Bạn đang xem bài viết ✅ Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 7 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số bài văn hay lớp 7: Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc. Đây là một tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho chúng ta có thể có thêm nhiều cách viết văn lập luận hay hơn.

Câu nói Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại chúng ta nhiều bài học vô cùng quý giá. Để hiểu rõ được câu tục ngữ này, sau đây chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc

Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc – Mẫu 1

Một thế hệ trôi qua, thế hệ sau nối tiếp… Cứ mỗi lần có sự nối tiếp như thế ắt hẳn sẽ có nhiều thay đổi; và những thay đổi ấy tất phải hay hơn, đẹp hơn và có “tầm cỡ” hơn so với cái trước. Để khẳng định những điều đó, ông cha ta thường tự hào:

“Con hơn cha, nhà có phúc”

Thật vậy, nếu người con làm được việc hơn cha, có tiếng tăm hơn cha thì quả là hạnh phúc biết bao. Từ nghĩa thực của câu tục ngữ ta cũng nên hiểu sâu xa hơn cái điều mà ông cha muốn nói tới: “Con” ở đây chỉ thế hệ đi sau, lớp người trẻ; “cha” chỉ thế hệ đi trước, các bậc tiền bối. Như vậy, câu tục ngữ này mang ý nghĩa rộng lớn hơn, khái quát hơn: Thế hệ đi sau phải giỏi giang hơn, vẻ vang hơn thế hệ đi trước.

Câu tục ngữ trên đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ. Hiện nay, tất cả di sản quý báu từ vật chất lẫn tinh thần mà ta đang hưởng thụ đều do tổ tiên, lớp người đi trước để lại cho ta. Cha ông ta cả một đời chắt chiu, gìn giữ để lại cho ta một giang sơn cẩm tú, ta là người đi sau, lớp cháu con, tiếp thu và kế thừa di sản vô giá ấy, lẽ nào ta không làm cho nó đẹp hơn, tươi sáng hơn sao? Ta thừa nhận rằng, lớp trẻ của chúng ta có điều kiện hơn so với thế hệ trước rất nhiều về kiến thức khoa học kỹ thuật, về máy móc tinh vi hiện đại… Tất nhiên ta phải làm tốt hơn, rạng rỡ hơn ông cha ta. Nếu ta không tiến bộ, không làm vẻ vang thì đó là điều đáng trách, đáng phê phán vô cùng. Đây là một lời khuyên dạy giúp ta ý thức được vai trò và trách nhiệm của chúng ta đối với bản thân, đối với xã hội và đất nước. Ta phải tiếp thu tốt từ những kinh nghiệm của cha ông, từ đó phát huy các kinh nghiệm để ngày càng thêm tốt đẹp, có nghĩa là ta vừa tiếp thu, kế thừa vừa phát huy, như vậy mới là “con hơn cha”. Nếu được như vậy ta mới mong giỏi giang và làm rạng rỡ cho lớp người đi trước. Đúng là “nhà có phúc”.

Ngày nay đất nước đã “thay da đổi thịt” theo nhịp tiến hóa của khoa học kĩ thuật, chúng ta không thể trì trệ, dừng bước mà phải nhanh chóng bước đi lên để theo kịp với nhân loại hướng về phía trước. Tiếp thu, kế thừa và phát huy là bài học mà mỗi người chúng ta hôm nay cần phải suy ngẫm. Là học sinh, chúng ta phải tự trang bị cho mình một số kiến thức khoa học tương đối vững vàng làm hành trang để ta chuẩn bị vào đời. Có như thế ta không hổ thẹn với chính mình, với người đi trước và ít ra ta sẽ góp phần nhỏ bé vào bước đi lên của xã hội, đất nước.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Anh nhà ở đâu thế?

Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc – Mẫu 2

Mỗi câu tục ngữ là một triết lý sâu sắc, một bài học quý báu mà ông cha ta – những thế hệ đi trước muốn nhắn gửi đến thế hệ đi sau. Và câu tục ngữ “Con hơn cha là nhà có phúc” cũng không phải là một ngoại lệ. Đây chính là lời dạy mà thế hệ đi trước muốn gửi tới lớp người đi sau.

Giống như những câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng ẩn chứa hai lớp nghĩa: lớp nghĩa đen và lớp nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà người đọc, người nghe dễ dàng nhận ra qua những từ ngữ, còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra, buộc người đọc người nghe phải suy luận mới hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.

Từ định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận ra nghĩa đen của câu tục ngữ là trong một gia đình nếu con cái mà thành đạt hơn cha của mình thì gia đình đó được xem là một gia đình “có phúc”, tức là có tài lộc và may mắn. Nhưng về lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ thì không bó hẹp trong phạm vi một gia đình, không chỉ đơn thuần là giữa mối quan hệ cha con mà nó mở rộng ra trong phạm vi một quốc gia, dân tộc, mối quan hệ đã được phát triển thành mối quan hệ giữa cả một thế hệ người đi trước và lớp người đi sau.

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu nghĩa bóng của câu tục ngữ muốn nói về lớp người đi sau không chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ kế tục, gìn giữ những thành quả, những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta là những thế hệ đi trước mà còn phải phát triển hơn những thành quả ấy, nếu được như vậy thì đất nước mới thực sự phồn thịnh, giàu đẹp. Câu tục ngữ đưa ra một lời nhắn nhủ hay đúng hơn là một lời dạy với thế hệ trẻ – thế hệ được coi là tài năng, giàu sức sáng tạo, chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập và rèn luyện, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc – Mẫu 3

Mối quan hệ giữa cha và con trong một gia đình, giữa thế hệ trước và thế hệ sau trong một xã hội là vấn đề bức thiết được mọi thời đại, mọi dân tộc chăm lo giải quyết. Từ xưa, nhân dân ta đã đúc kết được những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.

Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Và hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt. Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng; thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc, phồn vinh.

Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xã hội sẽ dẫm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi, loài người sẽ lùi dần về thời kỳ đồ đá cũ. Trong một gia đình như vậy, con giỏi hơn cha tức là con đà học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nếu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ là một chân lý phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế từng gia đình nói riêng.

Tham khảo thêm:   Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc phi điệp tím cho hoa đẹp

Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lý để làm bài học cho mọi người, mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác thế hệ sau phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo để nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm con hơn cha để nhà có hạnh phúc.

Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh. Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo lý tưởng của Bác Hồ việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách đồng bộ và toàn diện hơn thời kỳ trước đây. Ngày nay, thế hệ cha anh đã vừa là tấm gương chói sáng về tinh thần chiến đấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau đế thế hệ mai sau có đủ sức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.

Tham khảo thêm:   Những status hay, câu nói hay về công việc trong cuộc sống

Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc – Mẫu 4

Tục ngữ là những câu nói, truyền khẩu, đúc kết những kinh nghiệm trong lao động và sản xuất, là câu ca gồm những từ được ghép với nhau vừa hay vừa đẹp lại vô cùng dễ nhớ, là những câu triết lý đạo đức sâu sắc về hầu hết các vấn đề trong đời sống. Câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc” cũng là một câu tục ngữ hay và có ý nghĩa cuộc sống sâu sắc.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về câu tục ngữ, trước hết là nghĩa đen “Con hơn cha là nhà có phúc” câu nói có ý nghĩa rằng, trong gia đình, nếu con cái giỏi giang và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp thì đó là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc. Còn nghĩa bóng: vượt ra giới hạn của một gia đình gồm các thế hệ thì câu tục ngữ trên có ý nghĩa là một quốc gia, một đất nước gồm tập hợp những người có mối quan hệ gắn bó với nhau, từ thấy này qua thế hệ khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau, thế hệ sau phát triển hơn thế hệ trước là điều vô cùng may mắn và hạnh phúc.

Từ việc hiểu ý nghĩa của nghĩa bóng trong câu tục ngữ “con hơn cha là nhà có phúc”, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ và gửi gắm chúng ta thông điệp rằng chúng ta những thế hệ đi không những kế thừa, giữ gìn, bảo tồn những thành quả, những thành tựu, những giá trị tốt đẹp và kinh nghiệm lao động và sáng tạo của cha ông ta và còn phát huy, phát triển những thành quả đó hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh đôi cùng các cường quốc trên thế giới. Chúng ta những chủ nhân tương lai của đất nước, những mầm non và tài năng của xã hội hãy hăng say học tập và rèn luyện để góp phần sức lực Hồ Chí Minh từng có câu: “non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang được hay không, chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Như thế chúng ta mới hiểu được tầm quan trọng của việc tập và rèn luyện bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chỉ có học tập, khoa học công nghệ và kỹ thuật phát triển thì mới có thể theo kịp những bước tiến của thế giới được, nếu chúng ta không ngừng học tập và tôi luyện bản thân thì sẽ bị bỏ lại phía sau, trở thành “sân sau” nơi chứa những phế thải của khoa học kỹ thuật.

Bác Hồ, người cha già kính yêu từng dạy bảo chúng ta rằng: “các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” lời nói như lời nhắc nhở, khuyên nhủ chúng ta không những bảo tồn, giữ gìn và hưởng thụ những thành quả mà cha ông ta để lại mà chúng ta cần phải phát triển hơn nữa những công sức và sự hy sinh và mất mát, vì thế chúng ta không chỉ biết hưởng thụ những thành quả đó mà hãy phát triển hơn nữa.

Đất nước đang trong thời kỳ mở cửa, đón nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, vì thế chúng ta cần phải ra sức học tập và tìm tòi thì mới có thể bắt nhịp theo kịp với thế giới, nếu như trước đây ông cha ta phải hy sinh, đổ xương máu của mình để giữ nền độc lập và hòa bình trên cho đất nước, chịu bao nhiêu đau khổ và tủi nhục để có được như ngày hôm nay, chúng ta cần phải khéo léo, khôn ngoan, linh hoạt để không bị vướng vào những cuộc chiến không đáng có, khiến cả thế giới phải nể phục.

…………….

Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giải thích câu Con hơn cha là nhà có phúc (4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 7 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *