Bạn đang xem bài viết ✅ Đọc: Mạc Đĩnh Chi – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Mạc Đĩnh Chi giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 86, 87. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Mạc Đĩnh Chi – Tuần 10.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài đọc Mạc Đĩnh Chi trang 86 của Bài 2 Chủ đề Những người tài trí theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này.

Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 86, 87

Khởi động

Chia sẻ về một tấm gương hiếu học mà em biết.

Trả lời:

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Điều anh biết

>> Tham khảo: Chia sẻ về một tấm gương hiếu học mà em biết

Bài đọc

Mạc Đĩnh Chi

Nhà họ Mạc ở Lũng Động sinh được một người con trai, đặt tên là Mạc Đĩnh Chi. Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.

Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và đỗ đầu. Khi vào chầu, vua thấy dung mạo của ông không đẹp nên muốn thử tài một lần nữa. Nhà vua ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi tâu vua xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua một bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.

Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp, bài phú lại hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.

Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên của khoa thi ấy.

Với lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước.

Trả lời câu hỏi

Câu 1: Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?

Trả lời:

Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất: thông minh, chăm chỉ, có tài ứng đối mau lẹ.

Câu 2: Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách nào? Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua có gì đặc biệt?

Tham khảo thêm:   Roblox: Cách thiết kế áo cho nhân vật đại diện của bạn

Trả lời:

Nhà vua thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ.

Cách Mạc Đĩnh Chi trả lời nhà vua đặc biệt ở chỗ ông xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ roc chí hướng và tài năng của mình.

Câu 3: Theo em, nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước?

Trả lời:

Mạc Đĩnh Chi làm được nhiều việc có ích cho đất nước là nhờ vào lòng yêu nước, thương dân của ông.

Câu 4: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật Mạc Đĩnh Chi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đọc: Mạc Đĩnh Chi – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *