Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Soạn Địa 12 trang 105 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 24 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 105. Đồng thời hiểu được kiến thức về những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản, lâm nghiệp.

Bài 24: Địa lí 12 Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 100→105. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức lý thuyết, biết trả lời các câu hỏi để học tốt môn Địa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 24, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

1. Ngành thủy sản

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

– Điều kiện tự nhiên:

  • Thuận lợi: Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú; Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm); Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn, phù hợp nuôi trồng thủy sản nước lợ; Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… phù hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
  • Khó khăn: Bão, gió mùa đông bắc; Môi trường biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

  • Thuận lợi: Nhân dân có kinh nghiệm trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn; Công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển; Thị trường tiêu thụ rộng lớn; Chính sách khuyến ngư của nhà nước.
  • Khó khăn: Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới; Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu; Công nghiệp chế biến còn hạn chế.

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản

– Tình hình chung: Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao

– Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác liên tục tăng. Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

– Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do: Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều. Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 45: Luyện tập Giải Toán lớp 4 Cánh diều trang 100, 101

– Ý nghĩa: Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu. Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.

– Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải.

– Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

2. Lâm nghiệp

a) Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

– Kinh tế: Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người; Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi; Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp; Bảo vệ an toàn cho nhân dân ở vùng núi, trung du và vùng hạ du.

– Sinh thái: Chống xói mòn đất; Bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm; Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn; Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều

Có 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

– Về trồng rừng: Cả nước có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ…, rừng phòng hộ. Hằng năm, trồng khoảng 200 nghìn ha rừng tập trung.

– Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

  • Hàng năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng và 100 triệu cây nứa.
  • Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…
  • Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ gỗ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 24 trang 105

Câu 1

Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thuỷ sản nước ta

Điều kiện

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

Dân cư và nguồn lao động

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Đường lối chính sách

Thị trường

Tương tự như trên, tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản

Gợi ý đáp án

a, Hoạt động động khai thác thủy sản

Điều kiện

Thuận lợi

Khó khăn

Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt

+ Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.

+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài…. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản

+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế…

+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.

+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

Tham khảo thêm:   Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng

b, Nuôi trồng thủy sản

Điều kiện

Thuận lợi

Khó khăn

Điều kiện nuôi trồng

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

– Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng đồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.

– Dịch bệnh tôm.

– Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.

Dân cư và nguồn lao động

+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản

Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.

+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

Đường lối chính sách

+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.

Thị trường

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.

Câu 2

Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK) và các tài liệu tham khảo, hãy so sánh nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Gợi ý đáp án

  • Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi tôm rộng hơn Đồng bằng sông Hồng với bãi triều, cánh rừng ngập mặn dọc bờ biển; sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng ở vùng đồng bằng.
  • Dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong nuôi tôm hàng hoá.
  • Các dịch vụ cho nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển rộng rãi.
  • Sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 là 265761 tấn (chiếm 81,2% sản lượng của cả nước), của Đồng bằng sông Hổng là 8283 tấn, khoảng hơn 1/3 sản lượng tôm của Đồng bằng sông Cửu Long).
Tham khảo thêm:   Cách làm mực chiên giòn, chiên xù giòn thơm ngon, giòn dai

Câu 3

Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.

Gợi ý đáp án

– Hiện trạng trồng:

  • Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa…, rừng phòng hộ.
  • Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
  • Diện tích rừng trồng có tăng, nhưng không cao. Phần lớn rừng trổng nhằm mục đích kinh tế, sản xuất cầy lấy gỗ ngắn ngày, chưa ưu tiên trồng rừng phòng hộ. Từ năm 1983 đến 2006, tỉ lệ diện tích rừng trồng đã tăng được 2,1 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng bị phá không phải là nhỏ.

– Các vấn đề để phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay:

  • Quản lý khai thác, bảo vệ rừng, đầu tư cho trổng rừng.
  • Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi (giúp đồng bào các dân tộc ít người kỹ thuật và phương thức làm kinh tế, mô hình kinh tế rừng, kinh tế trang trại).
  • Thực hiện các biện pháp về kinh tế – xã hội (xây dựng vùng đệm và vùng trồng rừng kinh tế; trồng rừng hỗn tạp, ưu tiên, cho các loài cây bản địa; giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lí; trang bị các phương tiện dự báo cháy rừng, các phương tiện phục vụ cho kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động phá rừng…)
  • Giáo dục về bảo vệ rừng, nâng cạo ý thức về bảo vệ rừng cho toàn dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp Soạn Địa 12 trang 105 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *