Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Soạn Địa 7 trang 95 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí 7 Bài 3 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên.

Giải Địa lý Lớp 7 Bài 3 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Trả lời câu hỏi Địa lí 7 Cánh diều Bài 3

? trang 95

Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

Gợi ý đáp án 

Vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:

– Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

– Các giải pháp để cải tạo và bảo vệ nguồn nước:

  • Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
  • Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
  • Nâng cao nhận thức của người dân.
  • Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển..
  • Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
  • Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Tham khảo thêm:  

? trang 96

Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

Gợi ý đáp án 

Vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:

– Vì là nơi tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới nên trước đây nhiều quốc gia châu Âu bị ô nhiễm không khí.

– Nhờ áp dụng các giải pháp cắt giảm lượng khí thải và nâng cao chất lượng không khí => môi trường không khí đã được cải thiện.

– Hiện nay, các quốc gia châu Âu chú trọng phát triển năng lượng tái tạo nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…

? trang 97

Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hình 3.4, hãy trình bày vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu.

Gợi ý đáp án 

Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:

– Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

– Hiện trạng rừng:

  • Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.
  • Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.

– Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:

  • Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.
  • Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.
  • Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.

Giải Luyện tập và vận dụng Địa lí 7 Cánh diều Bài 3

Luyện tập

Hãy lựa chọn một trong những nhiệm vụ học tập sau:

– Cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

Tham khảo thêm:   Cách làm khoai lang chiên bột mì và không cần bột giòn ngon

– Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích như thế nào cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí?

– Châu Âu đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ rừng?

Gợi ý đáp án

(Em có thể chọn 1 trong 3 nhiệm vụ để ghi vào vở, không cần ghi tất cả)

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu

– Nguyên nhân gây ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hàng ngày của người dân,…

– Giải pháp bảo vệ môi trường nước:

  • Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
  • Đầu tư công nghệ tiên tiến, làm sạch nguồn nước.
  • Nâng cao nhận thức của người dân.
  • Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các sông và các vùng biển.
  • Đối với các vùng biển, châu Âu đã thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,…
  • Cuối năm 2019, châu Âu thực hiện dự án quản lí nước thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

2. Phát triển năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích cho châu Âu trong bảo vệ môi trường không khí

– Hạn chế phát thải khí nhà kính.

– Cải thiện chất lượng không khí.

– Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nguyên nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, than,…

3. Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở châu Âu

– Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.

– Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

– Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.

Vận dụng

Hãy thu thập thông tin về một trong những vấn đề bảo vệ môi trường ở địa phương em.

Tham khảo thêm:  

Gợi ý đáp án

Ví dụ 1: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí tại Hà Nội

* Nguyên nhân

– Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,…

– Hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (NO). Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi gây phát thải khi cacbonic (CO2) vào môi trường).

– Sử dụng bếp than tổ ong gây nên hiện tượng bụi mịn, sương mù thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ.

* Hiện trạng

– Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

– Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời,.

* Giải pháp

– Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi.

– Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại.

– Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường,…

Ví dụ 2:

Địa phương em đã thực hiện một số biện pháp để bảo vệ môi trường không khí như:

+ Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên bệnh viện, trường học, ủy ban, trạm xá, hai bên đường giao thông …

+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của con người: phát động ngày vì môi trường, tuyên truyền trên đài phát thanh hàng ngày …

+ Xây dựng hệ thống giao thông công cộng an toàn thân thiện với môi trường.

+ Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy …

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Soạn Địa 7 trang 95 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *