Bạn đang xem bài viết ✅ Đề thi giáo viên giỏi cấp tiểu học – Đề tự luận (Có đáp án) Đề thi tự luận giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mời quý thầy cô giáo cùng tham khảo bộ đề thi giáo viên giỏi cấp tiểu học – Đề tự luận. Đề thi có đáp án kèm theo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô tham khảo và ôn tập nhằm chuẩn bị cho hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học.

Với bộ đề thi này các thầy cô giáo có thể ôn tập dễ dàng và tự làm bài kiểm tra khả năng của mình cũng như so sánh đáp án để đánh giá được kết quả. Cùng với đó cũng dễ dàng nhận thấy những lỗ hổng kiến thức và đưa ra các phường pháp ôn luyện hợp lý nhất. Đặc biệt với mẫu đề thì này giúp cho thầy cô làm quen với đề và các dạng câu hỏi, tránh bỡ ngỡ thi tiến hành thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học.

  • Đề thi giáo viên dạy giỏi khối Tiểu học (Cấp trường)
  • Kiểm tra năng lực Giáo viên dạy giỏi cấp Tiểu học

BỘ ĐỀ TỰ LUẬN
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TIỂU HỌC

Đề số 1: GVCN lớp có mấy chức năng, là những chức năng nào? Nêu rõ chức năng quản lý giáo dục toàn diện học sinh và việc áp dụng kỹ năng này vào tình hình thực tế của lớp mình phụ trách.

Gợi ý hướng dẫn chấm

1. GVCN lớp có 4 chức năng: (2,0 điểm)

– GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp;

– GVCN là tổ chức tập thể HS hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS;

– GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường; là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục;

– GVCN là đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp.

2. GVCN lớp là người quản lý giáo dục toàn diện HS một lớp: (4,0 điểm)

– Quản lý giáo dục không chỉ nắm được những chỉ số quản lý hành chính như: tên, tuổi, số lượng, gia cảnh trình độ HS về học lực, và đạo đức … mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của HS trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi HS. (1,5 điểm)

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Em có yêu anh không?

– Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục toàn diện, đòi hỏi GVCN phải có: (1,5 điểm)

+ Những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học.

+ Các kĩ năng sư phạm như: Kĩ năng tiếp cận đối tượng HS; Kĩ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội; Kĩ năng đánh giá; Kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.

+ Nhạy cảm sư phạm: để dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của HS; Định hướng giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt.

– Quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau: giáo dục đạo đức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hóa nhất là trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế thị trường, KHKT… (1,0 điểm)

3. Liên hệ thực tế: (4,0 điểm)

Đưa ra được các hình thức, biện pháp, giải pháp cụ thể ứng với 3 nội dung của chức năng quản lý giáo dục toàn diện. ( mỗi nội dung đạt 1,0 điểm)

Đề số 2: Một trong những mục đích quan trọng khi ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học là “Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”.

Hãy nêu ý kiến của mình về mục đích trên và trình bày kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để có thể đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp của cấp tiểu học.

Gợi ý hướng dẫn chấm

1. Nêu được khái niệm chuẩn NNGVTH là gì? (1,0 đ)

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

Tham khảo thêm:   Học giới fashonista cách phối đồ với chân váy da siêu ấn tượng

2. Nêu được sự cần thiết của việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp: (1,5 đ)

Do GV được đạo tạo không đồng bộ

Việc đổi mới nội dung, chương trình, PP giáo dục đòi hỏi người GVTH phải có những yêu cầu nhất định, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Do vậy việc ban hành “Chuẩn nghề nghiệp GVTH” là rất cần thiết

3. Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá Chuẩn NNGVTH ? (1,5 đ)

Nhờ có chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá mình, từ đó tự đề ra kế hoạch rèn luyện phấn đấu, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực nghề nghiệp.

Với chuẩn nghề nghiệp giúp cho các cấp quản lý đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên tiểu học chính xác để phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

4. Nêu được kế hoạch phấn đấu theo 3 lĩnh vực: phẩm chất, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng: (6,0 đ)

– Nêu được kế hoạch phấn đấu theo mỗi lĩnh vực đạt 2,0 đ

– Yêu cầu: Mỗi lĩnh vực gồm đủ 5 yêu cầu và 4 tiêu chí (cần chú trọng đến biện pháp thực hiện) .

Đề số 3: Ngành Giáo dục đã và đang quyết tâm không để tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp theo tinh thần cuộc vận động Hai không. Thầy (Cô) hãy nêu kế hoạch của bản thân để thực hiện có hiệu quả nội dung trên.

Gợi ý hướng dẫn chấm

Bài tự luận nêu được những nội dung trọng tâm sau:

1. Khái quát tình hình thực hiện: (2,0 đ)

Nêu được các ý khái quát tình hình thực hiện về Cuộc vận động Hai không trong toàn ngành đã và đang thực hiện, có kết quả và được sự ủng hộ tích cực của xã hội.

2. Kế hoạch của bản thân: (7 điểm)

Nêu được những ý chính:

– Thực hiện nghiêm túc chương trình, quy chế chuyên môn; đảm bảo kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ khối; không tuỳ tiện cắt xén chương trình,… (1,0 đ)

– Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; quyết tâm thực hiện việc dạy thật – học thật, vì đây là cái gốc của chống tiêu cực và thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới giáo dục. (1,0 đ)

Tham khảo thêm:  

– Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh luôn hướng đến tính trung thực, “Học gì thi nấy”, cho điểm sát với kết quả của học sinh; tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng nâng đỡ về điểm số, cấy điểm tuỳ tiện, làm sai lệch thực tế năng lực và chất lượng học tập; có nhiều biện pháp hữu hiệu, phù hợp trong kiểm tra, đánh giá, chống hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, quay cóp,… (2,0 đ)

– Trên cơ sở xác định đúng thực chất năng lực học sinh, phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém. Thường xuyên quan tâm đối tượng học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. (1,0 đ)

– Có sự phối hợp đồng bộ với đồng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác trong hoạt động giáo dục. Đặc biệt chú ý mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm làm tốt công tác giáo dục toàn diện HS trong và ngoài nhà trường. (1,0 đ)

– Bản thân mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo dục (dạy học) ngay từ đầu năm học, luôn tự tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức và phẩm chất đạo đức, xứng đáng là tấm gương cho học sinh. (1,0 đ)

Hướng dẫn cho điểm:

– Nêu được những ý trên, đạt từ 8 – 9 điểm;

– Trình bày được kế hoạch với những ý như trên nhưng còn chung chung, chưa nêu được yêu cầu cần đạt: 6,5 – 7,5 điểm;

– Hiểu yêu cầu nhưng cách trình bày chưa rõ ràng, còn dàn trải, nặng về hình thức: 5 – 6,25 điểm;

– Trình bày kế hoạch bản thân không rõ ràng, chung chung, có sự lúng túng trong nhận thức, không hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân: dưới 5 điểm;

– 1 điểm dành cho chữ viết đẹp. Trường hợp viết sai nhiều lỗi chính tả, trừ 50 % trên tổng số điểm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề thi giáo viên giỏi cấp tiểu học – Đề tự luận (Có đáp án) Đề thi tự luận giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *