Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm Soạn Địa 12 trang 76 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 17 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi phần bài tập trang 76. Đồng thời hiểu được kiến thức về nguồn lao động, cơ cấu lao động, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.

Bài 17 Địa 12 Lao động và việc làm được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 73→76. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Địa lí 12. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Địa lí 12 bài 17, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lý thuyết Lao động và việc làm

1. Nguồn lao động

*Mặt mạnh:

  • Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005).
  • Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.
  • Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
  • Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 2: Điện trường Giải Lý 11 Cánh diều trang 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74

*Hạn chế:

  • Nhiều lao động chưa qua đào tạo
  • Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

2. Cơ cấu lao động

*Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế:

  • Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.
  • Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.

*Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

  • Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước.
  • Tỉ trọng lao động khu vực 1 ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.

*Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

  • Phần lớn lao động ở nông thôn.
  • Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng.
  • Hạn chế.
    • Năng suất lao động thấp.
    • Phần lớn lao động có thu nhập thấp.
    • Phúc lợi lao động xã hội còn chậm chuyển biến.
    • Chưa sử dụng hết thời gian lao động.

Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 17 trang 76

Câu 1

Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Gợi ý đáp án

  • Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).
  • Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh…
  • Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).
  • So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
Tham khảo thêm:   10 lợi ích bất ngờ của nghệ với sức khoẻ và sắc đẹp

Câu 2

Hãy nêu một số chuyển biến hiện nay về việc sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân nước ta.

Gợi ý đáp án

  • Từ 2000 – 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ tăng.
  • Năm 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút tới 56,7% lao động, công nghiệp và xây dựng 17,8%, khu vực dịch vụ 25,5%: 9

Câu 3

Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng.

Gợi ý đáp án

a) Trong cả nước

  • Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.
  • Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản ở các vùng, đặc biệt là nông thôn đồng bằng và thành phố lớn.
  • Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.
  • Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đế vương

b) Ở địa phương: liên hệ để nêu các phương hướng tại địa phương, chú ý các vấn đề:

  • Người ở địa phương đã di chuyển đến các vùng nào?
  • Địa phương đã đưa ra những chính sách dân số như thế nào?
  • Ở địa phương có những cơ sở sản xuất gì? có khoảng bao nhiêu lao động? lao động là người ở địa phương hay ở nơi khác đến, có nhiều người đi tham gia hợp tác lao động ở nước ngoài không?…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm Soạn Địa 12 trang 76 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *