Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi Soạn Địa 12 Bài 6 trang 32 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 12 Bài 6 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Đất nước nhiều đồi núi phần Đặc điểm chung của tự nhiên.

Địa 12 bài 6 Đất nước nhiều đồi núi được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 29, 30, 31, 32. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 12.

Soạn Địa 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

  • Trả lời câu hỏi Địa 12 Bài 6
  • Giải bài tập SGK Địa 12 Bài 6 trang 32
  • Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi

Trả lời câu hỏi Địa 12 Bài 6

Câu hỏi trang 29

❓Dựa vào hình 6 (SGK), hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình Việt Nam.

Trả lời:

Quan sát hình 6, có thể thấy được địa hình nước ta có 3 đặc điểm chủ yếu:

  • Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Hướng núi: tây bắc – đông nam (từ hữu ngạn sông Hồng đến dạy Bạch Mã) và hướng vòng cung (vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ).
  • Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.

❓Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trả lời:

Những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là:

– Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

  • Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá
  • Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở.
  • Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.
  • Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

– Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

  • Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.
  • Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn hay lớp 12

– Sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt : đầm lầy than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

– Sông ngòi:

  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.
  • Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
  • Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.

Câu hỏi trang 30

❓Quan sát hình 6, xác định các cánh cung và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng (Đông Bắc).

Trả lời:

– Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Độ cao địa hình của vùng:

  • Phần lớn là địa hình núi thấp.
  • Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy.
  • Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1.000 nằm ở biên giới Việt – Trung.
  • Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m.
  • Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.

❓Hãy xác định trên hình 6 các dãy núi lớn của vùng Tây Bắc

Trả lời:

Các dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn, dãy sông Mã (từ Khoan La San đến sông Cả).

❓Dựa vào hình 6, nhận xét về độ cao và hướng dãy núi giữa Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.

Trả lời:

– Độ cao: Trường Sơn Bắc có núi thấp hơn Trường Sơn Nam. Núi ở Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình, núi ở Trường Sơn Nam có những đỉnh cao trên 2000m.

– Hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc – đông nam, Trường Sơn Nam có hướng vòng cung, quay bề lồi ra biển (các khối núi và dãy núi tiếp nhau hướng tây bắc – đông nam, bắc – nam, đông bắc – tây nam).

Giải bài tập SGK Địa 12 Bài 6 trang 32

Câu 1

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Gợi ý đáp án

Ba đặc điểm:

  • Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đổi núi thấp.
  • Hướng núi: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
  • Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.

Câu 2

Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

Gợi ý đáp án

a, Vùng núi Đông Bắc

  • Nằm ở tả ngạn sông Hồng.
  • Có 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
  • Địa hình theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy.
  • Các khối núi đá vôi đổ sộ cao trên 1.000m nằm ở biên giới Việt – Trung. Trung tâm là vùng đổi núi thấp 500 – 600m. Về phía biển, độ cao còn khoảng 100m.

b, Vùng núi Tây Bắc

  • Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
  • Có địa hình cao nhất nước ta.
  • Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).
Tham khảo thêm:   Kể bạn nghe sự tích dưa hấu Mai An Tiêm cực hay và ý nghĩa

Câu 3

Địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn và vùng núi Nam Trường Sơn khác nhau như thế nào?

Gợi ý đáp án

Vùng núi Trường Sơn Bắc (giới hạn từ phía Nam sông cả tới dãy Bạch Mã): gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.

Vùng núi Nam Trường Sơn: gồm các khối núi và các cao nguyên (khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông; ngược lại với phía đông, ở phía tây, các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 – 800 – 1.000m) và có các bán bình nguyên xen đồi.

Lý thuyết Đất nước nhiều đồi núi

1. Đặc điểm chung của địa hình

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

– Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

– Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

– Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

– Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

  • Hướng TB – ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

c) Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

– Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.

– Trên bề mặt địa hình, dưới rừng có lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn…

d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

– Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…

– Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc…

2. Các khu vực địa hình

a) Khu vực đồi núi

– Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

(*) Vùng núi Đông Bắc:

  • Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông chụm lại ở Tam Đảo.
  • Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.

(*) Vùng núi Tây Bắc:

  • Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
  • Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

(*) Vùng núi Trường Sơn Bắc:

  • Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy Bạch Mã.
  • Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
  • Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
  • Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).
Tham khảo thêm:  

(*) Vùng núi Trường Sơn Nam:

  • Các khối núi Kontum, khối núi cực Nam Tây Bắc, sườn Tây thoải, sườn Đông dốc đứng.
  • Các cao nguyên đất đỏ badan: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 – 800 – 1000m.

– Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

  • Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ.
  • Địa hình đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

b) Khu vực đồng bằng

Đồng bằng chia làm hai loại:

– Đồng bằng châu thổ sông: gồm Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Cả 2 đều là đồng bằng châu thổ hạ lưu của các sông lớn, có bờ biển phẳng, vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.

  • Đồng bằng sông Hồng: Do sông Hồng và sông Thái bình bồi tụ. Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê ngăn lũ. Vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm. Ít chịu tác động của thủy triều.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Do sông Tiền và sông Hậu bồi tụ. Diện tích 40.000 km2. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Được bồi đắp phù sa hằng năm. Chịu tác động mạnh mẽ của thủy triều.

– Đồng bằng ven biển:

  • Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
  • Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
  • Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn…

3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên

a) Khu vực đồi núi

– Thế mạnh:

  • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
  • Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
  • Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà…).
  • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì…

– Hạn chế:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
  • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại…

b) Khu vực đồng bằng

– Thế mạnh:

  • Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.
  • Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thủy sản và lâm sản.
  • Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại…
  • Hạn chế: thường xuyên chịu nhiều thiên tai như bão, lụt, hạn hán…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi Soạn Địa 12 Bài 6 trang 32 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *