Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2021 – 2022 Ôn thi vào lớp 10 môn Sử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử 9 năm 2021 – 2022 là tài liệu vô cùng hữu ích, tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm kèm theo.

Đề cương thi vào lớp 10 môn Lịch sử được biên soạn theo các chủ đề trọng tâm, khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Với mỗi chủ đề bao gồm nhiều dạng bài tập tổng hợp với nhiều ý hỏi, phủ kín các dạng kiến thức thường xuyên xuất hiện trong các đề thi vào lớp 10 môn Sử. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng để trả lời các câu hỏi Sử 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

I. LIÊN XÔ.

1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1945-1950:

– Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề: 27 triệu người chết, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá, 1.710 thành phố và 70.000 làng mạc bị phá hủy, kinh tế phát triển chậm lại sau 10 năm.

– Đảng và nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế với kế hoạch 5 năm lần thứ tư 1946-1950.

– Kết quả:

+ Vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+ Năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% h ơn 6000 nhà máy được khôi phục và xd mới.

+ Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân cải thiện;

+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử , phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ

2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)

a. Phương hướng: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thâm canh trong nông nghiệp; đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kỹ thuật ; tăng cường sức mạnh quốc phòng.

b. Thành tựu:

+ Sản xuất công nghiệp tăng 9,6% / năm, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, sản lượng công nghiệp chiếm 20% của thế giới,

+ 1957 lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

+ 1961 phóng thành công con tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất.(Phương Đông – Ga-ga-rin)

c. Chính sách đối ngoại:

+ Duy trì hòa bình thế giới , đi đầu và đấu tranh cho nền hòa bình và an ninh thế giới

+ Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới

II. ĐÔNG ÂU.

1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Au.1944-1946:

a. Tình hình (Hoàn cảnh): Khi Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt, đập tan mọi mưu đồ của các thế lực phản động.

b. Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân:

– Ba lan (7/1944), Hung ga ri (4/1945), Nam Tư (11/1945), Bun ga ri (9/1946)…

– Đức (đông Đức – LX, tây Đức – Mĩ)

c. Nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân:

+ Chống phá thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Cải cách ruộng đất.

+ Quốc hữu hóa xí nghiệp lớn của tư bản.

+ Thực hiện quyền tự do dân chủ.

+ Cải thiện đời sống nhân dân.

d. Ý nghĩa: chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, lịch sử các nước Đông Âu đã sang trang mới.

III. SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

1. Cơ sở hình thành: có điểm chung:

– Đều có Đảng Cộng Sản và công nhân lãnh đạo.

– Lấy chủ nghĩa Mác –Lê nin làm nền tảng.

– Cùng có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Hoạt động:

a. SEV: Hội đồng tương trợ kinh tế:

+ 8-1-1949: đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa, tạo nên sứ c mạnh để cạnh tranh với Tây Âu. Chấm dứt hoạt động ngày 28-6-1991.

+ Hạn chế: “Khép kín” không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới ; nặng về trao đổi hàng hóa , mang tính bao cấp ; sự hợp tác gặp trở ngại bởi cơ chế quan liêu , bao cấp, sự phân công chuyên ngành chưa hợp lý.

Tham khảo thêm:   Cách làm sinh tố bơ ngon đơn giản không bị đắng

b. Tổ chức Hiệp ước Vác xa va: 5-1955 để bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH , duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và thế giới.Chấm dứt hoạt động ngày 1-7-1991.

IV. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm nào ?

a. 1945

b. 1947

c. 1949

d. 1951

Đáp án: C (Dòng cuối mục 1 – trang 4)

Câu 2. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới chú trọng vào:

a. Phát triển nền công nghiệp nặng.

b. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.

c. Phát triển nền kinh tế thương nghiệp

d. Phát triển nông nghiệp.

Đáp án: A (Dòng đầu, đoạn 2, mục 2 – trang 4)

Câu 3. Đến đầu những năm 70 Liên Xô đã đạt được những thành tựu cơ bản gì ?

a. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

b. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và hạt nhân nói riêng.

c. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Đáp án: D (Dòng cuối, đoạn 2, mục 2 – trang 4)

Câu 4. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ 1945 – nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là gì?

a.Muốn làm bạn với tất cả các nước

b.Chỉ quan hệ với các nước lớn.

c. Hòa bình và tích cực ủng hộ c/m thế giới

d. Chỉ làm bạn với các nước XHCN

Đáp án: C (Dòng 1,3,5 – đoạn 1 ở dưới ảnh, mục 2 – trang 5)

Câu 5. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?

a. 1945-1946

b.1946-1947

c. 1947-1948

d.1945-1949

Đáp án: D (đoạn 1 chữ to, mục 2 – trang 6 – dưới lược đồ)

Câu 6. Các nước Đông Âu tiến lên xây dựng CNXH trên cơ sở nào ?

a. Là những nước tư bản phát triển.

b. Là những nước tư bản chậm phát triển.

c. Là nước phong kiến.

d. a và b đúng.

Đáp án: B (Dòng 5, đoạn cuối, mục 1 – trang 6)

Câu 7. Hiệp ước phòng thủ Vac-sa-va thành lập thời gian nào ?

a. 1955

b. 1956

c. 1957

d. 1958

Đáp án: A (Dòng 4 từ dưới lên, đoạn cuối – trang 8)

Câu 8. Đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, nước nào ở Đông Âu được xếp vào hàng nước công nghiệp trên thế giới ?

a. An-ba-ni

b. Bun-ga-ri

c. Tiệp Khắc

d. Ru-ma-ni.

Đáp án: C (Dòng 1,2,3, đoạn giữa chữ nhỏ – trang 7)- chiếm 1,7% sản lượng thế giới.

Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)?

a. Do khép kín cửa trong hoạt động.

b. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

c. Do sự lạc hậu về phương thưc sản xuất.

d. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và các nước Tây Âu.

Đáp án: B (Dòng 1,2,, đoạn cuối – trang 12)

Câu 10. Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là:

A. Mĩ và Nhật Bản

B. Mĩ và Liên Xô

C. Nhật Bản và Liên Xô

D. Liên Xô và các nước Tây Âu.

Đáp án: B (Dòng 3, đoạn chữ in nhỏ 2, mục 2 – trang 4)

Câu 11. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng (so với năm 1939) là:

A. 73%

B. 50%

C. 20%

D. 92%

Đáp án: A (Dòng 1, đoạn chữ in nhỏ 1, mục 1 – trang 4)

Câu 12. Mục đích của Mĩ khi phát động chạy đua vũ trang với Liên Xô là:

A. Phá hoại tiềm lực k/tế của LXô

B. Phá hoại nền công nghiệp của LXô

C. Gây tình trạng căng thẳng trên tgiới

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: D (Câu hỏi suy luận trên cơ sở kiến thức)

Câu 13. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực KHKT là:

A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.

C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng

D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.

Đáp án: A

+ Dòng cuối, đoạn 4, mục 1 – trang 4

+ Dòng 2,3,4; đoạn cuối, mục 2 – trang 4

=> nhấn mạnh:thành tựu KHKT từ 1950 -> nửa đầu 70 của TKXX

Câu 14. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện:

A. Cơ sở vật chất- kĩ thuật lạc hậu.

B. Các nước đế quốc bao vây kinh tế và chống phá về chính trị.

C. Bọn phản động trong nước phá hoại cách mạng.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: D Dòng cuối, đoạn 1, mục 2 – trang 7

Câu 15. Chính sách đối ngoại của Liên Xô Là:

A. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

B. Đi đầu và đấu tranh cho nền hoà bình, an ninh thế giới.

C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước XHCN và phong trào cách mạng thế giới.

Tham khảo thêm:   Văn khấn động thổ - Bài cúng động thổ xây nhà đầy đủ nhất

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án: D (Dòng 1,3,5 – đoạn 1 ở dưới ảnh, mục 2 – trang 5)

=> hòa bình và tích cực ủng hộ c/m thế giới…

Câu 16. Thời gian tồn tại của chế độ XHCN ở Liên Xô là:

A. 1917-1991

B. 1918- 1991

C. 1922- 1991

D. 1945- 1991

Đáp án: A (Dòng 1,3,5 – đoạn 1 ở dưới ảnh, mục 2 – trang 5)

Câu 17. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:

a. phát triển nện công nghiệp nhẹ.

b. phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.

c. phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.

d. phát triển công nghiệp nặng.

Đáp án: D (Dòng 1,3,5 – đoạn cuối, mục 2 – trang 10)

Câu 18. Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ là:

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Duy trì nền hoà bình thế giới.

C. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. Khống chế các nước khác.

Đáp án: B (Suy luận) => Mĩ – mục đích là bá chủ thế giới.

Câu 19. Điểm chung cơ bản của các nước XHCN là:

A. Do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

B. Lấy CN Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng.

C. Cùng chung mục tiêu xd XHCN

D. Cả 3 ý trên.

Đáp án: D (Suy luận)

Câu 20. Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng công trình:

A. Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim

B. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

C. Đường dây 500KV

D. Câu A và C đúng.

Đáp án: B (Liên hệ)

Câu 21. Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX vì:

A.Đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.

B. Đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.

C. Phải cải tổ để sớm áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang ptriển của thế giới.

D. Tất cả các lí do trên.

Đáp án: A (SGK 9/10)

Câu 22: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ là:

A. Mĩ

B. Anh

C. Liên Xô

D. Nhật

Đáp án: C (SGK dòng cuối/mục 2 – trang 4)

Câu 23. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vac-sa-va được thành lập, đây là một liên minh

A. Kinh tế- quân sự giữa các nước XHCN

B.Quân sự giữa các nước XHCN

C. Mang tính chất phòng thủ về c/trị- quân sự giữa các nước XHCN Đông Âu

D.Kinh tế- chính trị- văn hóa- quân sự giữa các nước XHCNở châu Âu.

Đáp án: C (SGK dòng cuối/ trang 8)

…………

Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết:

1. Hoàn cảnh:

– Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới dẫn đến cuộc khủng hỏang chung của thế giới.

– Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết chủ quan cho rằng: không chịu tác động chung.

– Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên xô: giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990:

+ Kinh tế khủng hỏang, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.

+ Chính trị xã hội mất ổn định: thiếu dân chủ, quan liêu tham nhũng.

2. Giải quyết khó khăn: Tháng 3-1985, Goóc -ba -chóp đề ra đường lối cải tổ:

– Mục đích: khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.

– Nội dung cải tổ: lập chế độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.

– Kết quả công cuộc cải tổ: kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, tệ nạn xã hội phát triển, xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc. -> Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ CNXH, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin , nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.

3. Những sự kiện về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết:

+ 19-8-1991: đảo chánh lật đổ Goóc ba chóp bị thất bại ; Đảng Cộng Sản Liên Xô ngừng hoạt động;chính phủ Xô Viết bị giải thể ,11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.(21-12-1991)

+ 25-12-1992 Goóc -ba –chóp tuyên bố từ chức tổng thống, chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại 74 năm

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:

1. Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80:

2. Diễn biến sự sụp đổ chế độ XHCN ở các nước Đông Âu:

-> HS đọc tham khảo

3. Kết quả: các đảng cộng sản bị thất bại, cuối 1989 chế độ XHCN bị sụp đổ ở Đông Âu

4. Hậu quả:

– Hệ thống XHCN thế giới bị sụp đổ.

– 28-6-1991: SEV ngừng hoạt động

Tham khảo thêm:   Vật lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm Soạn Lý 9 trang 71, 72

– 1-7-1991 Vác – sa – va giải thể

5. Nguyên nhân sự sụp đổ:

– Kinh tế khủng hỏang.

– Rập khuôn mô hình ở Liên Xô.

– Sai lầm và tha hóa về đạo đức của một bộ phận lãnh đạo.

– Chậm sửa đổi.

– Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.

– Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo, đòi phải thay đổi.

III. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Đông Âu khởi đầu từ nước nào?

A. Ba Lan

B.Tiệp Khắc

C. Cộng hòa Liên bang Đức

D. Cộng hòa Liên bang Nam Tư

Đáp án: A(SGK dòng 3/ cuối T11)

Câu 2: Sự tan rã của Liên bang Xô Viết và sự sụp đỗ của chế độ XHCN ở Đông Âu đã gây ra những hậu quả gì?

A. Chấm dứt khát vọng xây dựng một xã hội tốt đẹp của loài người tiến bộ.

B. Kết thúc sự tồn tại của hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới

C. Đánh dấu sự sụp đỗ của mô hình CNXH trên toàn thế giới

D. Là sự “ cáo chung” của chế độ XHCN trên phạm vị thế giới

Đáp án: C (SGK dòng 3cuối đoạn 3/// cuối T12)

Câu 3. Người đề ra đường lối đổi mới và tiến nhành công cuộc cải tổ ở Liên xô là

A. Xtalin

C. Brê-giơ-nep

B. Gooc-ba-chop

D. Khơ-rut-xốp

Đáp án: B (SGK dòng 1, đoạn 2 /// T10)

Câu 4. Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở Liên xô là

A. Nền sản xuất trong nước bước đầu được phục hồi

B. Bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

C. Nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng

D. Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố

Đáp án: A, B, C (SGK dòng 2-3, chữ nhỏ đoạn 2 từ dưới lên /// T10)

Câu 5: Những biểu hiện khủng hoảng toàn diện ở Liên Xô:

A. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trì trệ

B. Mức sống giảm sút thua kém các nước phương Tây

C. Nạn quan liêu, tham nhũng, thiếu dân chủ ngày càng gia tăng

D. Các thế lực chống CNXH đòi tổng tuyển cử tự do

E. Nhiều nước cộng hoà đòi li khai.

Đáp án: C (SGK dòng 1, chữ nhỏ đoạn 1 từ dưới lên /// T10)

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã của CNXH:

A. Do mức sống của nhân dân ngày càng giảm sút

B. Do các nhà lđạo ở LX, các nước Đ.Âu đề ra đường lối x/dựng CNXH ko phù hợp với nước mình.

C. Do đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo

D. Do sự chống phá của các thế lực chống CNXH

Đáp án: B (SGK dòng 1, chữ to đoạn 2cuối // cuối T10)

Câu 7: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng đem lại với các nước Đông Âu là gì?

A. Các nước Đông Âu lần lượt mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.

B. Nhân dân mất niềm tin vào chính phủ và đứng lên đấu tranh khắp nơi.

C. Các nước Đông Âu từ bỏ hẳn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Đất nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt.

Đáp án: C (dòng cuối, chữ to đoạn 2cuối // cuối T10)

Câu 8: Nội dung cơ bản của công cuộc “cải tổ” của Liên Xô là gì ?

A. Cải tổ kinh tế và xã hội

B. Cải tổ ktế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng ktế

C. Cải tổ hệ thống chính trị

D. Cải tổ xã hội

Đáp án: B (dòng 3-4, chữ nhỏ -giữa sách // Trang 10)

Câu 9: Em hiểu như thế nào về thuật ngữ”đa nguyên về chính trị” mà Goóc-ba-chốp thi hành ở Liên Xô sau khi lên cầm quyền?

A. Nhiều nguyên thủ cùng tham gia bộ máy chính trị.

B. Nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước.

C. Duy trì chế độ một đảng cầm quyền

D. Giữ nguyên đường lối chính trị đã lỗi thời.

Đáp án: C (dòng 5-6, chữ nhỏ – trong ngoặc đơn – giữa sách // Trang 10)

Câu 10: Trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN ở Đông Âu đó là:

A. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô.

B. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.

C. Sự phá hoại của các thế lực phản động.

D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.

Đáp án: A (Câu hỏi suy luận)

Câu 11: Ngày 19 – 8 – 1991 đã ghi nhận sự kiện lịch sử nào ở Xô Viết?

A. Đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp

B. Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

C. Goóc-ba-chốp lên nắm chính quyền.

D. Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống.

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi vào 10 môn Sử

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử năm 2021 – 2022 Ôn thi vào lớp 10 môn Sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *