Bạn đang xem bài viết ✅ Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (4 mẫu) Những bài văn hay lớp 9 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, đã được chúng tôi đăng tải tại đây.

Những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam đều luôn cho ta những bài học quý giá về cuộc sống. Sau đây là một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà, mời các bạn cùng tham khảo.

Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà – Mẫu 1

Nói về công dưỡng dục của một con người ta không thể nhắc đến công sinh thành của cha mẹ. Có lẽ chính vì vậy khi nói về cảnh con, cháu không ngoan ngoãn thì các bậc tiền nhân xưa lại có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Và câu tục ngữ này cho đến thời đại hiện nay cũng nhận được những ý kiến trái chiều.

Vậy, chúng ta hiểu được rằng “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là thế nào?Ta như thấy được chính điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đại đa số những bà mẹ hay đó là bà nội hoặc bà ngoại mà lại có tình yêu thương cháu bằng cảm xúc chứ không phải bằng lý trí. Có việc gì mà cháu hay làm sai thì người mẹ cũng như bà sẽ đứng ra bênh vực. Thậm chí những chuyện bênh vực này có sai đi chăng nữa. Cách nói này không chỉ ám chỉ người mẹ hay bà nội, ngoại mà hiểu rộng ra nó còn chỉ cả những người thân cận đối với đứa trẻ đó. Câu tục ngữ này dường như cũng đã nói lên được những ảnh hưởng về sự giáo dục của tất cả người thân cận có ảnh hưởng nhất định đến với nhân cách của những đứa trẻ vậy.

Và ta có thấy được những nhận định này là đúng đắn hay không? Quả thật sự nuông chiều của mẹ hay của các bà mỗi khi đứa trẻ làm sai trái một điều gì đó đã làm cho chúng cảm thấy mình được bao bọc. Sự bao bọc chở che không cần biết đến đúng sai này cũng như đã làm cho đứa trẻ không bao giờ có thể nhận ra được việc sai trái mình đã làm. Cho nên chúng cứ việc mắc sai và lại được chở che như thế. Điều này làm cho chúng như trượt dài trên những sai làm mà không biết. Những người mẹ và bà luôn là người phụ nữ bao dung dễ dàng tha thứ cho đứa con của mình. Quả thật ta như thấy được quan niệm trên cũng xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người phụ nữ. Đồng ý là tình mẫu tử bao giờ cũng thiêng liêng. Nhưng đứng trước những lỗi lầm của đứa con cần phải đứng trên lập trường ý chí kiên định và thật vững vàng.

Có thể ta như thấy được chính vì tình thương yêu quá lớn mà quên đi rằng: cần phải giáo dục con cái bằng sự nghiêm khắc và chắc chắn là phải có quy tắc gia đình rõ ràng. Sự yêu thương con cháu của những bà mẹ thông thường bằng con tim và cảm xúc, chứ không phải bằng lý trí. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng người mẹ không dám phạt con cái, vì tâm lý chung của những bà mẹ luôn sợ chúng sẽ oán giận và không còn yêu thương mình nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được rằng cũng có những bà mẹ lại quá khắt khe với những đứa con. Chính những cách dạy con như “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hiện nay đang ngày càng phổ biến. Nhưng nó lại gây ra những hậu quả quả thực khó lường chính vì vậy hãy răn dạy con cháu chúng ta theo những chiều hướng tích cực và bằng lý trí chứ đừng vì tình cảm lấn át làm cho người con không nhận ra được khuyết điểm của mình.

Từ trước cho đến nay các cụ vẫn cho rằng ý kiến “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Quan niệm ấy dường như vẫn được sử dụng và cho nó là đúng hoàn toàn đối với nhiều người trong xã hội hiện nay là do một phần xuất hiện do hoàn cảnh xã hội từ rất lâu trong xã hội. Đặc biệt từ trước thì các bà, các mẹ chủ yếu ở nhà và dành toàn tâm toàn ý chăm lo cho đời sống của gia đình, và đứa con chính là tâm điểm chăm bẵm từ nhỏ cho đến lớn. Có lẽ chính vì thế mà người bà, người mẹ luôn thương yêu con nên sự nuông chiều là không thể tránh nổi. Sự nuông chiều này đã làm cho người cháu bị hư đi là đúng.

Còn đối với xã hội hiện đại hiện nay, ta như thấy được người phụ nữ đã bước ra xã hội làm việc. Họ dường như không chỉ tập trung vào việc tề gia nội trợ như trước nữa mà ta như thấy hộ đảm đang hơn rất nhiều, giỏi việc nước và đảm việc nhà. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội không hề thua kém gì đàn ông. Cho nên quyền nuôi dạy con cái của họ cũng đặt tương đương thậm chí có thể ít hơn người chồng. Cho nên khi con hư thì trách nhiệm lại là của cả gia đình chứ không phải là của người mẹ và người bà nữa.

Tham khảo thêm:   5 cách tra cứu vận đơn Ninja Van nhanh, đơn giản, chính xác

Quả thật ta như thấy được nguyên nhân khiến cho những đứa con ngoan ở trong mỗi gia đình trở thành “hư” thì nó phải là lỗi của cả cha lẫn mẹ chứ không phải của riêng ai. Quan trọng hơn cả đó chính là bản thân của đứa trẻ đó chưa ý thức được những hành động non dại của mình ảnh hưởng đến chính mình, gia đình và cả xã hội. Ngoài ra những tác động xung quanh của môi trường đến đứa trẻ cũng được bộ lộ và được đánh giá là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “hư hỏng” của đứa bé. Nuôi dạy con cháu không phải là trách nhiệm của một cá nhân nào trong gia đình mà nó là trách nhiệm của cả gia đình cũng như bản thân đứa trẻ đó. Môi trường tác động nhưng dưới sự hướng dẫn lo lắng cho con cái sẽ giúp cho đứa trẻ đó thêm vững vàng trước sóng gió cuộc đời và trở thành người có ích hơn.

Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà – Mẫu 2

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Điều này nói lên sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc chứ không phải bằng lý trí.

Chúng ta đều hiểu rằng một đứa con hư không chỉ tại bà mẹ, bà nội hay bà ngoại của chúng, nhưng cũng có thể tại người cha, những anh chị em trong gia đình, những bạn bè, những lối giáo dục trong học đường, những hủ tục và những ảnh hưởng xấu của một nền văn hóa kém đạo đức và luân lý. Câu tục ngữ này nói lên sự liên hệ mất thiết của những đứa trẻ đối với những bà mẹ, bà nội bà ngoại của chúng, và chúng chịu ảnh hưởng nhiều từ những cách giáo dục và lối ứng xử của những người mà chúng thường xuyên tiếp cận.

“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” đã trở thành quan niệm ăn sâu vào nếp sống người Việt. Quan niệm trên cũng xuất phát từ một thực tế đó là từ chính sự yêu thương con cái một cách thái quá của người phụ nữ, họ đã yêu thương, nuông chiều quá mức để những đứa con ấy mang trong đầu suy nghĩ chúng là “tất cả” để rồi hư hỏng, thậm chí trở thành “nghịch tử”. Người mẹ sinh ra đứa con luôn yêu thương con hết mực bằng tình mẫu tử. Vì tình thương yêu quá lớn mà quên đi rằng: cần phải giáo dục con cái bằng sự nghiêm khắc và có quy tắc gia đình rõ ràng. Sự thương yêu con cháu của đa số những bà mẹ, những bà nội, bà ngoại đối với con cháu bằng con tim và cảm xúc, chứ không phải bằng lý trí. Người mẹ không dám sửa phạt con cái, vì người mẹ sợ chúng sẽ oán giận và không còn yêu thương mình nữa. Ngược lại, cũng có những bà mẹ lại quá khắt khe với những đứa con. Cách dạy con “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” của một số người mẹ không hiếm gặp trong cuộc sống mà ngược lại đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Hậu quả là những đứa con đó bị stress và thường tỏ ra những thái độ phản kháng. Chúng chỉ đợi đến tuổi trưởng thành là chúng thoát ly khỏi gia đình, không muốn nhìn mặt cha mẹ chúng nữa.

Quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” có còn phù hợp? Xưa nay các cụ vẫn cho rằng: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Quan niệm ấy một phần xuất hiện do hoàn cảnh xã hội. Ngày xưa, người phụ nữ chủ yếu ở nhà và tập trung cho việc tề gia nội trợ, chăm sóc con cái. Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, những người đàn ông phải ra chiến trường nên mọi công việc ở nhà đều do bàn tay người phụ nữ chăm lo. Tuy nhiên, khi đất nước hòa bình trở lại thì mọi người đều phải tham gia lao động, chăm lo cho cuộc sống gia đình.

Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ đã bước ra xã hội làm việc. Họ không chỉ tập trung vào việc tề gia nội trợ như trước nữa mà người phụ nữ vẫn ngày ngày lao động vun đúc cho hạnh phúc gia đình, không những lao động lo cho cuộc sống gia đình mà những người phụ nữ còn tham gia vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có những lĩnh vực mà trước đây chỉ có đàn ông mới được tham gia như: chính trị… Có nhiều người vợ cũng đi làm kiếm tiền, về nhà lại còn phải lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa… Hoàn cảnh xã hội đã thay đổi theo hướng tiến bộ tuy nhiên quan niệm “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” thì lại không được thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đa số đàn ông vẫn cho rằng cho rằng: Đàn ông là phải làm “công to việc lớn” mặc dù những người vợ cũng không thể hiểu nổi “công to việc lớn” ở đây là việc gì? Vì vậy, đàn ông cho rằng việc dạy con là trách nhiệm của vợ chứ không phải của cả hai vợ chồng. Có nhiều ông chồng rất gia trưởng. Về đến nhà là ôm lấy cái ti vi hay mấy tờ báo, chứ không bao giờ phụ giúp vợ làm việc nhà. Việc học hành, nuôi dạy con cái cứ giao phó cho vợ. Đến khi con hư thì đổ hết trách nhiệm cho người mẹ.

Tham khảo thêm:  

Nguyên nhân khiến cho những đứa con ngoan trở thành “hư” phần lớn là lỗi của cả cha lẫn mẹ chứ không phải của riêng ai. Một đứa con bị hư không chỉ tại mẹ hay bà của chúng, cũng có thể tại người cha, những anh chị em trong gia đình, những bạn bè, những lối giáo dục trong học đường, những ảnh hưởng xấu của một nền văn hóa kém đạo đức và luân lý. Bởi thế, trách nhiệm giáo dục con cái trong gia đình xưa nay tuy phần lớn thuộc về người phụ nữ nhưng kết quả của việc dạy dỗ như thế nào thì còn tùy thuộc rất nhiều vào môi trường sống, những người xung quanh.

Do đó, mọi người cần tôn trọng và lắng nghe nhau, biết trân trọng những giá trị luân lý đạo đức, tạo môi trường sống lành mạnh để cùng nhau nuôi dạy con cái. Con cái là “tài sản” chung của cả bố và mẹ, vì vậy, trách nhiệm dạy con là của hai vợ chồng. Hãy cùng nhau nuôi dạy con cái, đừng để khi những đứa con đã “hư” rồi lại quy trách nhiệm “con hư tại mẹ”bởi những đứa “con hư” không chỉ tại mẹ hay tại bà!

Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà – Mẫu 3

Một đứa trẻ sinh ra là một niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong gia đình. Công sức dạy dỗ nuôi dưỡng của tất cả mọi người trong gia đình từ ông bà, cha mẹ tất cả đều mong con cái trường thành, khôn lớn. Nhưng nếu con cháu không được ngoan ngoãn, không nghe lời và tỏ thái độ hỗn láo thì mọi người thường hay nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Tại sao họ lại có suy nghĩ và thành kiến đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu.

Trước tiên, ta tìm hiểu nghĩa của câu nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. ” hư” là chỉ thái độ, đạo đức không được ngoan ngoãn, thiếu lễ độ, làm trái những điều mà người lớn dạy, làm trái với chuẩn mực đạo đức. Theo quan niệm của người xưa, một đứa trẻ ngoan phải là chăm ngoan, nghe lời, hiếu thảo ông bà cha mẹ, học giỏi.

Tại sao lại có quan niệm ” Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”? Điều này bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khi tình cảm của người mẹ và người bà dành cho con cháu mình xuất phát từ trái tim, từ cảm xúc. Mẹ và bà là những người phụ nữ có trái tim rất nhân từ, bao dung độ lượng cho con cháu. Họ yêu thương con cháu vô bờ bến, dạy dỗ con cháu bằng cảm xúc nên nhiều khi, mẹ và bà bao che, dung túng cho những lỗi lầm con trẻ. Điều đó khi hình thành trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ sau này. Trẻ không biết tự nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác chứ không phải của nó. Trẻ luôn luôn có tư tưởng sẽ được bà, mẹ của mình bênh vực và xử lý hậu quả thay mình. Từ đó, trẻ không biết nhận lỗi và sửa lỗi. Đó chính là nguồn xuất phát của câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Vậy ngày nay, câu tục ngữ này liệu còn đúng không? Thực tế thời xưa quả thật đúng như vậy. Sự nuông chiều của mẹ hay của bà với đứa trẻ luôn luôn hiện hữu trong mỗi gia đình. Những người mẹ thương con bởi đó là máu mủ, là công chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh con ra. Mẹ nâng niu, nuông chiều con bởi lẽ đó. Còn với bà, bà chiều cháu bởi bà đã già rồi nhìn thấy con cháu đông vui là bà cũng vui. Và cũng bởi lẽ, người mẹ và người bà là người phụ nữ dễ bao dung, dễ tha thứ cho những lỗi lầm của con cháu mình. Chính vì tình yêu đó mà bà và mẹ không biết rằng điều đó là hại nó chứ không phải yêu thương. Yêu thương những đứa con, đứa cháu của mình chính là phải biết giáo dục bằng cả lý trí lẫn con tim. Đó là sự kết hợp giữa nghiêm khắc và cả sự nhẹ nhàng, hiểu tâm lý của con cháu. Chỉ ra cho con cháu sai ở đâu, sai phải biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Đối với ngày nay, quan niệm đó còn đúng hoàn toàn không? Chắc chắn nó vẫn còn hiện hữu trong mỗi gia đình có truyền thống còn suy nghĩ cổ hủ. Nhưng nó không còn đúng nữa. Bởi không thể đổ lỗi hoàn toàn cho bà và mẹ khi con cháu hư. Có rất nhiều bà mẹ biết cách dạy dỗ con bằng cả trái tim lẫn lý trí. Chúng ta có thể lấy ví dụ từ cách dạy con của mẹ Khổng Tử. Cuối cùng, Khổng Tử trở thành một bậc trí nhân. Một phần đứa trẻ hiện nay được giáo dục bởi nhiều hướng từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Đứa trẻ được học nhiều hơn, được nhiều người dạy dỗ hơn. Điều đó, chúng ta cần nhìn lại và đánh giá lại. Đứa trẻ hư hay không còn do cách dạy dỗ của cả cha và mẹ.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Yêu rồi

Quả thật, việc đánh giá một đứa trẻ hư hay không thì không hoàn toàn dựa vào cách giáo dục của bà và mẹ. Cách nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tốt nhất chính là chúng ta cần dạy trẻ bằng cả tình yêu lẫn lý trí. Chúng ta cũng nên tôn trọng sự phát triển của đứa trẻ và định hướng chúng đến những điều tốt đẹp nhất.

Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà – Mẫu 4

Cha mẹ là người có công lao sinh thành và dưỡng dục đối với con cái. Không phải lúc nào việc dưỡng dục con cái cũng thành công, cũng khiến con mình trở thành con ngoan, trò giỏi. Những trường hợp con cái không ngoan, thậm chí là hư hỏng thì mọi người lại cho rằng nguyên nhân xuất phát từ cách dạy con của những người phụ nữ. Có câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

Người phụ nữ trong gia đình luôn phải đảm nhiệm những công việc nhà, chăm sóc, dạy dỗ con cái và cũng là người gần gũi với con hơn cả. Ta có thể dễ dàng thấy được sự thương yêu của những người phụ nữ dành cho con, cháu đều xuất phát từ tấm lòng và thể hiện bằng cảm xúc kể cả trong việc răn dạy con cái. Khi con cái làm sai một điều gì đó nếu người cha thường có hành vi là mắng chửi hay thậm chí xử lý bằng đòn roi và khi ấy các bà, các mẹ thường thương con, xót cháu mà bênh vực. Có nhiều khi còn biến thành sự nuông chiều, bênh vực quá lên mặc dù biết rõ rằng đó là do con mình làm sai. Câu tục ngữ nhằm nói lên sự ảnh hưởng trong cách giáo dục con cái không chỉ từ những người phụ nữ trong gia đình như bà và mẹ mà còn từ tất cả những người thân cận của những đứa trẻ. Vì thế câu tục ngữ này sẽ không hoàn toàn đúng đắn nếu chúng ta quy chụp con hư là do bà hoặc mẹ.

Tình yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với con cháu là thứ tình cảm tự nhiên, sẵn có nhất tuy nhiên ở mỗi người lại có những cách khác nhau để thể hiện tình yêu của mình. Nhiều người phụ nữ thường thể hiện tình cảm với con cháu mình qua cách nuông chiều chúng, qua việc đáp ứng những yêu cầu của con trẻ, hay bao bọc, bao che khi chúng làm sai điều gì đó. Đây là một phương thức thể hiện tình cảm chưa hợp lí và thích hợp với con trẻ. Khi chúng được bao bọc, che chở quá kĩ, thậm chí là nuông chiều một cách thái quá khiến cho chúng không những non nớt về sự va chạm cũng như không thể nhận ra lỗi sai của mình để sửa chữa. Bao dung và dễ dàng tha thứ dễ gây cho con cái cái nhìn sai lệch về lỗi lầm của mình, khiến chúng không nhận thức được chúng sai ở đâu, sai như vậy có tác hại gì và từ đó sẽ mãi là đứa trẻ không thể trưởng thành được. Hẳn ai trong chúng ta cũng biết câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, không phải cứ thương là phải bao che, đôi khi còn cần những biện pháp cứng rắn để răn đe trẻ. Có vậy trẻ mới ý thức hơn và không lặp lại lỗi sai nữa.

Quan niệm “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng có phần đúng đắn, phần nhiều trong xã hội bởi từ xưa trong các gia đình hầu hết người phụ nữ phải đảm nhiệm việc nhà, chăm sóc con cái. Bên cạnh đó người đàn ông thì thường đi làm kiếm tiền ở bên ngoài, đối với con cái cũng có phần xao nhãng hơn, ít để tâm hơn. Cùng với đó là người đàn ông thường ít mềm lòng, khi răn dạy con cũng thường sử dụng những biện pháp cứng rắn hơn. Vì thế con trẻ thường sợ bố hơn sợ mẹ và cũng thường lấy bà, mẹ ra làm chỗ dựa mỗi khi phạm sai lầm. Các bà, các mẹ thường không nỡ phạt con nặng tay và nếu thấy nó xin lỗi là dễ dàng bỏ qua. Từ đó hình thành cho trẻ thiếu ý thức trách nhiệm và không có sự tự lập, tự cường. Thậm chí còn có nhiều đứa trẻ biết được sự nuông chiều vô điều kiện của bà, của mẹ thì thường lợi dụng nó, dùng nước mắt, lời xin lỗi qua loa để đối phó với cha mẹ khi mắc lỗi chứ không phải sự hối hối thực sự.

Trong xã hội hiện đại, khi vai trò của người phụ nữ không thua kém gì người đàn ông, họ cũng bước ra ngoài xã hội kiếm tiền. Chính vì thế việc nhà của, con cái thì một nửa trách nhiệm có phần của người đàn ông nên không thể nói hoàn toàn là “con hư tại mẹ” được mà còn do lỗi của các thành viên khác không gia đình. Qua câu tục ngữ cho ta thấy nuôi dạy con cái không phải của riêng một cá nhân nào đó mà là của tất cả thành viên trong gia đình, chúng ta nên có phương pháp nuôi trẻ hợp lý, không nên quá đặt nặng tình cảm mà nuông chiều chúng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải thích câu Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà (4 mẫu) Những bài văn hay lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *