Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Đề cương ôn tập GDCD 7 học kì 1 (Có đáp án) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Đề cương GDCD 7 học kì 1 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 GDCD 7 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 7, đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7.

Đề cương ôn tập học kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức

A. Trọng tâm kiến thức ôn thi học kì 1

I. Kiến thức:

Ôn tập các nội dung:

1. Tự hào về truyền thống quê hương

  • Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
  • Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
  • Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  • Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
  • Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

3. Học tập tự giác, tích cực

  • Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
  • Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
  • Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

4. Giữ chữ tín

  • Trình bày được chữ tín là gì.
  • Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
  • Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.
  • Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
  • Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

5. Bảo tồn di sản văn hoá

  • Nêu được khái niệm di sản văn hoá.
  • Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
  • Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
  • Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
  • Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

  • Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
  • Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
  • Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng
  • Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  • Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
  • Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

B. Một số câu hỏi ôn thi học kì 1

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Tây Bắc.

Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. địa phương này sang địa phương khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
B. Cần cù lao động
C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

Câu 5: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

A. Hiếu thảo.
B. Yêu nước.
C. Dũng cảm.
D. Trung thực.

Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

A. Yêu nước.
B. Hà tiện, ích kỉ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2

Câu 1: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Thương người như thể thương thân
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
C. Chị ngã em nâng
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
E. Chia ngọt sẻ bùi
G. Nhường cơm sẻ áo
H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Câu 2: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu 3: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 4: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
C. được mọi người yêu mến, kính trọng.
D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 6: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

Câu 7: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Kiên trì.
D. Đồng cảm.

…………….

Đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 Cánh diều

A. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7

Nắm được các kiến thức trọng tâm các bài:

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
  • Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
  • Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
  • Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
  • Bài 5: Giữ chữ tín
  • Bài 6: Quản lí tiền

B. Kiến thức lý thuyết trọng tâm

1.Tự hào về truyền thống quê hương

– Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trọng lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống… được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

– Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.

+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Bảo tồn di sản văn hóa

– Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

– Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

– Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

– Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

Tham khảo thêm:  

– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

– Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

– Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

3. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

– Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh; cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó; chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng cua mình

– Quan tâm cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội;…

– Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi gắn bó; có thêm sức mạn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

– Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

– Để quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác, mỗi người cần;

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

4. Học tập tự giác, tích cực

– Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;

+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;

+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;

+ Có phương pháp học tập chủ động;

+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

– Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

+ Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

5. Giữ chữ tín

– Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

– Giữ chữ tín là giữ niềm tin của người khác đối với mình.

– Biểu hiện của giữ chữ tín:

+ Thực hiện lời hứa;

+ Nói đi đôi với làm;

+ Đúng hẹn;

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Giữ được niềm tin với người khác.

– Giữ chữ tín sẽ giúp cho chúng ta mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

6. Quản lý tiền

– Quản lí tiền hiệu quả là sự dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến.

– Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

* Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả;

– Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sơ các khoản thu thực tế của bản thân.

– Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.

– Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.

*Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiề của bản thân, gia đinh và xã hội.

C. Câu hỏi ôn tập học kì 1 GDCD 7

Câu 1: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống cần cù lao động của quê hương ?

A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.

Câu 2: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:

A. Định kiến.
B. Thời gian.
C. Quan niệm.
D. Lối sống.

Câu 3: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. Truyền thống quê hương.
B. Truyền thống gia đình.
C. Truyền thống dòng họ.
D. Truyền thống dân tộc.

Câu 4: Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.
B. Giả nhân giả nghĩa.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 5: Theo em, hành vi nào dưới đây đáng lên án?

A. Trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.
B. Phá hoại truyền thống tốt đẹp của quê hương.
C. Giới thiệu đến bạn bè thế giới nét đẹp truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 6: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

A. Thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Nơi này sang nơi khác.
C. Vùng này sang vùng khác.
D. Nước này sang nước khác.

Câu 7: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.

Câu 8: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.

Câu 9: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ.
D. Xua đuổi người ăn xin.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
B. Bắt nạt bạn bè.
C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
D. Phá hoại của công.

Câu 11: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Chia sẻ.
B. Cảm thông.
C. Đồng cảm.
D. Quan tâm.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Quyên góp từ thiện.
B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
C. Yêu thương bố mẹ.
D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 13: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
B. Đến thăm khi bạn ốm.
C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh.
D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn.

Câu 15: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
B. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân.
C. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game.
D. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm.

Câu 16: Hoạt động “Áo ấm cho em”xuất phát từ:

A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 17: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ ?

A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.
C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.
D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Câu 18: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.
B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.
C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh.
D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình.

Câu 19: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. Khả năng của mình.
B. Nhu cầu của mình.
C. Mong muốn của mình.
D. Nguyện vọng của mình.

Câu 20: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ăn không nói có.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.

Câu 21: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Bị mọi người xa lánh.
D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 24: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên đi học muộn.
B. Chủ động lập thời gian biểu.
C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
D. Lười làm bài tập về nhà.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Finger Family

Câu 25: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
B. Lười làm bài tập về nhà.
C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
D. Không có mục đích sống.

Câu 26: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?

A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 27: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 29: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người

A. tự giác, tích cực trong học tập.
B. thiếu tự giác, tích cực.
C. luôn tự tin trong cuộc sống.
D. thiếu kĩ năng học tập.

Câu 30: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 31: Quản lí tiền giúp chúng ta:

A. Chủ động trong công việc và cuộc sống.
B. Chủ động trong lao động.
C. Chủ động trong công việc.
D. Chủ động trong các mối quan hệ.

Câu 32: Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

A.quản lý tiền hiệu quả.
B.chi tiêu tiền hợp lí.
C.tiết kiệm tiền hiệu quả.
D.kế hoạch chi tiêu.

Câu 33: Nếu được bố mẹ cho tiền thưởng, em nên làm gì để chi tiêu hợp lí?

A. Mua đồ mình thích.
B. Phân chia các khoản chi hợp lí.
C. Khao bạn bè đi chơi.
D. Giữ kĩ số tiền đó, không tiêu.

Câu 34: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

A.Cân bằng tài chính hiện tại.
B.Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
C.Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D.Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 35: Theo em, quản lí tiền là:

A. Biết chi tiêu mọi lúc, mọi nới.
B. Biết chi tiêu vào những thứ mình thích.
C. Biết cho người khác vay lấy lãi.
D. Biết chi tiêu hợp lí, hiệu quả.

Câu 36:Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?

A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.
B. Cho vay ngay và không cần trả.
C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.
D. Không cho vay.

Câu 37: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:

A. Có tiền tiết kiệm.
B. Chủ động trong chi tiêu.
C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.

Câu 38: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.

Câu 39: Quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì?

A. Cân bằng tài chính hiện tại.
B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lại.
C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: Hành vi nào dưới đây thể hiện khả năng quản lí tiền tốt.

A. Cứ đến giữa tháng là V tiêu hết tiền lương.
B. Mỗi dịp các cửa hàng sale, H đặt rất nhiều đồ dù không cần đến.
C. Mỗi lần nhận lương, K thường lập trước một bảng kế hoạch thu chi phù hợp với số tiền đó.
D. L mới lên đại học, bố mẹ cho L 10 triệu tiền tiêu (không bao gồm học phí). L thường đi chơi cùng các bạn, ăn uống, mua sắm. Kết quả chưa đến 2 tuần, L đã tiêu hết số tiền đó.

Câu 41: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí:

A. Có tiền tiết kiệm.
B. Chủ động trong chi tiêu.
C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
D. Biết cách xây dựng kế hoạc quản lí tiền hiệu quả.

Câu 42: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. No ăn dẫm chuồng.
B. Thắt lưng buộc bụng.
C. Có tiền mua tiên cũng được.
D. Đồng tiền liền khúc ruột.

Câu 43: Khái niệm: “Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp”. Là khái niệm:

A. Quản lí tiền.
B. Tiết kiệm tiền.
C. Tiêu tiền mất kiểm soát
D. Chủ động trong tiêu tiền.

Câu 44: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?

A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí.
B. Chỉ mua những thứ mình thật sự thích.
C. Mua những thứ mình cần cho cuộc sống.
D. Sồng dè bỉu, chi li từng đồng.

Câu 55: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?

A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.
B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.
C Vì T mua sắm không kiểm soát.
D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.

Câu 46: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn”. (Dave Ramsey)khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.
B. Hãy tiết kiệm tiền.
C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.
D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.

Câu 47: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

A. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
B. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
D. Nói dối bố mẹ xin tiền học.

Câu 48: T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 49: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

A. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.
B. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.
C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
D. Anh F quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.

Câu 50: Một trong số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là

A. chi tiêu thỏa thích tùy vào khả năng thanh toán của bản thân.
B. xác định hàng hóa cần chi tiêu và sử dụng mọi cách để chi trả mua hàng hóa đó.
C. xác định rõ mục tiêu quản lý tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
D. đánh giá mức độ cần thiết của hàng hóa và sử dụng mọi cách để chi trả mua.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 GDCD 7 sách Chân trời sáng tạo

A. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 GDCD 7

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
  • Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
  • Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
  • Bài 4: Giữ chữ tín
  • Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
  • Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

B. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 GDCD 7

Câu 1: Quan tâm là gì?

A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 3: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.
B. Cảm thông.
C. Chia sẻ.
D. Yêu thương.

Câu 4: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. Mọi người và sự việc xung quanh.
B. Những vấn đề thời sự của xã hội.
C. Những người thân trong gia đình.
D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.
C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.
D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.

Câu 6: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau ?

A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Nhường cơm, sẻ áo.
D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 8: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.

Câu 9: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác ?

A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà của giúp cha mẹ.
D. Xua đuổi người ăn xin.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 71

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
B. Bắt nạt bạn bè.
C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
D. Phá hoại của công.

Câu 11: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống hiếu thảo.
C. Truyền thống.
D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 12: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 13: Truyền thống là

A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… chỉ truyền qua 1 thế hệ.

Câu 14: Ý nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Bảo tồn nét đẹp văn hóa cho thế hệ đời sau biết đến.
B. Làm rạng danh quê hương
C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 15: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Làm xấu hình ảnh quê hương.
B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
C. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
D. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

Câu 16: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”

A. Truyền thống cần cù lao động.
B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái.
B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái.
B. Tảo hôn.
C. Hiếu học.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 19: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?

A. Thua keo này bày keo khác.
B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con.

Câu 20: Đại dịch Covid – 19 vừa mới qua đi, bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước đã vận động vật chất, của cải để trao những món quà nghĩa tình tới người dân vùng lũ, cứu trợ đồng bào vượt qua khó khăn hiện tại. Em hãy cho biết hành động trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

A. Truyền thống cần cù, lao động.
B. Truyền thống lịch sử, cách mạng.
C. Truyền thống tương thân, tương ái.
D. Truyền thống hiếu học.

Câu 21: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
C. Bị mọi người xa lánh.
D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

Câu 22: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 23: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 24: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

A. Thường xuyên đi học muộn.
B. Chủ động lập thời gian biểu.
C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 25: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
B. Lười làm bài tập về nhà.
C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
D. Không có mục đích sống.

Câu 26: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?

A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 27: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 28: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 29: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người

A. tự giác, tích cực trong học tập.
B. thiếu tự giác, tích cực.
C. luôn tự tin trong cuộc sống.
D. thiếu kĩ năng học tập.

Câu 30: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 31: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh cần phải làm gì?

A. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
B. Tôn trọng mọi người.
C. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.

Câu 32: P thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, P thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy P là người như thế nào sau đây?

A. Giữ chữ tín.
B. Không giữ chữ tín.
C. Tôn trọng sự thật.
D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 33: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín?

A. Treo đầu dê, bán thịt chó.
B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
C. Hứa hươu, hứa vượn.
D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 34: Anh X rao bán mặt hàng mỹ phẩm Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng mỹ phẩm anh X nhập về bán lại không rõ nguồn gốc. Trường hợp này cho thấy anh X là người

A. giữ chữ tín.
B. trung thực.
C. bội tín.
D. liêm khiết.

Câu 35: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Việc làm của bà A là hành vi như thế nào?

A. Bà A coi thường người khác.
B. Bà A không tôn trọng người khác.
C. Bà A giữ chữ tín.
D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 36: Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7h sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7h bạn T mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn H xuất phát từ 6h30p và 6h50 đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6h40p nhưng do qua đón N đi cùng nên 7h15p mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?

A. Bạn T.
B. Bạn H.
C. Bạn M.
D. Bạn N.

Câu 37: Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín?

A. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
C. Được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

Câu 38: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau
B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.
D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 39: Di sản văn hóa là gì?

A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận
C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa…
D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 40 Có mấy loại di sản văn hóa chính?

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.

Câu 41: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?

A. Chùa một cột.
B. Lotte.
C. Cafe Trung Nguyên.
D. Trường mới xây.

Câu 42: Theo em, di sản văn hóa gồm những loại chính nào?

A. Di sản văn hóa phi vật thể; Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản văn hóa kiến trúc; Di sản văn hóa dân ca.
C. Di sản văn hóa quần thể; Di sản văn hóa đơn lẻ.
D. Di sản văn hóa hát chèo; Di sản văn hóa múa rối nước.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Đề cương ôn tập GDCD 7 học kì 1 (Có đáp án) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *