Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kon Tum, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng 2/6, các thí sinh Kon Tum thi môn Ngữ văn đầu tiên, theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
Đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Chiều 2/6 các thí sinh tiếp tục thi môn Tiếng Anh, sáng ngày 3/6 thi môn Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum năm 2023 – 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ: Thể thơ thất ngôn
Câu 2: từ láy có trong đoạn (1), (2): lênh khênh, rả rích, phơi phới
Câu 3:
– Màu trắng của cánh buồm: Thể hiện cho tâm hồn trong trẻo, ngây thơ.
– Để con đi: Thể hiện ước muốn được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia.
=> thể hiện tâm hồn trẻ thơ trong sáng, ham học hỏi, cùng ước mơ tươi đẹp, muốn khám phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới cùng khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới.
Câu 4: Vẻ đẹp tâm hồn của người cha trong bài thơ: nhân hậu.
Thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha, niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành.
II. LÀM VĂN
Câu 1
* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn từ 12 – 15 dòng.
* Yêu cầu nội dung:
– Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái.
– Vai trò:
+ Là người sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cái từ khi còn tấm bé.
+ Là hình mẫu, tấm gương để con nhìn vào cố gắng noi theo.
+ Là người người góp phần định hướng trong từng bước đi của con.
+ Là nguồn động lực, thúc đẩy con phát triển.
+ Là điểm tựa mỗi khi con vấp ngã, thất bại.
– Bàn luận mở rộng:
+ Phê phán những người cha chưa phải là tấm gương tốt cho con (nghiện ngập, bạo lực,…) khiến con không được lớn lên trong một môi trường sống, giáo dục tốt nhất.
+ Trách nhiệm của con cái với cha.
– Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 2
1. Giới thiệu chung
– Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình an.
– Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
– Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi v đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình y tử thiêng liêng, sâu sắc của ông
Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.
2. Phân tích
a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con
– Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.
– Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.
b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng
– Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
– Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.
– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu mới yên lòng nhắm mắt.
– Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.
c. Nghệ thuật trần thuật
– Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.
– Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
3. Đánh giá chung: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.
Đề thi vào 10 môn Văn Kon Tum năm 2023 – 2024
UBND TỈNH KON TUM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,
Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Hãy xác định những từ láy có trong đoạn (1), (2) của bài thơ.
Câu 3: Hai câu thơ sau thể hiện mong ước gì của người con?
Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi…
Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của người cha trong bài thơ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Từ bài thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) chia sẻ suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong hành trình trưởng thành của con cái.
Câu 2. Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng có viết:
(…) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẫn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
– Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.199-200)
Trình bày cảm nhận của em về tình cảm cha con sâu nặng mà ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích trên, từ đó nhận xét nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác giả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Kon Tum Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.