Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Soạn Địa 9 trang 37 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 9 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản.

Địa 9 bài 9 Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 37. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được sự phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản

1. Lâm nghiệp

a) Tài nguyên rừng.

– Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt. Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp (gần 11,6 triệu ha) tài nguyên nhân chủ yếu do con người khai thác bừa bãi.

– Rừng nước ta gồm có: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Trong đó diện tích chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

  • Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…
  • Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên…).
Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Giới thiệu máy tính bỏ túi trang 81 Giải Toán lớp 5 trang 81, 82

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

– Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.

– Hiện nay, mô hình nông – lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sống cho nhân dân.

– Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

2. Ngành thủy sản

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế – xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

a) Nguồn lợi thủy sản.

– Thuận lợi:

  • Nước ta có nhiều ngư trường lớn thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. Bốn ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.
  • Ven biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh và nhiều đảo thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
  • Nước ta còn có nhiều sông, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

– Khó khăn:

  • Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.
  • Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
  • Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

– Khai thác thủy sản:

  • Sản lượng tăng khá nhanh, chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
  • Phát triển nhất ở vùng duyên hải NamTrung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

– Nuôi trồng thủy sản:

  • Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
  • Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.
  • Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.
  • Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.
  • Rừng nước ta cần được khai thác hợp lí đi đôi với trồng mới và bảo vệ rừng.
  • Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ta còn yêu nhau

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 9

(trang 34 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 9.1 (SGK trang 34) hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

Tổng cộng

4733,0

5397,5

1442,5

11573,0

Trả lời:

– Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).

– Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

(trang 36 sgk Địa Lí 9): – Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

Trả lời:

– Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:

+ Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hòa dòng chảy sống ngòi, chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,…

+ Cung cấp sản lượng nhu cầu về đời sống và sản xuất: gỗ cho công nghiệp , xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chưa bệnh và nâng cao sức khỏe con người.

– Khai thác rừng phải đi đôi với bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi trường.

(trang 36 sgk Địa Lí 9): – 3. Hãy xác định trên bản đồ 9.2(SGK trang 35), những ngư trường này

Trả lời:

Dựa vào các bãi tôm, bãi cá trên lược đồ để xác định bốn ngư trường trọng điểm:

Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa Bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý

(trang 36 sgk Địa Lí 9): – Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Trả lời:

– Biển động do Bão và gió mùa Đông Bắc

– Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

(trang 37 sgk Địa Lí 9): – Hãy so sánh số liệu năm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét vể sự phát triển của ngành thuỷ sản.

Năm

Tổng số

Khai thác

Nuôi trồng

1990

1994

1998

2002

890,6

1465,0

1782,0

2647,4

728,5

1120,9

1357,0

1802,6

162,1

344,1

425,0

844,8

Trả lời:

Trong giai đoạn 1990 – 2002:

– Tổng sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác, nuôi trồng đều tăng. Sản lượng thủy sản tăng gấp 2,97 lần; khai thác tăng 2,47 lần; nuôi trồng tăng 5,2 lần.

– Sản lượng nuôi trồng thuyền sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác.

– Trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản năm 2002, tỉ trọng sản lượng khai thác chiếm 68%, nuôi trồng chiếm 32%.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 37

Câu 1

Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các vùng phân bố rừng chủ yếu.

Gợi ý đáp án

– Các vùng phân bố rừng chủ yếu:

– Tây Nguyên.

– Bắc Trung Bộ.

– Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Trung du và miền núi Bắc Bộ.

– Đông Nam Bộ

Câu 2

Hãy xác định trên hình 9.2 (SGK trang 35) các tỉnh trọng điểm nghề cá.

Gợi ý đáp án

Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Câu 3

Căn cứ vào bảng 9.2 (trang 37 SGK), hãy vẽ biểu đồ cột chồng biểu diễn sản lượng thuỷ sản của các năm 1990 và 2002.

Gợi ý đáp án

– Vẽ biểu đồ cột chồng:

Biểu đồ sản lượng thuỷ sản năm 1990 – 2002

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Soạn Địa 9 trang 37 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *