Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 4

1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

a) Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

b) Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng “Thất trảm sớ”? Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

c) Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Khám phá

Trả lời:

a) Bức ảnh 1: các bạn học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền về việc “chấp hành quy định an toàn giao thông”.

Bức ảnh 2: bạn học sinh nam đang góp ý và đề nghị bạn học sinh nữ: liên hệ với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin về vụ tai nạn giao thông (mà bạn nữ chứng kiến).

b) Thầy giáo Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” nhằm tố cáo tội ác hại dân, hại nước của những tên nịnh thần; mong muốn vua Trần Dụ Tông xử tội những tên gian thần này.

Việc làm của thầy giáo Chu Văn An là một biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

c) Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

Chúng ta cần bảo vệ lẽ phải vì:

  • Việc bảo vệ lẽ phải sẽ: giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
  • Người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Trí dũng song toàn trang 25 Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 - Tuần 21

2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải

a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.

b) Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Khám phá

Trả lời:

a) Trường hợp 1. Nhận xét:

  • Những kẻ xấu, có hành vi tung tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam, gây nên sự nhiễu loạn thông tin và khiến người dân hoang mang, lo sợ. Đây là hành vi đáng bị lên án và xử lí theo quy định của pháp luật.
  • Bạn X nhắc nhở mọi người không nên chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng. Hành vi này cho thấy, X là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hành động của X đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo.

– Tình huống 1. Nhận xét:

  • Vì lợi nhuận, bà K đã sử dụng các chất độc hại để chế biến và bảo quản thực phẩm. Đây là hành vi sai trái, đáng bị lên án và xử lí theo quy định của pháp luật.
  • Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bà K, bạn P đã có thái độ và hành động đúng, bạn không nghe theo lời can ngăn của người thân, mà kiên quyết báo cáo sự việc cho cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này cho thấy P là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Hành động của P đáng được khen ngợi, khuyến khích và học tập theo.

– Tình huống 2. Nhận xét: Mặc dù biết bạn thân của mình bỏ bê học tập, trốn học đi chơi, nhưng bạn H vẫn bao che, che giấu những khuyết điểm ấy. Hành vi này cho thấy, H chưa biết tôn trọng và bảo vệ sự thật. Chúng ta không nên học theo hành động của H.

c) Nếu là bạn của H và P, em sẽ khuyên các bạn nên báo cho cơ quan chức năng và giáo viên chủ nhiệm để xử lý các hành vi vi phạm, tránh gây hậu quả nghiêm trọng và đáng tiếc.

Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 4

Luyện tập 1

Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

Trả lời:

– Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở nhà:

  • Trung thực, không nói dối ông bà, cha mẹ.
  • Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.
  • Không bao che khuyết điểm, sai lầm của người thân;
  • Góp ý, nhắc nhở người thân sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).

– Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải khi ở trường:

  • Nghiêm túc chấp hành đúng nội quy của lớp học, trường học.
  • Trung thực, không nói dối thầy cô, bạn bè.
  • Trung thực, dũng cảm nhận lỗi (khi mắc phải sai lầm), không trốn tránh hay tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác.
  • Không bao che khuyết điểm, sai lầm của bạn bè.
  • Góp ý, nhắc nhở các bạn sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm (nếu có).
Tham khảo thêm:   Bài phát biểu ngày 26/3 hay và ý nghĩa nhất 7 bài phát biểu chào mừng ngày 26/3

– Một số việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải ở ngoài xã hội:

  • Nghiêm túc chấp hành đúng các quy định của pháp luật (ví dụ: luật An toàn giao thông; bảo vệ môi trường,…)
  • hê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm những quy định chung của tập thể, cộng đồng.

Luyện tập 2

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.

B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.

C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhờ bà X.

D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.

Trả lời:

– Ý kiến a) Đồng tình. Vì: hành vi này cho thấy anh S đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

– Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: hành vi của chị H đã vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho công tác điều tra, phá án của lực lượng công an; mặt khác, cũng cho thấy chị H chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

– Ý kiến c) Đồng tình. Vì: hành vi này cho thấy anh P đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

– Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: hành vi của D cho thấy bạn ấy thiếu trung thực trong giờ kiểm tra.

Luyện tập 3

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Gần đây, H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.

Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào?

b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.

Nếu là T, em sẽ làm gì?

Trả lời:

* Trả lời câu hỏi tình huống a)

– Nhận xét:

  • Việc bạn H trốn học để đi chơi điện tử đã cho thấy H thiếu sự tự giác, tích cực trong học tập. Mặt khác, khi được K khuyên nhủ, H đã không nghe theo – điều này thể hiện: H chưa nhận thức được lỗi sai của bản thân.
  • Khi thấy H có thái độ và hành vi chưa đúng, bạn K đã nhắc nhở và đề nghị H sửa đổi. Hành động này cho thấy K là người biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, không bao che khuyết điểm cho người khác.
Tham khảo thêm:   Bài phát biểu hưởng ứng phong trào thi đua (3 Mẫu) Mẫu bài phát biểu hưởng ứng thi đua

– Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ:

  • Phân tích cho H hiểu hậu quả của việc trốn học đi chơi điện tử.
  • Khuyên H nên chăm chỉ học tập, không nên trốn học đi chơi,
  • Nếu H không nghe theo lời khuyên, em sẽ tâm sự, trao đổi tình hình với bố mẹ H hoặc thầy cô giáo để nhờ sự trợ giúp từ họ.

* Trả lời câu hỏi tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:

  • Khuyên bố mẹ không nên im lặng mà nên tế nhị góp ý với hàng xóm.
  • Trực tiếp gặp bác hàng xóm để bày tỏ quan điểm và mong muốn của mình (chú ý: trong quá trình trao đổi, nên giữ thái độ tế nhị, ôn hòa, kiềm chế các cảm xúc và hành động tiêu cực, mang tính thách thức, khiêu khích đối phương).
  • Nếu bác hàng xóm không nghe theo lời góp ý, tiếp tục thực hiện hành vi gây ồn ào, em sẽ báo cáo sự việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, hỗ trợ.

Luyện tập 4

Em hãy bình luận quan điểm: Để bảo vệ lẽ phải, chúng ta cần phải có tinh thần khách quan, lòng kiên trì và dũng cảm.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

– Xã hội được thiết lập bởi những mối quan hệ đa dạng, phong phú giữa các cá nhân. Để duy trì trật tự chung, mỗi cộng đồng trong xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực giúp con người điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Những quy tắc, chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận là đúng đắn, hợp đạo lí sẽ trở thành lẽ phải.

– Việc bảo vệ lẽ phải sẽ giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Tuy vậy, trong quá trình đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, mỗi chúng ta cần giữ cho mình tinh thần khách quan, không vụ lợi, tư lợi cá nhân; giữ lòng kiên trì và sự dũng cảm.

Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 4

Vận dụng 1

Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.

Vận dụng 2

Em hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề: Bảo vệ lẽ phải.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *