Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 6 Bài mở đầu – Kết nối tri thức với cuộc sống Soạn Địa 6 trang 98, 99, 100 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Địa lí lớp 6 Bài mở đầu giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 98, 99, 100.

Qua đó, các em sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài mở đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần nội dung bài học

1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

Câu 1. Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, 2, 3, hãy cho biết một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí.

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Trả lời:

Một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn Địa lí

  • Kĩ năng khai thác thông tin trên internet.
  • Kĩ năng làm việc với bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ.
  • Kĩ năng khai thác sơ đồ, hình ảnh,…
Tham khảo thêm:   Biên bản họp đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (6 Mẫu) Biên bản đánh giá xếp loại giáo viên

Câu 2. Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

  • Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
  • Hỗ trợ các em khai thác, phân tích để hiểu về các sự vật, hiện tượng mà nhiều khi chúng ta không thể quan sát trực tiếp.

2. Môn Địa lí và những điều lí thú

Câu 1: Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh bên.

Hình 4-7

Trả lời:

Những điều lí thú thể hiện qua hình:

  • Làm nhà bằng băng để chống lại cái rét, giá lạnh ở cực.
  • Hang động tạo nên những thạch nhũ đẹp, kì vĩ.
  • Hoang mạc Sahara rộng lớn, chủ yếu là cát.
  • Biển có độ muối cao, con người có thể nằm ở trên mặt biển để đọc sách, đi lại.

Câu 2: Hãy kể thêm một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.

Trả lời:

Một số điều lí thú về tự nhiên và con người trên Trái Đất:

  • Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.
  • Ngày địa cực và điểm địa cực.
  • Cầu vồng.
  • Nhật thực, nguyệt thực,…

3. Địa lí và cuộc sống

Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ (8 mẫu) Trích tiểu thuyết Tắt đèn

Trả lời:

Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống

  • Ví dụ 1: Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, hướng đi khi lạc đường hoặc khi đi du lịch ở một khu vực/quốc gia khác.
  • Ví dụ 2: Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để phân tích một vấn đề về nông nghiệp, công nghiệp hoặc biểu thị kinh tế (sự chuyển dịch, cơ cấu, quy mô, tốc độ tăng trưởng,…).

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Quan sát hình 1, 2, 3, cho biết nội dung được thể hiện qua các hình đó.

Trả lời:

Hình 1: Thể hiện cấu tạo của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất, Man-ti và Nhân.

Hình 2: Thể hiện tình hình dân số trên thế giới qua một số năm (1804 đến 2015).

Hình 3: Thể hiện các châu lục, biển và đại dương trên thế giới.

Câu 2

Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.

Trả lời:

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

2. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

3. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa.

4. Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy, mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày.

5. Giông bể Đông bắc nồi rang thóc, giông bể Tây đổ thóc ra phơi.

6. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

7. Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.

8. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

9. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 13 Đề thi Lịch sử Địa lí 8 học kì 1 (Có ma trận, đáp án)

10. Mưa tháng Bảy, gãy cành trám, nắng tháng Tám, rám trái bưởi.

Lý thuyết Bài mở đầu

1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa Lí

  • Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của TĐ và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu,…
  • Ý nghĩa: Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

2. Môn Địa Lí và những điều lí thú

  • Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống.
  • Học môn Địa Lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên.

3. Địa Lí và cuộc sống

  • Kiến thức Địa Lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,…
  • Kiến thức Địa Lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: Làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,…
  • Định hướng thái độ, ý thức sống: Trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 6 Bài mở đầu – Kết nối tri thức với cuộc sống Soạn Địa 6 trang 98, 99, 100 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *