Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn (Có đáp án) Đáp án đề minh họa 2023 môn Văn của Bộ GD&ĐT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sáng ngày 01/03/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bộ Bộ đề thi minh họa thi THPT Quốc gia năm 2023. Nội dung của đề thi bám sát vào chương trình học của môn Ngữ văn lớp 12.

   Xem Đáp án thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2022

Đề thi minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn
Đề thi minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn bao gồm hai phần chính là đọc hiểu và làm văn. Thời gian làm bài là 120 phút. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết của đề thi, cùng với đáp án gợi ý được đăng tải ngay sau đây.

Đáp án gợi ý đề thi minh họa thi THPT Quốc gia 2023

I. Đọc hiểu

Câu 1. Tự do

Câu 2. Các từ là: túp lều, lợp lá lợp tranh, bàn chân thô, bùn lấm

Câu 3. Nhắc nhở về lòng biết ơn, ghi nhớ truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Câu 4. Hình ảnh dân tộc Việt Nam phải sống trong khó khăn, gian khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: sự kiên cường, lòng biết ơn, tình yêu nước.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 82 sách Cánh diều tập 2

II. Làm văn

Câu 1.

– Mở đoạn: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

– Thân đoạn:

  • Người có tinh thần vượt khó sẽ không dễ dàng buông xuôi, chấp nhận thất bại mà sẽ tìm cách vượt qua, xác định phương hướng để giải quyết…
  • Vai trò của tinh thần vượt khó:
  • Đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
    Không ngại khó khăn, gian khổ
  • Trở thành tấm gương sáng, nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh…
  • Dẫn chứng: Học sinh tự lấy dẫn chứng. (Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh…)

– Kết đoạn: Khẳng định sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

Xem thêm: Viết đoạn văn về tinh thần vượt khó trong cuộc sống

Câu 2.

(1). Mở bài

– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.

– Dẫn dắt, trích dẫn đoạn thơ cần phân tích: “Ta về, mình có nhớ ta/… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

(2). Thân bài

– Hai câu thơ đầu tiên:

  • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
  • Đại từ nhân xưng “mình – ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
  • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

– Bức tranh mùa đông

  • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
  • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
  • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
Tham khảo thêm:   Lời chúc 8/3 cho cô giáo ngắn gọn, ý nghĩa, chân thành 2024

– Bức tranh mùa xuân

  • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
  • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

– Bức tranh mùa hạ

  • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
  • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
  • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

– Bức tranh mùa thu

  • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
  • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

– Nhận xét về lẽ sống ân nghĩa:

  • Được thể hiện qua sự lưu luyến, bịn rịn của của người ra đi và người ở lại.
  • Cho thấy sự gắn bó, tình nghĩa thủy chung của nhân dân với chiến sĩ cách mạng.
  • Một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo thêm:   Lời chúc ngày lễ Vu Lan hay, ý nghĩa nhất

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ trên.

Xem thêm: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Đề thi minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ văn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn (Có đáp án) Đáp án đề minh họa 2023 môn Văn của Bộ GD&ĐT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *