Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 sách KNTT, CD, CTST (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lịch sử – Địa lí 8, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THCS ………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã

A. hình thành và bước đầu phát triển.
B. phát triển đến đỉnh cao.
C. rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
D. sụp đổ hoàn toàn.

Đáp án đúng là: C

– Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:

+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.

+ Đời sống nhân dân cơ cực.

Câu 2. Đoạn tư liệu sau đây phản ánh về vấn đề gì?

Tư liệu. … hễ có ai có nghề nghiệp gì cũng căn cứ vào đấy mà đánh thuế, bèn đi đến chỗ: có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn; vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi…; thu thuế cá, thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới…” (Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch của Viện sử học), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007)

A. Cuộc sống thanh bình, thịnh trị, ấm no của nhân dân Đàng Ngoài.
B. Sự sa sút của sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII.
C. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài vơ vét, bóc lột nhân dân.
D. Các chính sách phát triển kinh tế của chính quyền Lê – Trịnh.

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên đề cập đến chính sách vơ vét, bóc lột nhân dân (thông qua tô thuế) của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài ở Đại Việt vào giữa thế kỉ XVIII.

Câu 3. Trong những năm 1739 – 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Danh Phương.
B. Hoàng Công Chất.
C. Nguyễn Hữu Cầu.
D. Nguyễn Nhạc.

Đáp án đúng là: B

Trong những năm 1739 – 1769, ở Đàng Ngoài đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo.

Câu 4. Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở

A. Việt Trì (Phú Thọ).
B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
C. Tiên Du (Bắc Ninh).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Đáp án đúng là: B

Năm 1740, Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân, nổi dậy khởi nghĩa ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt động ở các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kết thúc vào năm nào?

A. 1769.
B. 1751.
C. 1741.
D. 1739.

Đáp án đúng là: B

Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Câu 6. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

A. Tốt Động – Chúc Động.
B. Rạch Gầm – Xoài Mút.
C. Chi Lăng – Xương Giang.
D. Ngọc Hồi – Đống Đa.

Đáp án đúng là: B

Trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785).

Câu 7. Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?

A. Tấn công trước để chặn thế mạnh của địch.
B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
C. Triệt để thực hiện kế sách “công tâm”.
D. Nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

Câu 8. Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

“ Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền ?”

A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.

Đáp án đúng là: A

Câu đố dân gian trên đề cập đến Nguyễn Huệ.

Câu 9. Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) có ý nghĩa như thế nào?

A. Giành lại chính quyền tự chủ từ tay quân Thanh.
B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Tạo điều kiện cho sự thống nhất quốc gia.
D. Bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Đáp án đúng là: D

Thắng lợi của quân Tây Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh (1789) đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
B. Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước ròng rã hơn 250 năm.
C. Đánh bại quân Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập của đất nước.
D. Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

Đáp án đúng là: D

– Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc:

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

……………..

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1

Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) có giá trị gì đối với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân?

Trả lời:

– Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xây dựng một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn.

Câu 2

Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?

Trả lời:

– Những chính sách của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay:

+ Giáo dục công miễn phí;

+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước; không dạy giáo lí trong nhà trường.

+ cấm đánh đập, cúp phạt công nhân.

+ Bình ổn giá bán của các mặt hàng thiết yếu.

Câu 3

Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn?

Trả lời

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Câu 4:

Nêu ví dụ ảnh hưởng của một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của mưa lớn đến sản xuất nông nghiệp tại một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

– Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, ngày 11/10/2022, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp:

+ Tại huyện Bình Giang, có hơn 500ha lúa bị đổ, chủ yếu là lúa nếp ở các xã Thúc Kháng, Long Xuyên và Thái Hòa và hơn 80ha cây vụ đông mới trồng bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Gia Lộc, ghi nhận hơn 450ha lúa mùa đã bị đổ và khoảng 1.100 ha rau màu bị ảnh hưởng do mưa úng.

+ Tại huyện Nam Sách cũng có khoảng 96 ha rau màu bị ngập úng, trong đó có khoảng 38 ha có nguy cơ bị thiệt hại nặng, tập trung ở các xã Thái Tân và Minh Tân.

Câu 5

Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Hồ đầm và nước ngầm ở nước ta đóng vai trò như thế nào với sản xuất và sinh hoạt?

Trả lời:

– Đặc điểm của sông ngòi nước ta:

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước.

+ Lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.

+ Phần lớn sông ngòi chảy theo hai hướng chính là: hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

+ Chế độ nước chảy theo hai mùa rõ rệt.

Tham khảo thêm:  

– Hồ đầm và nước ngầm có vai trò quan trọng đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt.

…………

Đề cương học kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ………

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là gì?

A. Nhân dân cảng Bôx-tơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
B. Vua Anh không chấp nhận các yêu cầu của nhân dân các thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa chính quốc và các thuộc địa ngày càng gay gắt.
D. Chính phủ Anh cho phép công ty Đông Ấn độc quyền buôn bán chè.

Câu 2. Trước khi Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ở Pháp tồn tại các đẳng cấp nào sau đây?

A. Quý tộc và tư sản.
B. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ và tư sản.
D. Quý tộc, tăng lữ và nông dân.

Câu 3. Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?

A. Nông dân.
B. Thương nhân.
C. Thị dân.
D. Tư sản.

Câu 4. Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti (14/7/1789) là sự kiện

A. mở đầu Cách mạng tư sản Pháp.
B. mở đầu Cách mạng tư sản Anh.
C. mở đầu Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
D. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến thành lập nền cộng hòa đầu tiên.

Câu 5. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến.
B. chống ngoại xâm.
C. giải phóng dân tộc.
D. vừa giải phóng dân tộc vừa nội chiến.

Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp nào làm bùng nổ Cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?

A. Vua Anh triệu tập Quốc hội để tăng thuế.
B. Vua Anh yêu cầu giải tán Quốc hội.
C. Vua Anh tuyên chiến với Quốc hội.
D. Vua Anh chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.

Câu 7. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nền công – thương nghiệp đã phát triển. Đó là đặc điểm kinh tế của

A. nước Pháp trước cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII.
B. nước Anh trước cách mạng thế kỉ XVII.
C. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đầu thế kỉ XVIII.
D. nước Anh và nước Pháp trước khi cách mạng tư sản bùng nổ.

Câu 8. Ai là người đã chế tạo ra động cơ hơi nước?

A. Han-man.
B. Giêm Ha-gri-vơ.
C. Ét-mơn các-rai .
D. Giêm Oát.

Câu 9. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp Anh đã nhanh chóng lan đến

A. Đức và Pháp.
B. châu Âu và châu Mỹ.
C. Đức, Pháp và Mỹ.
D. Đức và Mỹ.

Câu 10. Cuộc Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX để lại hệ quả gì cho xã hội?

A. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.
B. Giải phóng sức lao động của nông dân ở nông thôn.
C. Thúc đẩy sự biến chuyển mạnh mẽ trong công nghiệp.
D. Góp phần bổ sung lực lượng lao động cho các thành thị.

Câu 11. Cách mạng công nghiệp đã giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước

A. có thuộc địa nhiều nhất trên thế giới.
B. có quân đội mạnh nhất thế giới.
C. có tài nguyên, khoáng sản nhiều nhất thế giới.
D. công nghiệp phát triển nhất thế giới.

Câu 12. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành

A. mục tiêu xâm lược của các nước phương Tây.
B. nơi giao lưu và thị trường rộng lớn của thực dân phương Tây.
C. nơi dòm ngó từ lâu của các nước phương Tây.
D. chú trọng phát triển của các nước phương Tây.

Câu 13. Thế kỉ XIX, thực dân nào đã đặt ách đô hộ lên ba nước Đông Dương?

A. Thực dân Anh.
B. Thực dân Tây Ban Nha.
C. Thực dân Bồ Đào Nha.
D. Thực dân Pháp.

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

TRƯỜNG THCS ………

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng
B. Giàu tài nguyên khoáng sản
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 2: Trong các thế kỉ XVI – XIX, thực dân phương Tây xâm nhập bằng cách thức và thủ đoạn nào?

A. Ngoại giao, buôn bán
B. Truyền giáo
C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Thực dân Anh bắt đầu chiếm Miến Điện khi nào?

A. Từ thế kỉ XVI
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XX
D. Giữa thế kỉ XX

Câu 4: Những nước nào xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a vào thế kỉ XVI?

A. Bồ Đào Nha
B. Hà Lan
C. Tây Ban Nha, Anh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Tham khảo thêm:   Đơn xin chuyển trường Đại học mới nhất Mẫu đơn xin chuyển trường Đại học

Câu 5: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?

A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
D. Cả B và C.

Câu 6: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin vào thời gian nào?

A. Thập niên 70 của thế kỉ XVI
B. Thập niên 60 của thế kỉ XVI
C. Thập niên 50 của thế kỉ XVI
D. Thập niên 40 của thế kỉ XVI

Câu 7: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn nào phát triển gay gắt?

A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại
C. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nô lệ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu sự xung đột Nam – Bắc triều chấm dứt?

A. Nam triều chiếm được Huế
B. Nam triều chiến được Thăng Long
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
C. Thay vua Lê nhiếp chính
D. Về quê quy ẩn

Câu 10: Hệ quả tiêu cực của các cuộc xung đột Xung đột Nam – Bắc triều, xung đột Trịnh – Nguyễn là?

A. Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng
B. Hình thành cục diện “một cung vua – hai phủ chúa”
C. Kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

A. Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.
B. Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.
C. Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Năm 1545 có sự kiện gì?

A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

Câu 13: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu diễn ra ở đâu?

A. Thanh Hóa, Nghệ An
B. Sơn Tây
C. Quảng Trị
D. Đồ Sơn( Hải Phòng), Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An

Câu 14: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu bị dập tắt vào thời gian nào?

A. Năm 1751
B. Năm 1752
C. Năm 1767
D. Năm 1769

Câu 15: Khởi Nghĩa Nguyễn Danh Phương thất bại vào năm nào?

A. Năm 1751
B. Năm 1752
C. Năm 1767
D. Năm 1769

Câu 16: Kết quả của các phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là?

A. Bảo vệ được vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống
B. Thực hiện được khẩu hiệu “cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo”
C. Khởi nghĩa đều thất bại
D. Tất cả đáp án trên đúng

Câu 17: Thành Bản Phủ được Hoàng Công Chất cho xây dựng vào khoảng thời gian nào?

A. 1758- 1762
B. 1740 – 1752
C. 1740 – 1751
D. 1741- 1751

Câu 18: Năm 1981 thành Bản Phủ được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là?

A. Di tích văn hóa quốc gia
B. Di tích lịch sử quốc gia
C. Di tích lịch sử thế giới
D. Di tích lịch sử khu vực

Câu 19: Đâu là tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện
B. Chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 20: Nguyên nhân thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến là?

A. Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân
B. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn
C. Đời sống nhân dân cơ cực
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

…………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 sách KNTT, CD, CTST (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *