Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 sách KNTT, CD, CTST ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Ngữ văn 7 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7.

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024

  • Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 KNTT 
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh diều
  • Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 KNTT

PHÒNG GD&ĐT………..

TRƯỜNG THCS………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN 7 KNTTVCS

A. Tri thức ngữ văn

I. Kiến thức về truyện

1. Đề tài và chi tiết

a. Đề tài: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.

*Cách phân loại đề tài:

– Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,…

– Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…

*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.

Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).

b. Chi tiết: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.

2. Tính cách nhân vật: Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.

3. Thay đổi kiểu người kể chuyện

– Trong một chuyện kể, nhà văn có thể sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau. Có tác phẩm sử dụng hai ba người kể chuyện ngôi thứ nhất; có tác phẩm lại kết hợp người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

– Sự thay đổi kiểu người kể chuyện luôn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Mỗi ngôi kể thường mang đến một cách nhìn nhận, đánh giá riêng, khiến câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong ohú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa.

II. Kiến thức về thơ

1. Thơ bốn chữ hoặc năm chữ

a. Hình thức: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không.

b. Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vần thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vần có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vần cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),…

c. Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2, thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên nhịp thơ cũng có thể ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

c. Nội dung:

– Nhận biết được đặc điểm nổi bật của thể thơ 4 chữ, 5 chữ.

– Hiểu được nội dung chính trong một văn bản thơ.

– Cảm nhận được ý nghĩa và tình cảm, cảm xúc thông qua các hình tượng nhân vật trong thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện, hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi.

2. Tình cảm, cảm xúc trong thơ:

– Tình cảm chính là cội nguồn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ trữ tình. Gốc của thơ là tình cảm, nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời.

– Cảm xúc của nhà thơ trước cuộc đời thuộc thế giới tình cảm riêng, nhưng lại có những điểm đồng điệu với cảm xúc chung của nhiều người. Chính vì thế, người đọc đến với thơ để tìm sự đồng cảm, chia sẻ. Người đọc có thể cảm nhận như nhà thơ đang nói hộ nỗi lòng mình.

3. Hình ảnh trong thơ

– Hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong thơ trữ tình, là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, tư tưởng. Hình ảnh trong thơ có nguồn gốc từ đời sống (con người, thiên nhiên,…) nhưng luôn mang dấu ấn của sự hư cấu, tưởng tượng, in đậm tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà thơ.

4. Nhịp thơ

– Nhịp thơ là phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật đặc thù của văn bản thơ. Người đọc có thể nhận biết nhịp thơ qua hệ thống những điểm ngắt, ngừng được phân cha trên dòng thơ hoặc giữa các dòng thơ, theo sự chi phối của nội dung cảm xúc và quy định riêng của từng thể thơ.

III. Tuỳ bút, tản văn

– Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

– Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,… Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

III. Thực hành tiếng Việt (vận dụng đọc hiểu)

1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

– Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích của sự việc nêu trong câu

– Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu, được ngăn cách bằng dấu phẩy

– Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ

– Trạng ngữ là cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe

VD:

-Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ-> Đêm mùa hè, mưa trút ào ào như thác đổ

-Sáng em đi chơi.-> Buổi sáng ngày hôm qua, em đi chơi.

2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

– Thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, đây là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu.

– Có thể mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ

– Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe

3. Từ láy: là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

Ví dụ:

– Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

– Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

4. Số từ

-Số từ có thể được phân chia thành 2 nhóm:

+Số từ chỉ số lượng gồm các số từ chỉ số lượng xác định( một, hai, ba…) và số từ chỉ số lượng ước chừng( vài, dăm, mươi, ba bốn…). Khi dùng để biểu thị số lượng của vật thì vị trí của số từ thường đứng trước danh từ.

+ Số từ chỉ số thứ tự thường kết hợp với các từ Thứ, hạng, loại, số, đứng sau danh từ trung tâm, thể hiện thứ tự của sự vật nêu ở danh từ trung tâm.

VD: Hôm nay lớp chúng em quyên góp đồ dùng cho đồng bào bão lụt được năm mươi bộ quần áo.

Số từ ở đây là “năm mươi” đứng trước danh từ bộ quần áo để chỉ số lượng.

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

“Bốn”, “năm” là số từ đứng sau và thể hiện thứ tự của “canh” (chỉ thời gian).

– Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: đôi, chục, tá…Những danh từ này có thể kết hợp với số từ ở trước và các từ ấy, này…ở sau( ba đôi ấy, hai chục này…) còn số từ thì không.

Tham khảo thêm:   Bài viết số 1 lớp 9 đề 3: Thuyết minh về một loài vật nuôi Dàn ý & 52 mẫu bài viết số 1 lớp 9 đề 3

5. Phó từ:

-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ chẳng hạn: những, các, mọi, từng,…

-Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ: đã, đang, sẽ, sắp ( quan hệ thời gian); cũng, vẫn,cứ, còn( sự tiếp diễn tương tự), hãy, đừng, chớ ( cầu khiến); rất, khá, thật ( mức độ) ; chưa, không, chẳng (phủ định) đứng trước động từ, tính từ.

-> Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm , tính chất được nêu ở động từ, tính từ 1 số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,…

-> Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó 1 số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,…

-Lắm, cực kì, quá ( mức độ); được, có thể ( khả năng); được, ra, vào,…( kết quả – hướng) đứng sau động từ, tính từ.

Ví dụ: Bạn Nam đang làm bài. -> Xác định: Phó từ: đang

6. Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Vd: Lung lay: bị làm cho nghiêng ngả, không còn đứng vững

-Các cách giải thích nghĩa của từ

+Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị

Vui vẻ: tính từ thể hiện trạng thái cảm xúc rất vui của con người

+Dùng để đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

Chăm chỉ: đồng nghĩa với từ cần cù, siêng năng

+Giải thích ý nghĩa của từng thành tố

Khán giả: khán là xem, giả là người → khán giả là người xem

7. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

a. Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (ví dụ: Ngữ văn học, Văn học, Vật lí học…từ có một nghĩa); chân, mắt, mũi…từ có nhiều nghĩa)

b. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.

– Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

– Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

Ví dụ: Mũi (mũi kim, mũi dao, mũi bút…), chân (chân trời, chân mây, chân tường, chân đê,…), mắt (mắt nứa, mắt tre, mắt na…),đầu (đầu giường, đầu đường, đầu sông,…)

8. Biện pháp tu từ

8.1.Nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói làm giảm nhẹ quy mô, tính chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự

– Những cách nói giảm, nói tránh thông dụng

+ Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt

+ Dùng cách nói vòng

+ Dùng cách nói phủ định

……………

B. Đề thi minh họa học kì 1 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm).

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài

Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.

( Cô giáo lớp em – Nguyễn Xuân Sanh)

Trả lời từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. 4 chữ

B. 5 chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, hình ảnh cô giáo được miêu tả qua những từ ngữ nào?

A. Dạy em tập viết

B. Xem chúng em học bài

C. Ghé vào cửa lớp

D. Mỉm cười thật tươi

Câu 3: Từ nào là số từ trong các từ sau?

A. Chúng em

B. Mười

C. Điểm mười

D. Những

Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Cô giáo

B. Nắng

C. Học trò

D. Gió

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ:

“ Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài”

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Nhân hóa

Câu 6: Xét theo cấu tạo, từ “thơm tho”thuộc từ loại nào?

A. Từ ghép

B. Từ láy

C. Từ đơn

D. Từ Hán Việt

Câu 7: Vì sao cô giáo “mỉm cười thật tươi”?

A. Vì học trò đến lớp sớm

B. Vì học trò chăm chỉ tập viết

C. Vì học trò chào cô

D. Vì thấy nắng ghé vào cửa lớp

Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng về nội dung bài thơ?

A. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, biết ơn cô giáo của người học trò.

B. Bài thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung của học trò khi xa cho cô giáo.

C. Bài thơ thể hiện tình cảm vui thích của học trò khi được đi học.

D. Bài thơ thể hiện cảm xúc vui mừng của học trò khi được điểm mười.

Em hãy thực hiện yêu cầu:

Câu 9: Em yêu thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Câu 10: Bài thơ khơi dậy trong em tình cảm gì?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học).

…………..

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT………..

TRƯỜNG THCS………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

MÔN NGỮ VĂN 7 CÁNH DIỀU

A. Nội dung ôn thi cuối kì 1 Văn 7

1. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản

  • Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
  • Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ
  • Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng
  • Bài 4: Nghị luận văn học

2. Phần tiếng Việt:

  • Từ địa phương
  • Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
  • Số từ và phó từ
  • Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
  • Mở rộng trạng ngữ

3. Phần tập làm văn

Ôn tập các bài học sau

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

– Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi)

Kể về nhân vật đặc sắc – Võ Tòng

– Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê)

Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé

Phrăng bị nhập vào nước Phổ

– Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng)

Thời thơ ấu của Bác Hồ

– Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng )

Tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự vị tha…

– Mẹ (Đỗ Trung Lai)

– Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ

– Ông đồ (Vũ Đình Liên)

– Kể chuyện Ông đồ viết chữ Nho để nói hộ tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, thảng thốt đối với cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.

– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

Tâm sự giản dị mà thật xúc động của tác giả khi nghe tiếng gà trưa

– Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai)

Hình ảnh con cò hay tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con

– Bạch tuộc (Giuyn Véc nơ)

Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với con bạch tuộc khổng lồ

– Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry)

Viên trung sỹ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh

– Nhật trình Sol 6 (En – đi Uya)

Tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa

– Một trăm dặm dưới mặt đất (Giuyn Véc nơ)

Cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất

Văn bản nghị luận

– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

Phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi)

– Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh

– Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)

Những phân tích của tác giả Lê Phương Liên về giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc – nơ

– Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

Những nét đặc sắc trong bài thơ “Ông đồ”

Văn bản thông tin

– Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn)

Nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa truyền thống rất nổi tiếng ở vùng đất cố đô

– Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

Giới thiệu những luật lệ rất thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau

– Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang)

Giới thiệu luật lệ của một hoạt động văn hóa – thể thao cộng đồng đặc sắc mang tinh thần thượng võ

– Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn)

Giới thiệu cách chơi kol rất độc đáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Loại

Thể loại hoặc kiểu loại

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

Tiểu thuyết

Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích “Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)

– Dọc đường xứ Nghệ (Trích “Búp sen xanh” – Sơn Tùng)

– Bạch tuộc (Trích “ Hai vạn dặm dưới đáy biển” – Giuyn Véc nơ)

– Nhật trình Sol 6 (Trích “ Người về từ Sao Hỏa” – En – đi Uya)

– Một tram dặm dưới mặt đất (Trích “ Cuộc du hành vào lòng đất” – Giuyn Véc nơ)

– Truyện ngắn

– Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê)

– Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng )

– Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry)

– Thơ

– Ông đồ(Vũ Đình Liên)

– Mẹ (Đỗ Trung Lai)

– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

– Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai)

Văn bản nghị luận

Nghị luận văn học

– Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

– Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

– Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)

– Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương)

Văn bản thông tin

– Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

– Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn)

– Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn

– Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang)

– Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn)

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Soạn văn 12 tập 1 tuần 1 (trang 20)

B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7

Đề gồm hai phần

1. Kiểm tra Đọc – Hiểu: Hình thức tự luận

Nhận biết – Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.

2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận

Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự, biểu cảm. Chỉ cho một đề duy nhất.

C. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 7

ĐỀ SỐ 1

I.ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm)

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Chiều sông Thương

Đi suốt cả ngày thu
Vẫn chưa về tới ngõ
Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương

Nước vẫn nước đôi dòng
Chiều vẫn chiều lưỡi hái
Những gì sông muốn nói
Cánh buồm đang hát lên

Đám mây trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Lúa cúi mình giấu quả
Ruộng bời con gió xanh

Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang

Cho sắc mặt mùa màng
Đất quê mình thịnh vượng
Những gì ta gửi gắm
Sắp vàng hoe bốn bên

Hạt phù sa rất quen
Sao mà như cổ tích
Mấy cô coi máy nước
Mắt dài như dao cau

Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai

Nắng thu đang trải đầy
Đã trăng non múi bưởi
Bên cầu con nghé đợi
Cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh – trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết)

A.Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ sáu chữ
D. Thơ bảy chữ

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”

A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết)

A. Tím, xanh, vàng, nâu
C. Xanh, tím, đen, trắng
B. Đỏ, xanh, vàng, nâu
D. Trắng, vàng, nâu, tím

Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết)

A. Xuân
B. Thu
C. Hạ
D. Đông

Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu)

“Ôi con sông màu nâu
Ôi con sông màu biếc
Dâng cho mùa sắp gặt
Bồi cho mùa phôi phai”

A. Bồi hồi, xao xuyến
B. Đau đớn, xót xa
C. Nhớ nhung, tiếc nuối
D. Vui mừng, phấn khởi

Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu)

A.Sôi nổi, hào hứng
B.Nhẹ nhàng, trong sáng
C.Trang trọng, thành kính
D. Thiết tha, xúc động

Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu)

“Dùng dằng hoa quan họ
Nở tím bên sông Thương”

A. Ung dung, thoải mái
B. Rụt rè, ngập ngừng
C. Chậm chạp, thong thả
D. Lưỡng lự, không quyết đoán

Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết)

“Nước màu đang chảy ngoan
Giữa lòng mương máng nổi
Mạ đã thò lá mới
Trên lớp bùn sếnh sang”

A.1
C. 3
B.2
D. 4

Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng)

Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Vận dụng)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

(Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? (Biết)

A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Biểu cảm

Câu 2: Theo em văn bản trên thời gian có mấy giá trị? (Biết)

A. 2 giá trị
B. 3 giá trị
C. 4 giá trị
D. 5 giá trị

Câu 3: Theo tác giả nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho ai? Biết)

A. Cho bản thân
B. Cho xã hội
C. Cho bản thân và xã hội
D. Cho bản thân và gia đình

Câu 4: Câu “Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. ” trong đoạn văn: “Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. ” là câu mang luận điểm? (Biết)

A. Đúng
B. Sai

Câu 5: Câu “Thời gian là sự sống” sử dụng biện pháp tu từ nào?(Biết)

A. Nhân hóa.
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 6: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? (Hiểu)

A. Bàn về giá trị của sự sống.
B. Bàn về giá trị của sức khỏe.
C. Bàn về giá trị của thời gian.
D. Bàn về giá trị của tri thức.

Câu 7: Nêu tác dụng của phép điệp ngữ “Thời gian” trong văn bản trên? (Hiểu)

A. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
B. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
C. Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian
D. Nói lên giá trị quý báu của thời gian đối với con người và sự vật.

Câu 8: Từ “tri thức” được sử dụng trong văn bản trên được hiểu như thế nào? (Hiểu)

A. Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
B. Tri thức bao gồm những thông tin, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm,thông qua giáo dục hay tự học hỏi.
C. Tri thức là những kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua học hỏi từ sách vở hoặc trong cuộc sống.
D. Tri thức là những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi.

Câu 9: Theo em, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? (Vận dụng)

Câu 10: Bài học em rút ra được từ văn bản trên?(Vận dụng)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về người người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, . . . ).

………….

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

I. KIẾN THỨC VĂN BẢN

THỂ LOẠI

ĐẶC ĐIỂM

Tùy bút

+ Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả.

+ Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống.

Tản văn

+ Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng.

+ Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

+ Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học.

+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,..

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

+ Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý.

II. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

KHÁI NIỆM

PHÂN LOẠI

CHỨC NĂNG/ CÔNG DỤNG

Phó từ

– Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ. Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau:

– Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,…

– Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, sẽ, đang, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm,…

– Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,…

– Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,…

Dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng được kí hiệu bởi ba dấu chấm (…), còn gọi là dấu ba chấm, là một trong những loại dấu câu thường gặp trong văn viết.

– Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó.

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

– Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

– Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng.

Thuật ngữ

Thuật ngữ là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận.

+ Thứ nhất, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

+Thứ hai, thuật ngữ không có tính biểu cảm. Ví dụ: Muối là một thuật ngữ Khoa học Tự nhiên, không có sắc thái biểu cảm: “Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. ”

– Chức năng của thuật ngữ. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng xem Dự báo thời tiết 3-10 ngày trên iOS, Android

LƯU Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ THÔNG DỤNG:

SO SÁNH: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

VD: “Người ta là hoa đất”; “Cô ấy đẹp như hoa”

NHÂN HÓA:Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi … vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Các kiểu nhân hóa:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

– Trò chuyện với vật như với người: “Trâu ơi ta bảo trâu này”

ẨN DỤ: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

+ Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất: “Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”

ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ: Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

LIỆT KÊ: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”

Yếu tố Hán Việt

Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt:

+ Quốc: nước

+ Gia1: nhà; Gia2: tăng thêm

+ Biến: (1) thay đổi; (2) biến cố, tai họa

+ Hội: họp lại, tụ lại, hợp lại

+ Hưu: có

+ Hóa: biến đổi

– Các yếu tố Hán Việt thông dụng này có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt. Ví dụ:

+ Quốc biến (quốc: nước; biến: biến cố, tai họa): tai họa, biến cố xảy ra trong nước.

+ Gia biến (gia: nhà; biến: biến cố, tai họa): tai họa, biến cố xảy ra trong gia đình.

+ Biến hóa (biến: thay đổi; hóa: biến đổi): biến đổi thành thứ khác.

+ Quốc gia (quốc: nước; gia: nhà): nước, nước nhà.

+ Quốc hội (quốc: nước; hội: họp lại): cơ quan lập pháp tối cao của một nước, do nhân dân trong nước bầu ra.

– Bên cạnh các từ Hán Việt có một nghĩa duy nhất như quốc gia, quốc biến, gia biến, còn có các từ Hán Việt có hai hay nhiều nghĩa khác nhau. Chẳng hạn từ biến sắc (biến: thay đổi; sắc: màu) có hai nghĩa là: (1) thay đổi màu sắc (ví dụ: Con tắc kè hoa có khả năng biến sắc theo cảnh vật), (2) đổi sắc mặt đột ngột ( ví dụ: Mặt nó biến sắc).

Mạch lạc trong văn bản

– Văn bản cần phải mạch lạc. Một văn bản mạch lạc có các đặc điểm sau:

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều cùng nói về một chủ đề.

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Sự tiếp nối này có thể được thực hiện dựa trên mối liên hệ về thời gian, không gian, tâm lý, ý nghĩa.

– Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc, người nghe.

Ngôn ngữ của các vùng miền

– Dựa vào đặc điểm cách phát âm, chúng ta có thể nhận ra giọng miền Bắc, giọng miền Nam, giọng miền Trung. Chẳng hạn, cách phát âm của một số địa phương miền Nam và miền Trung thường không phân biệt hai thanh điệu “hỏi” và “ngã” giống miền Bắc.

– Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền không chỉ thể hiện ở ngữ âm mà còn thể hiện ở mặt từ vựng. Chẳng hạn, cùng là một vật dụng dùng để ăn cơm nhưng miền Bắc gọi là “bát”, miền Nam gọi là “chén”, miền Trung gọi là “đọi”…

– Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu đẹp. Trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là trân trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.

III. KIẾN THỨC PHẦN VIẾT

DẠNG 2: VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI (NGƯỜI THÂN, BẠN BÈ…)

DÀN Ý

I. Mở bài

– Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.

– Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

– Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (ông bà, cha mẹ,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

II. Thân bài

– Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó:

+ yêu…(làn da, mái tóc, giọng nói…),

+ thương…(bàn tay gầy gò, chai sần lúc nào cũng vất vả…)

+ thích…(nhìn ngắm…, nghe hát/ kể chuyện…)

+ nhớ…(những câu chuyện … kể, nhớ kỉ niệm …nhớ những lời dặn dò…)

(kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

– Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống:

+ vui vẻ

+ nghiêm túc

+ luôn quan tâm yêu thương chăm sóc mọi người trong gia đình

+ sống như thế nào?

+ sở thích

– Cảm nghĩ về 1 kỉ niệm giữa tôi và người được biểu cảm (vd: một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.)

– Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

III. Kết bài

– Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,… và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,… đối với người thân của mình. MONG ƯỚC, HỨA HẸN.

Biểu cảm về mẹ

Trong cuốn sổ tay, em dành trang đầu tiên để viết về câu ca dao mà mình yêu thích nhất:

Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được hết từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.

Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hi sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ – người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.

Mẹ tôi năm nay đã bốn mươi tuổi. Nhưng mẹ vẫn còn trẻ trung và xinh đẹp lắm. Dáng người của mẹ mảnh mai. Mái tóc đen nhánh, mềm mại và rất dài. Làn da vẫn còn trắng hồng như ngày nào. Đôi mắt hiền từ luôn nhìn tôi thật trìu mến. Đôi bàn tay mềm mại. Mẹ có một khuôn mặt phúc hậu, ai nhìn cũng cảm thấy quý mến. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ xinh đẹp nhất.

Mọi công việc trong gia đình đều do mẹ chăm lo. Từ giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn. Có khi rảnh rỗi, mẹ lại sáng tạo ra những món ăn độc đáo để cho em và bố cùng thưởng thức và đánh giá. Mẹ còn dạy cho tôi cách nấu một vài món ăn đơn giản. Khi thấy mẹ vất vả chăm lo cho gia đình, tôi cảm thấy rất thương mẹ.

Mẹ là một người phụ nữ hiền dịu. Còn nhớ có một lần, trên đường đi học về thì trời đổ mưa rất to. Do chủ quan nên tôi đã không mang áo mưa, mà trường lai cách nhà khá xa. Khi về nhà, tôi đã bị ốm. Thấy tôi như vậy, mẹ đã rất lo lắng. Đêm hôm đó, mẹ luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho tôi. Nhìn khuôn mặt lo âu của mẹ lúc đó, tôi cảm thấy rất áy náy. Tôi đã không nghe lời mẹ dặn phải mang áo mưa. Qua kỷ niệm lần đó, tôi đã hiểu ra được sự quan tâm, lo lắng của mẹ và không còn bướng bỉnh nữa.

Hiểu được sự vất vả của mẹ, tôi tự hứa sẽ cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, tôi còn giúp đỡ mẹ những công việc nhà. Mùng 8 tháng 3 năm nay, tôi và bố đã có một kế hoạch để khiến cho mẹ bất ngờ. Đó cũng là lời cảm ơn dành cho mẹ vì đã vất vả với những công việc nhà trong suốt thời gian qua. Món quà bất ngờ là một bữa ăn do chính tay hai bố con chuẩn bị. Tôi tin chắc mẹ sẽ rất cảm động vì món quà này.

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình” – tình yêu của mẹ lớn lao đến biết bao. Mẹ chính là điểm tựa lớn lao nhất để giúp tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 7 sách KNTT, CD, CTST của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *