câu tục ngữ trên ta cần phải hiểu rõ ý kiến quan điểm mà ông cha ta đang muốn nói tới được hiểu theo nghĩa khác khác nhau. Ta như thấy được chính ý thứ nhất ta cần phải hiểu hai cặp từ “Con và cái” dường như cũng đã được giải thích một cách ngắn gọn là con ở đây là đứa con, con cái ở đây được hiểu là người mẹ.

Câu tục ngữ “Con dại cái mang” ta như thấy được nếu như mà theo nghĩa đen được hiểu là con cái ngu dại thiếu hiểu biết. Thế rồi cả chính trong ứng xử hành động sai trái của mình lỗi lớn nhất là do người mẹ nuông chiều và giáo dục con không tốt nên mới thành ra như vậy.

Còn nếu như chúng ta mà xét chính theo nghĩa bóng câu tục ngữ hàm chứa quan điểm cụ thể xác thực “Con dại cái mang” là một câu nói dường như cũng được hiểu là con cái làm điều sai trái phiền lòng đến bố mẹ. Khi bố mẹ bị phiền lòng thì bố mẹ phải gánh những hậu quả xấu mà con cái đã gây ra. Quả thực đây chính là cách thiếu giáo dục bậc làm cha, làm mẹ trong mỗi gia đình.

Trong xã hội hiện nay chúng ta như thấy được chính hiện tượng “Con dại cái mang” dường như cũng đã tồn tại rất nhiều trong việc giáo dục con cái trong gia đình nhất là người mẹ là yếu tố tác động chủ yếu lên người con. Có lẽ chính là vì trong gia đình người mẹ luôn có nhiệm vụ chăm lo, đồng thời cũng luôn luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái.

Có lẽ chính vì vậy việc dạy dỗ giáo dục con cái là điều hết sức quan trọng trong việc nhận thức hình thành nhân cách của mỗi con người khi trưởng. Chính vì thế nên hiện nay xảy ra hiện trạng đáng phê phán cách giáo dục con cái một cách lơ là, thiếu trách nhiệm.

Còn nữa, ta như thấy được chính việc giáo dục nuông chiều con cái giống như kiểu như kiểu “Con muốn gì mẹ đều cho”. Người mẹ dường như là người đã luôn luôn dành tình yêu thương con bằng cách con cần thứ gì mẹ đều đáp ứng sẵn sàng đáp ứng điều kiện con cái. Quả thực việc dành tình yêu thương con tuyệt đối không bao giờ nỡ đánh, mắng, giáo dục con mà luôn nuông chiều. Khi quá nuông chiều con thì nó sẽ hình thành nhân cách con người thiếu sự hiểu biết, giáo dục đạo đức của cha mẹ khi trưởng thành. Đặc biệt ta như thấy được là hiện tượng con cái lớn lên ăn chơi đua đòi, thậm tệ hơn sa đà vào thói hư. Thế rồi cả sự thiếu hiểu biết của người mẹ cũng gây ra cho con mình “dại”.

Cha mẹ chắc chắn cũng sẽ là người mà chịu tai tiếng về lỗi lầm mà con cái gây ra do thiếu hiểu biết. Cha mẹ cũng nên giáo dục trong hành động và hành vi của mình bố mẹ sẽ lỗi lầm con cái đã gây ra. Có thế mới nói mang nặng đẻ đau vất vả sinh con ra được chúc phúc của mọi người đó chính là “Mẹ tròn con vuông” nhưng lơ là lại dường như không quan tâm đến việc giáo dục con là một lỗi lầm lớn của cha mẹ. Chính vì vậy nên khi việc giáo dục con cái đúng cách sẽ giúp cái hiểu biết, nhìn nhận mọi thứ một cách đúng đắn trong đạo đức, hay cả việc giáo dục nhân cách thì trở thành con người có ích tốt cho xã hội.

Tham khảo thêm:  

“Con dại cái mang” chính là một câu tục ngữ sâu sắc dường như nó cũng đã như đưa ra lời khuyên các bậc cha mẹ luôn lấy việc giáo dục, dạy dỗ tốt cho con cái lên hàng đầu. Không nên nuông chiều con quá mà khiến cho chúng như không biết được đâu là đúng đâu là sai. Bài học răn dạy của người xưa thật đúng đắn.

Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang – Mẫu 2

Một trong số những điều quan trọng nhất của một con người là gia đình. Chính gia đình là nơi nuôi dưỡng, phát triển cái nôi cho sự hoàn thiện mỗi chúng ta. Điều đó được nhắc đến trong câu tục ngữ xa xưa sâu sắc “con dại cái mang” cho ta thêm những suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm về “đạo làm con” để ta có thêm nhiều xúc cảm, nhắc nhở ta những điều nên tránh, đem đến cho ta những thay đổi tích cực hơn.

Trong câu tục ngữ có nhắc đến những từ ngữ thân thuộc, ta có thể hiểu được phần nào, có thể thấy được mối liên hệ giữa những điều đó. Vâng, đôi từ “con-cái” ở đây, không gì khác chính là sự hiện diện lên hai thành phần trong gia đình đó là người con và người mẹ, người cha của họ, “dại” ở đây là sự mắc lỗi lầm còn “mang” chính là có lỗi có sự gánh chịu hậu quả dù cho có là vô tình hay cố ý. Và khi người con mắc tội, lỗi lầm gì đó, người mẹ, người cha chính là người phải chịu trách nhiệm vì đã “không dạy con”,gánh vác, giảm nhẹ tội lỗi đó giúp người con, chịu tai tiếng vì đã “không biết dạy con”- sự sỉ nhục đau đớn nhục nhã ê chề, kể cả khi tuổi đứa con còn nhỏ hay đã lớn, vì dễ hiểu đã làm cha mẹ là cả đời theo con.

Một lần nữa cho ta hiểu được rằng, sự giáo dục trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người làm cha làm mẹ là người chịu trách nhiệm xây dựng nên gia đình, rồi làm vất vả, vun đắp, hy sinh, dành tình yêu cho những đứa con, xem đó là những nguồn vui, mục đích của cuộc sống, đem đến hạnh phúc bền vững cho họ. Vẫn biết sinh được người con ra đã khó, đã đau đớn, đã là sự dồn tâm sức, tiền bạc, nhưng điều đó cũng chưa tính gì đến những tháng ngày đằng đẵng về sau, vì sự giáo dục chúng thành người khó hơn nhiều, không dạy con thành một người tử tế là tội lỗi rất lớn, sự dằn vặt vì đã không làm tròn nhiệm vụ.

Ta thường nghe thấy có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Vì dạy dỗ một đứa trẻ, cũng giống như chăm cái cây vậy, nếu cứ chăm bón, mà không có uốn nắm, tỉa tót như loại “cây cảnh”, thì đâu có giá trị cao. Hay cũng chỉ giống như loài “cây hoang, cây dại” vì nó sẽ mọc lung tung, không có hàng lối, không quy củ…. Con người nếu không có giáo dục, cũng sẽ trở thành mất nhân cách, vô ý thức, không có học, không có định hướng rõ ràng, dựa dẫm, liên tiếp vướng vào những tội lỗi không đáng có,…

Trong xã hội ngày nay, sự việc “con dại cái mang” diễn ra phổ biến. Trong định kiến, suy nghĩ của mọi người, thì người mẹ cầm giữ trọng trách quan trọng, việc “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” giờ đây vẫn thường được đem ra nói dù bất kể nông thôn hay thành phố. Vì người ta coi người mẹ tác động trực tiếp lên người con, vì người mẹ là người trách nhiệm xây dựng “tổ ấm”…. Đã có những trường hợp, do người mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, không đánh, không trách, chỉ toàn cưng với nựng, để con thiếu ý thức tự lập, ăn chơi sa ngã, tệ nạn, vướng vào vòng vây pháp luật, điển hình là việc sống thử mang bầu trước khi cưới… Hay quá bận bịu không cân bằng được thời gian bên con, chia sẻ, chỉ gửi con cho người thân, chẳng quan tâm cảm xúc của con cái, thì đương nhiên, không sớm thì muộn, con cái sẽ lâm vào hoàn cảnh vô cùng “tệ hại, đáng thương”, và đến khi người mẹ nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng, chẳng có cách nào làm lại.

Chỉ khi ta hiểu được điều đó, chỉ khi ta đã có gia đình, ta cần hiểu được việc này không phải của riêng ai. Một mình người mẹ quá vất vả nên cần cả sự trân trọng sự giúp đỡ, đồng lòng, hỗ trợ với người cha, sẽ giúp vượt qua được mọi chuyện, kể cả trong việc dạy dỗ, giúp con cái phát triển, cùng tìm cách chấn chỉnh chúng qua từng ngày, không bỏ mặc nó. Có như thế chúng mới không dễ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng, những cám dỗ vô hình và hữu hình trong cuộc sống phức tạp này.

Trong xã hội ngày nay, sự việc “con dại cái mang” diễn ra phổ biến. Trong định kiến, suy nghĩ của mọi người, thì người mẹ cầm giữ trọng trách quan trọng, việc “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” giờ đây vẫn thường được đem ra nói dù bất kể nông thôn hay thành phố. Vì người ta coi người mẹ tác động trực tiếp lên người con, vì người mẹ là người trách nhiệm xây dựng “tổ ấm”…. Đã có những trường hợp, do người mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, không đánh, không trách, chỉ toàn cưng với nựng, để con thiếu ý thức tự lập, ăn chơi sa ngã, tệ nạn, vướng vào vòng vây pháp luật, điển hình là việc sống thử mang bầu trước khi cưới…Hay quá bận bịu không cân bằng được thời gian bên con, chia sẻ, chỉ gửi con cho người thân, chẳng quan tâm cảm xúc của con cái, thì đương nhiên, không sớm thì muộn, con cái sẽ lâm vào hoàn cảnh vô cùng “tệ hại, đáng thương”, và đến khi người mẹ nhận ra thì tất cả đã quá muộn màng, chẳng có cách nào làm lại.

Tham khảo thêm:  

Chỉ khi ta hiểu được điều đó, chỉ khi ta đã có gia đình, ta cần hiểu được việc này không phải của riêng ai. Một mình người mẹ quá vất vả nên cần cả sự trân trọng sự giúp đỡ, đồng lòng, hỗ trợ với người cha, sẽ giúp vượt qua được mọi chuyện, kể cả trong việc dạy dỗ, giúp con cái phát triển, cùng tìm cách chấn chỉnh chúng qua từng ngày, không bỏ mặc nó. Có như thế chúng mới không dễ mắc vào những sai lầm nghiêm trọng, những cám dỗ vô hình và hữu hình trong cuộc sống phức tạp này.

Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang – Mẫu 3

Trong tục ngữ xa xưa ông cha ta giáo dục thế hệ con cháu bằng những câu tục ngữ bằng những quan điểm nêu rõ cho ta thấy giá trị đạo đức, giá trị nhân đạo sâu sắc. Thế nên việc giáo dục con trẻ là điều quan trọng để hình thành nhân cách tốt của mỗi cá nhân con người giúp ích cho xã hội. Thế nên ta thấy có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ” nhằm giáo dục nhân cách con trẻ từ lúc còn bé đấy là điều quan trọng cần thiết trong mỗi gia đình. Thế nên câu tục ngữ “Con dại cái mang” đưa ra nhận định, quan điểm đúng đắn trong cách nhìn nhận của ông cha ta.

Trong câu tục ngữ trên ta cần phải hiểu rõ ý kiến quan điểm mà ông cha ta đang muốn nói tới được hiểu theo nghĩa khác khác nhau. Ý thứ nhất ta cần phải hiểu hai cặp từ “Con và cái” được giải thích một cách ngắn gọn là con ở đây là đứa con, con cái ở đây được hiểu là người mẹ.

Câu tục ngữ “Con dại cái mang” theo nghĩa đen được hiểu là con cái ngu dại thiếu hiểu biết, trong ứng xử hành động sai trái của mình lỗi lớn nhất là do người mẹ nuông chiều và giáo dục con không tốt nên mới thành ra như vậy.

Còn theo nghĩa bóng câu tục ngữ hàm chứa quan điểm cụ thể xác thực “Con dại cái mang” được hiểu là con cái làm điều sai trái phiền lòng đến bố mẹ, thì bố mẹ phải gánh những hậu quả xấu mà con cái đã gây ra đó là cách thiếu giáo dục bậc làm cha, làm mẹ trong mỗi gia đình.

Trong xã hội hiện nay hiện tượng “Con dại cái mang” tồn tại rất nhiều trong việc giáo dục con cái trong gia đình nhất là người mẹ là yếu tố tác động chủ yếu lên người con. Vì trong gia đình người mẹ luôn có nhiệm vụ chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình và giáo dục con cái.

Vì vậy việc dạy dỗ giáo dục con cái là điều hết sức quan trọng trong việc nhận thức hình thành nhân cách của mỗi con người khi trưởng. Thế nên hiện nay xảy ra hiện trạng đáng phê phán cách giáo dục con cái một cách lơ là, thiếu trách nhiệm.

Hay là việc giáo dục nuông chiều con cái giống như kiểu như kiểu “Con muốn gì mẹ đều cho” dành tình yêu thương con bằng cách con cần thứ gì mẹ đều đáp ứng sẵn sàng đáp ứng điều kiện con cái. Dành tình yêu thương con tuyệt đối không bao giờ nỡ đánh, mắng, giáo dục con mà luôn nuông chiều.

Nó sẽ hình thành nhân cách con người thiếu sự hiểu biết, giáo dục đạo đức của cha mẹ khi trưởng thành. Nhất là hiện tượng con cái lớn lên ăn chơi đua đòi, thậm tệ hơn sa đà vào thói hư, tật xấu hành vi sai trái trong xã hội. Thiếu sự hiểu biết hành vi của mình gây ra sai lầm người chịu khổ và phải gánh chịu tội lỗi đó chính là người mẹ.

Cũng giống ca dao xưa muốn phê phán cách giáo dục con cái của người mẹ như “Con hư tại mẹ cháu hư tại bà” Trách nhiệm giáo dục con cái rất quan trọng đối với mỗi người mẹ để trở thành người tốt có ích cho xã hội thể hiện cách giáo dục đúng đắn nghiêm khắc của người mẹ. Thế nên giáo dục đạo đức con cái rất quan trọng. Thế nên khi người con làm những điều sai trái ảnh hưởng xấu đến xã người lãnh hậu quả khổ nhất chính là bậc cha, mẹ sẽ phải gánh chịu những việc làm của con đã gây ra.

Cha mẹ sẽ chịu tai tiếng về lỗi lầm mà con cái gây ra do thiếu hiểu biết, giáo dục trong hành động và hành vi của mình bố mẹ sẽ lỗi lầm con cái đã gây ra. Thế mới nói mang nặng đẻ đau vất vả sinh con ra được chúc phúc của mọi người “Mẹ tròn con vuông” nhưng lơ là không quan tâm đến việc giáo dục con là một lỗi lầm lớn của cha mẹ. Vậy nên khi việc giáo dục con cái đúng cách sẽ giúp cái hiểu biết, nhìn nhận mọi thứ một cách đúng đắn trong đạo đức, nhân cách thì trở thành con người có ích tốt cho xã hội.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Kể câu chuyện về một người có nghị lực (6 mẫu) Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4

Câu tục ngữ “Con dại cái mang” đưa ra lời khuyên các bậc cha mẹ luôn lấy việc giáo dục, dạy dỗ tốt cho con cái lên hàng đầu. Chứ không nên nuông chiều, lơ đà, không quan tâm đến con cái đến khi con cái mắc sai lầm thì bậc cha, mẹ sẽ phải gánh chịu trách nhiệm con cái đã gây nên lúc ấy hối hận không kịp.

Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang – Mẫu 4

Chúng ta ai ai cũng có mẹ, mẹ là người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vai trò của người mẹ cũng được đề cao trong gia đình từ những công việc nhà cửa hay chăm sóc con cái. Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình nên người, thành công trong cuộc sống tuy nhiên không phải lúc nào cũng đạt được như ý muốn khi ấy nhiều người có xu hướng nói rằng lỗi là do người mẹ và cha mẹ thường phải chịu trách nhiệm. Từ đó mới có câu: “Con dại cái mang”.

Trước tiên chúng ta cần hiểu được hai khái niệm “con’’ và “cái”. Con chỉ những đứa con trong gia đình, “cái” có thể hiểu là người mẹ. Mà “dại” mang nghĩa là hư hỏng, thiếu hiểu biết và khi đó người mẹ phải “mang” tức là chịu trách nhiệm với những sai trái mà người con làm nên.

Câu tục ngữ có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất đó là con cái ngu dại là do lỗi của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái. Như chúng đã biết có nhiều trường hợp con cái hư hỏng mà trách nhiệm không nhỏ là thuộc về các bậc phụ huynh. Trước hết là bố mẹ ai cũng thương yêu con nhưng vì hành động theo cảm xúc và lựa chọn cách thương con bằng việc nuông chiều “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Con trẻ khi được nuông chiều, đùm bọc quá thường sẽ sinh ra ỷ lại, không tự lập được. Nuông chiều này thường thấy ở những người phụ nữ và hơn nữa họ là những người chịu trách nhiệm chính về chăm sóc, dạy dỗ con cái. Khi con mắc lỗi thường không nỡ phạt con hay nếu có phạt chỉ qua loa, đại khái chỉ cần con nói đã biết lỗi hoặc xin lỗi là bỏ qua. Như vậy trẻ sẽ không nhận thức được sai lầm của mình để sửa chữa thậm chí còn trở nên dối trá trong việc nhận tội vì biết trước rằng mẹ sẽ không phạt nặng. Từ những việc nhỏ nhất như vậy nhưng sẽ hình thành nên thói quen, nhân cách của trẻ mà hệ quả là chúng bỏ bê học hành, sa vào những thú vui vô bổ, vô lễ với bề trên… Nguy hại hơn là vì không có hiểu biết mà dễ sa vào những cám dỗ trong xã hội, làm ra những hành vi trái luân thường đạo lý và pháp luật. Thế nên ông cha ta còn khẳng định rằng: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng là một phần đúng. Bên cạnh đó không chỉ vì mỗi người mẹ mà có khi người nuông chiều con cái quá mức lại ở chính những người cha, đặc biệt là những gia đình hiếm con trai hoặc con trai là út thì điều này lại càng phổ biến. Tuy nam nữa bình đẳng nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong tiềm thức của nhiều người nên việc nuông chiều con trai là điều thường thấy. Hay cũng nhiều trường hợp là do lỗi của cả cha cả mẹ đó là khi cả hai đều bận rộn với công việc, sự nghiệp của riêng mình mà bỏ bê con cái.

“Con dại” ngoài những tác nhân từ bên ngoài thì còn do chính bản thân không có lập trường, tư tưởng của riêng mình. Những điều sai trái mà con làm sẽ khiến cha mẹ phiền lòng và còn phải gánh những hậu quả xấu. Người ngoài nhìn vào đứa con sẽ đánh giá về con người cha mẹ, khi con cái làm sai thì bậc cha mẹ sẽ là người chịu điều tiếng đầu tiên. Bên cạnh đó con hư hỏng không chỉ hư về đạo đức mà còn thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến người khác thậm chí là trái pháp luật. Đánh nhau với người ta gây thương tích thì cha mẹ phải đi hòa giải, đền bù tiền viện phí, ăn chơi trác táng, nợ nần thì cũng đến phiên cha mẹ còng lưng trả nợ… Vậy mới nói, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, biết bao tủi nhục, vất vả nhưng vẫn chưa phải là kết thúc. Sinh ra khổ một thì nuôi dưỡng vất vả mười mà chưa biết được rằng có nên người hay không.

Ai rồi cũng lớn lên, cũng có gia đình riêng và rồi cũng làm cha làm mẹ, khi đó chúng ta mới thấu hiểu được nỗi lòng của ba mẹ. Mỗi chúng ta khi còn nhỏ hãy hiểu lấy tấm lòng và nỗi vất vả của cha mẹ để hiếu kính nghe theo lời dạy dỗ của cha mẹ để sau này không phải hối hận.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải thích câu tục ngữ Con dại cái mang (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *