Bạn đang xem bài viết ✅ Địa Lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch Soạn Địa 9 trang 60 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 15 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 60 bài Thương mại và du lịch thuộc phần Địa lí kinh tế.

Địa 9 bài 15 Thương mại và du lịch được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Địa 9 bài 15 Thương mại và du lịch

1. Thương mại

Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương

a. Nội thương

– Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước

– Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

Tham khảo thêm:   12 cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả, nhanh khỏi

– Phân bố:

+ Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.

+ Phân bố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

b. Ngoại thương

– Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.

– Tình hình phát triển:

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

+ Thị trường xuất – nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.

Chế biến cá tra xuất khẩu

2. Du lịch

– Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu KT cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

– Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…

Tham khảo thêm:   Cách làm bánh mì thịt nguội giòn ngon, hấp dẫn như ngoài hàng

– Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

– Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

Trả lời câu hỏi Địa lý 9 Bài 15

(trang 57 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 15.1 (sgk trang 56), hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta?

Trả lời:

Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

(trang 58 sgk Địa Lí 9): – Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết.

Trả lời:

– Nhận xét: Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta năm 2002, chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 40,6%, tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 31,8%, sau cùng là hàng nông, lâm, thuỷ sản 27,6%

– Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta:

+ Khoáng sản: dầu thô, than đá,…

+ Nông sản, thuỷ sản: gạo, cà phê, điều, tôm, cá, mực đông lạnh,…

+ Sản phẩm công nghiệp chế biến: hàng dệt may, điện tử,…

Giải bài tập SGK Địa 9 bài 15 trang 60

Câu 1

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp cách chế biến bánh mì sandwich ăn sáng cực đơn giản

Gợi ý đáp án

– Có vị trí đặc biệt thuận lợi.

– Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

– Hai thành phố đông dân nhất nước ta.

– Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.

Câu 2

Hãy xác định trên Lược đồ Việt Nam một số trung tâm du lịch nổi tiếng.

Gợi ý đáp án

Một số trung tâm du lịch nổi tiếng: Sa Pa, Hạ Long, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Phú Quốc…

Câu 3

Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

Gợi ý đáp án

Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

– Đây là khu vực gần nước ta.

– Khu vực đông dân và có tốc độ phát triển nhanh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa Lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch Soạn Địa 9 trang 60 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *