Bạn đang xem bài viết Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hiện nay rất nhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn về vấn đề này, chúng là 2 loại gạo khác nhau nên tác dụng của chúng cũng khác. Bởi thế có thể dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn tai hại cho khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Tìm hiểu ngay chia sẻ bên dưới.

Nguồn gốc

Gạo huyết rồng hay còn gọi là gạo đỏ, là giống lúa sạ thường trồng ở vùng nước ngập sâu. Chúng mang trong mình sức sống khá mãnh liệt có thể thích nghi với mọi điều kiện để sinh sống.

Còn gạo lứt có nguồn gốc từ tất cả các loại gạo thông thường, chỉ được xay sơ nên vẫn còn lại lớp vỏ cám bao bọc bên ngoài.

Nguồn gốcNguồn gốc

Hình thức

Gạo huyết rồng có hạt mẩy, có màu đỏ nâu khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ. Gạo khi nấu thành cơm rất thơm và ngậy, cơm gạo huyết rồng khi ăn có vị bùi càng nhai càng có vị ngọt và béo.

Còn gạo lứt có màu nâu do vẫn còn lớp cám bao bên ngoài, nếu bẻ đôi hạt gạo lứt bạn sẽ thấy lõi trắng bên trong. Nếu gạo này đem giã sạch lớp cám sẽ cho gạo trắng, chính là loại gạo được nấu thành cơm mà chúng ta vẫn dùng hằng ngày.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Cô độc vương

Giá trị dinh dưỡng

Gạo huyết rồng chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, các acid, các loại vitamin B1, B2, B5, B6,…và các acid như paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic cùng các nguyên tố vi lượng: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali, natri.

Còn gạo lứt cũng có một hồ sơ dinh dưỡng khá mạnh mẽ bao gồm chất béo, chất đạm, chất xơ, tinh bột cùng các vitamin, axit thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie, sắt, kali…

Giá trị dinh dưỡngGiá trị dinh dưỡng

Chọn mua gạo lứt các loại tại Wikihoc.com nhé:

Chỉ số đường huyết

Theo nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao là 75,1. Hoàn toàn không phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc người ăn kiêng.

Còn gạo lứt có chỉ số đường huyết thuộc vào nhóm thấp hoặc trung bình nên khá phù hợp với người bệnh tiểu đường và người ăn kiêng.

Chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết

Tác dụng

Gạo huyết rồng giúp ngăn ngừa tim mạch, phòng chống ung thư, phòng chống hen suyễn, chống loãng xương, tạo cảm giác no lâu từ đó giúp giảm cân,…đặc biệt là có khả năng đào thải chất độc trong cơ thể.

Gạo lứt nổi tiếng trong việc chữa bệnh nhờ công thức gạo lứt muối mè, ăn gạo lứt thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, phòng chống loãng xương, sỏi thận, điều hòa đường huyết,…và đặc biệt hữu hiệu trong việc làm đẹp da và giảm béo.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 (Có đáp án) Đề thi HSG Sử 8

Đối tượng sử dụng

Gạo huyết rồng rất là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao, có thể xay thành bột cho trẻ ăn dặm, nấu cháo với thịt và rau củ cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng và vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon chóng lớn, cũng rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc người ốm cần bồi bổ cơ thể…

Bên trong gạo lứt có rất nhiều chất khiến cơ thể hạn chế hấp thụ lượng đường cũng như kích thích cơ thể chuyển hóa insulin làm cho bệnh tình của bệnh nhân tiểu đường được cải thiện, từ đó cũng rất tốt cho người ăn kiêng, mắc bệnh béo phì…

Gạo lứt và gạo huyết rồng là gì?

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt và gạo huyết rồng

Tác dụng của gạo lứt và gạo huyết rồng

Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng

Nhiều người thường nhầm lẫm gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng. Nhìn bên ngoài thì cả 2 loại này khá là giống nhau nhưng công dụng của mỗi loại sẽ khác nhau.

Trong gạo huyết rồng có chứa một lượng lớn chất đường bột, chất đạm, chất xơ, dồi dào các vitamin, axit amin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn thường được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em, thích hợp với những người cần hồi phục sức khoẻ sau khi ốm, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, béo phì.

Còn gạo lứt huyết rồng thì thích hợp với mọi lứa tuổi. Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người ăn chay, người lớn tuổi, người bị tiểu đường, ung thư… Hàm lượng Omega cao trong gạo huyết rồng giúp phòng chống ung thư, phục hồi chức năng hệ miễn dịch.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học Giải KHTN 8 Cánh diều trang 21, 22, 23, 24, 25, 26

Phân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồngPhân biệt gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng

Mong rằng bài viết này của Wikihoc.com sẽ giúp bạn phân biệt được chính xác gạo huyết rồng và gạo lứt. Hai loại gạo này hoàn toàn khác nhau, nên hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn đúng loại gạo tốt cho sức khỏe của mình nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *