Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Soạn Địa 12 trang 23 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Địa 12 Bài 4 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ phần Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ .

Địa 12 bài 4 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa trang 23. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 12 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các em hiểu được Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 12.

Lý thuyết Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất, đó là quá trình lâu dài và phức tạp trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn Cổ kiến tạo và giai đoạn Tân kiến tạo.

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 3: Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 1 (trang 106)

1. Giai đoạn tiền Cambri

Hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam.

a) Thời gian

Đây là giai đoạn cổ nhất, kéo dài nhất trong lịch sử phát triển của lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu cách đây 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b) Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay

Các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, sông Mã, khối Kon Tum…

c) Các thành phần tự nhiên rất sơ khai đơn điệu

– Khí quyển rất loãng, hầu như chưa có ôxi, chỉ có chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô.

– Thủy quyển: hầu như chưa có lớp nước trên mặt.

-Sinh vật nghèo nàn: tảo (tảo lục, tảo đỏ), động vật thân mềm (sứa, hải quỳ, thủy tức, san hô, ốc…)

Trả lời câu hỏi Địa lí 12 Bài 4

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12: Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước đại Cổ sinh là các đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiều năm?

Trả lời:

– Trước đại cổ sinh có các đại: Nguyên Sinh và Thái cổ.

– Đại Nguyên Sinh cách đây khoảng 2500 triệu năm và kéo dài khoảng 2000 triệu năm.

– Đại Thái Cổ cách đây khoảng 3500 triệu năm và kéo dài khoảng 1500 triệu năm.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 4

Câu 1

Lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Là những giai đoạn nào?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Thần Sét (4 Mẫu) Tóm tắt truyện Thần Sét

Gợi ý đáp án

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta có thể chia làm ba giai đoạn chính :

  • Giai đoạn tiền Cambri
  • Giai đoạn cổ kiến tạo
  • Giai đoạn tân kiến tạo

Mỗi giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta.

Câu 2

Vì sao nói giai đoạn tiền Cambri là giai đoạn hình thành nên nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam?

Gợi ý đáp án

Cách 1

Ở giai đoạn tiền Cambri lớp vỏ Trái đất chưa được hình thành rõ ràng và có rất nhiều biến động, đây là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Các đá biến chất tuổi tiền Cambri làm nên những nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta.

Trên lãnh thổ nước ta lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như: Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum làm hạt nhân tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này.

Cách 2

Giai đoạn Tiền Cambri là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam vì các lí do sau:

– Đây là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta.

– Ở giai đoạn Tiền Cambri, lớp vỏ Trái Đất chưa định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động, là giai đoạn sơ khai của lịch sử Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là các đại dương nguyên thủy.

Tham khảo thêm:   Top 10 địa điểm du lịch Phú Yên có bãi biển đẹp nhất

– Xuất hiện thạch quyển, khí quyển, bầu khí quyển nhiều CO2, ít O2. Thủy quyển xuất hiện, từ đó sự sống xuất hiện, sinh vật sơ khai nguyên thủy.

Câu 3

Giai đoạn tiền Cambri ở nước ta có những đặc điểm gì?

Gợi ý đáp án

a/ Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam.

Các đá biến chất cổ nhất được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây 2-3 tỷ năm. Và kết thúc cách đây 540 triệu năm.

b/ Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: chỉ diễn ra ở các vùng núi và đồ sộ nhất nước ta.

c/ Trong giai đoạn này các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu:

Lớp vỏ thạch quyển, khí quyển ban đầu còn rất mỏng, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tịch tụ các lớp nước trên bề mặt. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai và đơn điệu như: tảo, động vật thân mềm…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Soạn Địa 12 trang 23 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *