Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Soạn Địa 9 trang 14 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 3 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Phân bố dân cư và các loại hình quần cư thuộc phần Địa lí dân cư.

Địa 9 bài 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 3

(trang 10 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 3.1 (SGK trang 11), hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Trả lời:

– Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, giao thông thuận lợi,…).

– Ở miền núi dân cư thưa thớt, vì ở đây ít có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống (địa hình dốc, giao thông khó khăn).

(trang 12 sgk Địa Lí 9): – Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.

Trả lời:

Đường liên xã, ấp được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng mọc lên.

(trang 12 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 3.1 (SGK trang 11), hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển vì đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,…), các nhân tố kinh tế – xã hội.

Tham khảo thêm:  

(trang 13 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 3.1 (SGK trang 13), hãy:

– Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.

– Cho biết sự thay đổi ti lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

Trả lời:

– Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 – 2003.

– Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.

(trang 13 sgk Địa Lí 9): Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

Trả lời:

– Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 350 nghìn người.

– Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.

– Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 14

Câu 1

Dựa vào hình 3.1 (SGK trang 11), hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

Lời giải:

– Phân bố dân cư nước ta rất không đồng đều trên lãnh thổ:

  • Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • Miền núi và trung du dân cư thưa thớt. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp hơn các vùng khác.

– Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng rất chênh lệch giữa các địa phương. Ví dụ: ở đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa.

-Các đô thị của nước ta cũng phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng là vùng có mạng lưới đô thị dày đặc và có nhiều đô thị lớn hơn các vùng khác.

Câu 2

Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 12 Unit 2: Language Soạn Anh 12 trang 20

Lời giải:

– Quần cư nông thôn:

+ Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy thuộc theo dân tộc và địa bàn cư trú : làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,…); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, do phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

– Quần cư thành thị:

+ Các đô thị, nhất là các đô thị lớn ở nước ta có mật độ dân số rất cao .Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn…

+ Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

Câu 3

Quan sát bảng 3.2 (trang 14 SGK ) nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Lời giải:

ân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước.

  • Tập trung đông ở các vùng đồng bằng, là những vùng có mật độ dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng năm 2003: 1192 người km2
  • Đông Nam Bộ – 476 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long – 425 người/km2.
  • Thưa thớt ở các vùng miền núi và cao nguyên : Tây Bắc 67 người/ km2
  • Tây Nguyên 84 người/km2 , Đông Bắc 141 người/km2 .

– Ngay trong một vùng thì mật độ dân số cũng không giống nhau giữa các khu vực và các địa phương. ở Trung du miền núi Bắc Bộ tiểu vùng Đông Bắc có mật độ dân số 141 người/ km2 cao hơn tiểu vùng Tây Bắc 67 người/km2.

– Mật độ dân số trung bình ở các địa phương giai đoạn 1989 – 2003 đều tăng lên, nhưng mức độ tăng có sự khác nhau giữa các khu vực:

  • Tây Nguyên là khu vực có mật độ dân số trung bình tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/km2 , tăng 1,87 lần (do các chương trình di dân của Đảng và Nhà nước lên Tây Nguyên để xây dựng và phát triển các vùng kinh tế mới).
  • Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số tăng ít nhất: 103 lên 115 người/km2, tăng 1,1 lần.
Tham khảo thêm:   12 cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả, nhanh khỏi

Lý thuyết Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

– Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.

Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2016: 280 người/km² (thế giới: 57 người/km²).

– Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Không đồng đều theo vùng:

  • Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng. (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
  • Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

→ Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế – xã hội và môi trường.

– Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:

  • Tập trung đông ở nông thôn (74%).
  • Tập trung ít ở thành thị (26%).

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị
Phân bố dân cư Tập trung thành các điểm dân cư. Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.
Tên gọi điểm quần cư Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái, Mường,…); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me). Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…
Hình thái nhà cửa Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.
Hoạt động kinh tế chủ yếu Nông nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Mật độ dân cư Thấp Cao

3. Đô thị hoá

– Đặc điểm:

  • Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
  • Trình độ đô thị hóa còn thấp.
  • Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
  • Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Soạn Địa 9 trang 14 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *