Bạn đang xem bài viết ✅ Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Soạn Địa 9 trang 94 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 25 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 94 bàiVùng duyên hải Nam Trung Bộ thuộc phần Sự phân hóa lãnh thổ.

Địa 9 bài 25 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Diện tích: 44.255 km2.

– Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)

– Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

– Phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển.

– Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thuận lợi:

Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông; bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh -> phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế.

– Vùng gò, đồi phía tây phát triển lâm nghiệp: Rừng cung cấp nhiều lâm sản quý như quê, trầm hương, sâm quy, kì nam và các loài chim thú quý.

– Vùng đất rừng chân núi thuận lợi cho chăn nuôi gia sức lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

– Đồng bằng ven biển thuận lợi để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị (bông, vải, mía đường).

– Biển: có nhiều ngư trường lớn, khoáng sản biển, các bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu => phát triển tổng hợp kinh tế biển.

– Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có thể khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

– Khoáng sản: cát thủy tinh, titan, vàng => phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn:

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

– Sông: ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

– Rừng: đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10 mặt nạ dưỡng da Nhật Bản tốt dành cho mọi loại da

– Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

– Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)

– Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông.

+ Vùng có nhiều thế mạnh về du lịch và kinh tế biển.

+ Người dân có đức tính cần cù, kiên cường và nhiều kinh nghiệm phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi phía tây còn gặp nhiều khó khăn.

Trả lời câu hỏi Địa 9 bài 25

❓ Dựa vào hình 25.1 (SGK trang 91), hãy xác định:

– Vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

– Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa; các đảo Lý Sơn, Phú Quý.

Trả lời:

– Hình thể hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Phía bắc giáp Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía đông là Biển Đông .

– Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộvới Tây Nguyên là cửa ngõ thông ra Biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên.

– Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Năng, Trường Sa thuộc Khánh Hoà, đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.

❓ Tìm trên hình 25.1 (SGK trang 91):

– Các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.

– Các bãi tắm và địa điểm du lịch nổi tiếng.

Trả lời:

– Vịnh Dung Quất: tỉnh Quảng Ngãi – Vịnh Vân Phong, Vịnh Cam Ranh: tỉnh Khánh Hoà.

– Các bãi tắm nối tiếng: Non Nước (Đà Nẵng ), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận).

– Địa điểm du lịch nổi tiếng: Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (DI sản văn hóa thế giời ) thuộc tỉnh Quảng Nam.

❓ Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

– Về đặc điểm khí hậu đây là hai tỉnh (Ninh Thuận và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang cho thấy: nhiệt độ: 27oC, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí: 77%, số giờ nắng: 2.500 – 3.000, số ngày nắng: 325; nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.

– Hiện tượng sa mạc hoá: đang có xu thế mở rộng. Dải ven biển Ninh Thuận trải dài 105km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận, ơ huyện Bắc Bình, các đồi cát và cồn cát có diện tích rất rộng với chiều dài khoáng 52km, chỗ rộng nhất tới 20km. Các cồn cát ở đây có dạng lượn sóng, độ cao khoảng 60 – 222m. Phía ngoài là các cồn cát trắng xen giừa cồn cát đỏ và vàng có độ cao 60 – 80m. Những cồn cát vàng đang thời kì phát triển với độ cao trung bình 10 – l5m thường di động dưới tác động của gió.

– Tại Hội nghị quốc tế về Sa mạc hoá ở Việt Nam (Hà Nội, tháng 9/2004), một số nhà khoa học cảnh báo sự cần thiết phải chống sa mạc hoá ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh cực Nam Trung Bộ. Trong khi chờ đợi các công trình nghiên cứu cơ bản về sa mạc hoá ở dải đất khô hạn này, thì vấn đề bảo vệ rừng và phát triển rừng được coi là giải pháp bền vững nhất, nhằm hạn chế và tiến tới kiểm soát tình hình, đồng thời qphát triển kinh tế rừng, góp phần cải thiện đời sống dân cư.

Tham khảo thêm:  

❓ – Căn cứ vào bảng 25.1(SGK trang 92), hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.

Khu vực Dân cư Hoạt động kinh tế
Đồng bằng ven biển Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản
Đồi núi phía tây Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-giai, Ba-na, Ê-đê,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng, trông cây công nghiệp

Trả lời:

– Vùng đồng bằng ven biển:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

– Vùng đồi núi phía tây:

+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

❓ – Dựa vào bảng 25.2 (SGK trang 93), hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ cao hơn cả nước là: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị.

– Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn sơ với cả nước là: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một thán, tuổi thọ trung bình.

Giải SGK Địa 9 bài 25 trang 94

Câu 1

Trong phát triển kinh tế – xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những diều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Gợi ý đáp án

Thuận lợi:

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình thuộc dãy Trường Sơn với nhiều mạch núi ăn ra sát biển, chia cắt chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và tạo nên nhiều vụng, vịnh nước sâu thuận lợi cho xây dựng hải cảng (Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh,…).

+ Có nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch (Mỹ Khê, Non Nước, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang, Mũi Né,…).

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô , khoai , sắn, cây ăn quả và một số cây công nghiệp có giá trị như mía, bông, vải. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò.

+ Rừng có nhiều gỗ, chim, thú quý.

+ Khoáng sản chính của vùng này là: cát thủy tinh, titan, vàng.

– Điều kiện dân cư, xã hội:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp kiến thức gương cầu lõm vật lý 7

+ Người dân cần cù lao động, kiến cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác hải sản.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao hơn trung bình của cả nước.

+ Có nhiều di tích văn hoá — lịch sử, trong đó Phô” cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Khó khăn:

+ Thiên tai (bão, lũ lụt) vấn đề khô hạn và hiện tượng sa mạc hóa diễn ra nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

+ Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình cả nước, GDP/ người , tuổi thọ trung bình thấp hơn mức trung bình cả nước.

Câu 2

Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây?

Gợi ý đáp án

Đặc điểm phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ:

Có sự khác biệt giữa đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía tây.

+ Vùng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm; mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

+ Vùng đồi núi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,…; mật độ dân số thấp.

-Phải đẩy mạng công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây vì ở đây có tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, đời sông các dân tộc cư trú ở đây còn gặp nhiều khó khăn.

Câu 3

Tại sao du lịch lại là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Gợi ý đáp án

Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:

– Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

  • Nhiều bãi biển đẹp: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Ninh Thuận)…
  • Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (TP Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa, được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới)…
  • Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm (Quảng Nam, đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giớ vào năm 2009)
  • Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn:

  • Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • Di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội Ka tê (Ninh Thuận), lễ hội Tây Sơn (Bình Định), Lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa)…

– Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh sáng, nhất là các tỉnh cực năm của vùng, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo.

– Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, có các sân bay lớn: Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa)… thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa Lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ Soạn Địa 9 trang 94 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *