Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 3 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 3

1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

a) Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.

b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.

Khám phá

Trả lời:

a) Thông tin 1: sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Giáo sư Trần Đại Nghĩa:

  • Thiếu tướng, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa luôn hăng say học tập và làm việc.
  • Ông đã sáng chế được nhiều loại vũ khí, như: vũ khí súng không giật, súng ba-dô-ca,…
  • Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước.

Thông tin 2: sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

  • Bác Hồ luôn chú ý, học hỏi tiếng Pháp từ những người xung quanh, ví dụ: khi còn ở trên chuyến tàu sang Pháp, Bác tranh thủ lúc rảnh rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ; Khi đến thành phố Lơ Ha-vơ-rơ, Bác học tiếng với cô Sen,…
  • Với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Bác đã tìm được cho mình nhiều phương pháp học tập thông minh và sáng tạo. Ví dụ: ghi chép từ vựng vào cánh tay để vừa làm, vừa tranh thủ học; học được chữ nào bác ghép câu dùng ngay,…
  • Bác không xấu hổ, không tự ti vì khả năng tiếng Pháp kém mà luôn sẵn sàng học hỏi và nhờ chủ bút tờ báo “Đời sống thợ thuyền” góp ý, giúp mình sửa chữa, khắc phục lỗi sai trong các bài văn, bài báo.
Tham khảo thêm:   Chia đơn thức cho đơn thức: Lý thuyết & bài tập Toán lớp 8

b) Biểu hiện của cần cù và sáng tạo

– Biểu hiện của cần cù trong lao động:

  • Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
  • Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

– Biểu hiện của sáng tạo trong lao động:

  • Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.
  • Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

a) Em hãy cho biết những việc làm nào của Giáo sư Đặng Văn Ngữ thể hiện sự cần cù, sáng tạo? Những việc làm đó mang lại kết quả gì?

b) Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?

Khám phá

Trả lời:

a) Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo của Giáo sư Đặng Văn Ngữ:

  • Giáo sư Đặng Văn Ngữ luôn hăng say học tập và làm việc.
  • Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tại phòng thí nghiệm đơn sơ bằng tre, nứa, lá giữa núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), ông đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh, nước lọc pê-ni-xi-lin từ giống nấm ông đem từ Nhật về.

– Việc sản xuất được “nước lọc pê-ni-xi-lin” của Giáo sư Đặng Văn Ngữ có ý nghĩa đặc biệt lớn:

  • Chính những liều thuốc pê-ni-xi-lin này của ông sau đó đã có mặt khắp các chiến trường giúp làm lành vết thương của chiến sĩ và đồng bào ta.
  • Góp phần đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.

b) Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động:

  • Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
  • Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.

3. Thực hiện lao động cần cù, sáng tạo

a) Theo em, bạn An đã thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập như thế nào?

b) Em hãy cho biết, bạn M đã thể hiện sự sáng tạo trong lao động như thế nào. Hãy kể thêm những cách sáng tạo trong lao động khác mà em biết.

Khám phá

Trả lời:

a) Sự cần cù, sáng tạo trong học tập của bạn An được thể hiện ở việc: khi giải quyết những bài tập, những vấn đề giáo viên đặt ra, An luôn đặt câu hỏi “tại sao?”, “làm thế nào?” và trao đổi cùng thầy cô, bạn bè hoặc tìm thêm thông tin từ sách, báo, tạp chí, Internet,… để tìm cách giải quyết.

Tham khảo thêm:   Mâm cúng ông Táo 3 miền năm 2024 gồm những gì?

b) Sự sáng tạo trong lao động của bạn M được thể hiện ở việc: M đã tái chế những chai nhựa không dùng nữa để làm thành những chậu hoa nhỏ, xinh xắn trang trí trong vườn.

Một số cách sáng tạo trong lao động khác mà em biết:

  • Dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt và ôn tập kiến thức.
  • Tận dụng những nguyên liệu sẵn có để sáng tạo ra những món ăn mới, giúp mọi người trong gia đình ăn ngon miệng hơn.
  • Tái chế những bìa carton không dùng đến thành ống đựng đồ dùng học tập.
  • Ủ phân xanh (để bón cây) từ rác thải nhà bếp.
  • Tận dụng vỏ của các loại quả như: dứa, chanh, bưởi.. để ủ, làm Enzyme tẩy rửa.

Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 3

Luyện tập 1

Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động? Vì sao?

A. Làm đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.

B. Vẽ tự do trên tường đường phố.

C. Lập bảng kế hoạch thực hiện việc nhà trong một tháng.

D. Học tiếng Anh qua các bài hát.

E. Trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp.

G. Tìm nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề giáo viên đưa ra.

H. Sử dụng túi vải thay túi ni-lông khi đi mua hàng.

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động là:

  • Làm đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy.
  • Lập bảng kế hoạch thực hiện việc nhà trong một tháng.
  • Học tiếng Anh qua các bài hát.
  • Trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp.
  • Tìm nhiều cách khác nhau để giải quyết một vấn đề giáo viên đưa ra.
  • Sử dụng túi vải thay túi ni-lông khi đi mua hàng.

Giải thích: những việc làm này đã thể hiện:

  • Thái độ và quyết tâm nỗ lực vươn lên, không ngại khó khăn, gian khổ trong học tập và lao động;
  • Sự suy nghĩ để tìm tòi ra cái mới, tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Luyện tập 2

Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Tham khảo thêm:   6 sai lầm khi ăn quả na (mãng cầu dai)

Trả lời:

– Yêu cầu a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập.

– Yêu cầu b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”.

Luyện tập 3

Thấy khách đến cửa hàng bánh của mình ngày càng giảm, anh T đã nghĩ ra nhiều cách để thu hút khách như: bổ sung thêm nhiều vị mới, thiết kế lại nhãn dán, giảm giá, tích điểm đổi quả,…

Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T? Hãy kể thêm những việc làm thể hiện sự sáng tạo trong lao động mà em biết.

Trả lời:

– Nhận xét: việc làm của anh T đã cho thấy anh T rất cần cù và sáng tạo trong lao động. Việc đưa ra nhiều biện pháp, như: bổ sung nhiều vị bánh mới; tổ chức nhiều hoạt động khuyến mãi,… sẽ góp phần giúp tình hình kinh doanh của cửa hàng trở nên tốt hơn.

– Một số việc làm thể hiện sự sáng tạo trong học tập, lao động:

  • Dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt và ôn tập kiến thức.
  • Tiếp thu kiến thức lịch sử thông qua: phim hoạt hình, truyện tranh, phim tài liệu,…
  • Tận dụng những nguyên liệu sẵn có để sáng tạo ra những món ăn mới, giúp mọi người trong gia đình ăn ngon miệng hơn.
  • Tái chế những bìa carton không dùng đến thành ống đựng đồ dùng học tập.
  • Ủ phân xanh (để bón cây) từ rác thải nhà bếp.
  • Tận dụng vỏ của các loại quả như: dứa, chanh, bưởi.. để ủ, làm Enzyme tẩy rửa.

Luyện tập 4

Ca dao Việt Nam có câu: “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”

Em hãy cùng bạn thảo luận và chia sẻ về ý nghĩa của câu ca dao trên.

Trả lời:

Câu ca daoĐời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” muốn khuyên mọi người: hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.

Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 3

Vận dụng 1

Em hãy sưu tầm những bài báo, hình ảnh, tư liệu về những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp.

Vận dụng 2

Em hãy chia sẻ một việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em với bạn bè, thầy cô trong lớp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *