Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Soạn Địa 9 trang 55 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 9 Bài 14 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 55 bài Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông thuộc phần Địa lí kinh tế.

Địa 9 bài 14 Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1. Giao thông vận tải.

a. Ý nghĩa

– Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

b. Các loại hình giao thông vận tải

Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%)

(không kể vận tải bằng đường ống)

* Đường bộ:

– Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

– Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc – Nam và Đông –Tây.

+ Hai tuyến đường Bắc – Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:   Tranh tô màu mặt nạ hoạt hình Tô màu mặt nạ Doremon, Người Nhện, Batman, vv

+ Các tuyến đường Đông – Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22..

– Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.

* Đường sắt:

– Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam – Bắc với tổng chiều dài 2632 km.

Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

– Các tuyến đường còn lại: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên.

* Đường sông:

– Mới được khai thác ở mức độ thấp.

– Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).

*Đường biển

– Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.

– Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

– Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

* Đường hàng không:

– Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

– Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

– Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

* Đường ống:

Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

2. Bưu chính viễn thông

– Vai trò: góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

* Bưu chính:

– Mạng bưu cục được mở rộng và nâng cấp.

– Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa…

*Viễn thông:

Biểu đồ mật độ Điện thoại cố định (số máy/100 dân)

– Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.

– Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.

Trả lời câu hỏi Bài 14

Câu hỏi trang 51

– Quan sát bảng 14.1 (SGK trang 51), hãy cho biết

– Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao?

Tham khảo thêm:   Cách làm siro dâu tằm ngâm đường giải nhiệt hiệu quả

– Ngành nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?

Trả lời:

– Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá là đường bộ (đường ôtô) vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển. Đây là loại phương tiện vận tải đảm đương phần chủ yếu nhất nhu cầu vận tải trong nước (cả về hàng hoá và hành khách).

– Ngành có tỉ trọng tăng nhanh nhất là vận tải đường hàng không. Nguyên nhân do phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách (trong, ngoài nước) tăng rất nhanh của nền kinh tế và ưu điểm của loại hình vận tải này. Tuy nhiên, tỉ trọng của loại hình này còn nhỏ.

Câu hỏi trang 53

– Dựa vào hình 14.2 (SGK trang 52), hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời:

– Các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội:quốc lộ 2 (Hà Nội – Hà Giang, tới biên giới Việt Trung), quốc lộ 3 Hà Nôi – Cao Bằng đến biên giới Việt Trung, Quốc lộ 5 Hà Nội – Hải Phòng, Quốc lộ 6 từ Hà Nội qua Hòa Bình, lên cao nguyên Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La, rồi đến thị xã Lai Châu, vòng xuống Điện Biên đến Mường Khoa rồi sang Lào, đường Hồ Chí Minh.

– Các tuyến đường xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh: quốc lộ 22 từ TP. Hồ Chí Minh đi Gò Dầu và sang Cam – pu- chia, quốc lộ 13 từ TP. Hồ Chí Minh đi Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước sang Cam – pu – chia, Quốc lộ 51 từ TP. Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu.

Câu hỏi trang 53

– Dựa vào hình 14.2 (SGK trang 52), hãy kể tên các tuyến đường sắt chính.

Trả lời:

– Đường sắt Thống nhất (Hà Nội – TP . Hồ Chí Minh)

– Hà Nội – Lào Cai.

– Hà Nội – Lạng Sơn.

– Hà Nội – Hải Phòng.

– Hà Nôi – Thái Nguyên.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 55

Câu 1

Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?

Tham khảo thêm:   5 cách làm lẩu ếch chua cay thơm ngon khó cưỡng

Gợi ý đáp án

Loại hình vận tải đường ống mới xuất hiện trong thời gian gần đây, gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.

Câu 2

Dựa vào hình 14.2 (SGK trang 52), hăy kể tên và xác định các quốc lộ chính.

Gợi ý đáp án

Các quốc lộ chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 51, quốc lộ 22, đường Hồ Chí Minh.

Câu 3

Xác định trên hình 14.2 (SGK trang 52) các cảng biển ở các vùng của nước ta.

Gợi ý đáp án

Các cảng biển lớn: Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng , Vinh (Nghệ An), Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Rạch Giá (Kiên Giang)

Câu 4

Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta?

Gợi ý đáp án

Cách 1

Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động rất lớn đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta:

  • Đảm bảo thông tin, liên lạc nhanh chóng kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
  • Là phương tiện phục vụ cho việc học tập, vui chơi giải trí đồng thời cũng tạo điều kiện để người dân có thể tiếp thu được các tiến bộ khoa kĩ thuật, văn hóa xã hội góp phần nâng cao trình độ nhận thức.
  • Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Cách 2

Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động mạnh đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta:

  • Giúp kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới.
  • Tạo ra tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.
  • Giúp phát triển KHKT từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài.
  • Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, KHKT,quốc phòng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Soạn Địa 9 trang 55 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *