Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 8 sách KNTT, CD, CTST ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 là tài liệu rất quan trọng dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 8 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo giới hạn một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Công nghệ 8 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 Công nghệ 8 Cánh diều

I.TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có mấy khổ giấy chính?

A.2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 2: Trên bản vẽ kí thuật có các tỉ lệ là:

A. Tỉ lệ thu nhỏ
B. Tỉ lệ phóng to
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Để vẽ cạnh khuất, đường bao khuất, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài – chấm – mảnh

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 5: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?

A. Chia đôi chiều dài khổ giấy.
B. Chia đôi khổ giấy.
C. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.
D. Cả B và C đều đúng.

Câu 6: Bản vẽ kĩ thuật sử dụng phép chiếu nào để biểu diễn vật thể?

A. Phép chiếu song song
B. Phép chiếu xuyên tâm
C. Phép chiếu vuông góc
D. Cả ba đáp án trên

Câu 7: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng
B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 8: Khối đa diện được biểu diễn bởi bao nhiêu hình chiếu?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 9: Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ được biểu diễn là:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh ở bên trái hình chiếu đứng
C. Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng, hình chiếu bằng ở bên trái hình chiếu đứng
D. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu bằng

Câu 11: Bản vẽ chi tiết của sản phẩm gồm mấy nội dung:

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 12: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật
C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật

Câu 13: Phần nào trong bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dạng của chi tiết?

A. Khung tên
B. Hình biểu diễn
C. Kích thước
D. Yêu cầu kĩ thuật

Tham khảo thêm:   Mai cúc là cây mai gì? Giá bán và nơi bán mai cúc đẹp, giá rẻ

Câu 14: Nội dung bản vẽ chi tiết gồm có những gì?

A. Các hình biểu diễn, kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, khung tên
B. Các hình biểu diễn, khung bản vẽ, các con số kích thước, các yêu cầu kĩ thuật
C. Các hình chiếu, khung bản vẽ, khung tên, các con số kích thước, các yêu cầu kĩ thuật
D. Tất cả đều sai

Câu 15: Bản vẽ lắp dùng trong:

A. Thiết kế sản phẩm
B. Lắp ráp sản phẩm
C. Sử dụng sản phẩm
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

………..

II. TỰ LUẬN

1. Nêu nội dung của phương pháp hình chiếu vuông góc?

2. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.

3. Đối với khối đa diện đều, cần bao nhiêu hình chiếu để đủ biểu diễn hình dạng và kích thước?

4. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình trụ, hình nón, hình cầu.

5. Để biểu diễn một khối tròn xoay, cần bao nhiêu hình chiếu?

6. Nếu các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể.

7. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết.

8. Nêu cách đọc bản vẽ chi tiết để hiểu hình dáng chi tiết.

9. Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.

………………..

Đề cương học kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Bài tập trắc nghiệm chương I

Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu
B. Vật chiếu
C. Mặt phẳng chiếu
D. Vật thể

Câu 2: Các loại tỉ lệ có trong bản vẽ kĩ thuật là:

A. Tỉ lệ thu nhỏ
B. Tỉ lệ phóng to
C. Tỉ lệ nguyên hình
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Trong các khổ giấy chính, khổ giấy có kích thước lớn nhất là?

A. A0
B. A1
C. A2
D. A4

Câu 4: Đối với khối tròn xoay, người ta thường hình chiếu nào để biểu diễn?

A. Hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao
B. Hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
C. Một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặt đáy
D. Cả 3 hình chiếu

Câu 5: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

Câu 6: Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là:

A. Hình chữ nhật
B. Tam giác cân
C. Tam giác vuông
D. Đáp án khác

Câu 7: Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?

A. Hình tam giác đều
B. Hình tam giác cân
C. Hình chữ nhật
D. Hình vuông

Câu 8: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:

A. Bảng kê
B. Phân tích chi tiết
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 10: Phần khung tên trong bản vẽ nhà gồm những nội dung nào?

A. Tên gọi ngôi nhà
B. Tỉ lệ bản vẽ
C. Nơi thiết kế
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Trong quá trình sản xuất, muốn làm ra sản phẩm cơ khí phải có:

A. Bản vẽ xây dựng
B. Bản vẽ mỹ thuật
C. Bản vẽ kỹ thuật
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

Tham khảo thêm:   Cách làm khoai lang ngào đường đơn giản cho cả nhà nhâm nhi

A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
B. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
C. Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

Câu 13: Kí hiệu sau quy ước bộ phận nào của ngôi nhà?

A. Cửa đi đơn một cánh
B. Cửa đi đơn bốn cánh
C. Cửa sổ đơn
D. Cửa sổ kép

Câu 14: Hình nào biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao ?

A. Mặt bằng
B. Mặt đứng
C. Mặt cắt
D. Không có đáp án đúng

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 16: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:

A. Dùng để chế tạo chi tiết máy
B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy
C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy
D. Đáp án khác

Câu 17: Bản vẽ lắp không chứa nội dung nào dưới đây ?

A. Yêu cầu kĩ thuật
B. Bảng kê
C. Kích thước
D. Khung tên

Câu 18: Hình biểu diễn của bản vẽ lắp gồm:

A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh
B. Hình cắt và hình chiếu cạnh
C. Hình cắt và hình chiếu bằng
D. Hình chiếu đứng và hình cắt

Câu 19: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 20: Hình cắt mặt bằng của ngôi nhà được gọi là ?

A. Mặt cắt
B. Mặt đứng
C. Mặt ngang
D. Mặt bằng

Câu 21: Nếu mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng là:

A. Hình chữ nhật và hình tròn
B. Hình tam giác và hình tròn
C. Đều là các hình tròn
D. Đều là hình chữ nhật

Câu 22: Để vẽ đường tâm, đường trục đối xứng, cần dùng loại nét vẽ nào?

A. Nét liền đậm
B. Nét liền mảnh
C. Nét đứt mảnh
D. Nét gạch dài – chấm – mảnh

Câu 23: Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật có đơn vị:

A. mm
B. dm
C. cm
D. Tùy từng bản vẽ

………….

Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là kích thước của khổ giấy A1?

A. 1189 x 841
B. 841 x 594
C. 420 x 297
D. 297 x 210

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nét liền mảnh biểu diễn đường gióng
B. Nét liền đậm biểu diễn đường bao thấy
C. Nét gạch dài chấm mảnh biểu diễn đường tâm
D. Nét liền đậm biểu diễn đường trục đối xứng

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về đường kích thước là đúng?

A. Đường kích thước thẳng đứng, con số kích thước ghi bên phải
B. Đường kích thước nằm ngang, con số kích thước ghi bên trên
C. Đường kích thước nằm nghiêng, con số kích thước ghi bên dưới
D. Ghi kí hiệu R trước con số chỉ kích thước đường kính đường tròn

Câu 4: Tên các khổ giấy chính là:

A. A0, A1, A2
B. A0, A1, A2, A3
C. A3, A1, A2, A4
D. A0, A1, A2, A3, A4

Câu 5: Đâu là tỉ lệ thu nhỏ trong các tỉ lệ sau?

A. 1 : 2
B. 5 : 1
C. 1 : 1
D. 5 : 2

Câu 6: Mặt phẳng thẳng đứng ở chính diện gọi là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng
B. Mặt phẳng hình chiếu bằng
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh
D. Mặt phẳng hình chiếu

Câu 7: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng
C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng
D. Đáp án A và B đúng

Tham khảo thêm:   Mẫu thông báo tin buồn Thông báo tin buồn

Câu 8: Đâu là nội dung của bản vẽ lắp?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 9: Phần tổng hợp trong trình tự đọc bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?

A. Tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, nơi thiết kế
B. Các hình chiếu, hình cắt
C. Trình tự tháo, lắp chi tiết và công dụng
D. Tên gọi các chi tiết, số lượng, vật liệu

Câu 10: Tìm hiểu số lượng, vật liệu của một chi tiết trong bản vẽ lắp ở đâu?

A. Khung tên
B. Bảng kê
C. Phân tích chi tiết
D. Tổng hợp

Câu 11: Trình tự đọc bản vẽ nhà?

A. Hình biểu diễn → Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà
B. Khung tên → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà → Hình biểu diễn
C. Khung tên → Hình biểu diễn → Kích thước → Các bộ phận chính của ngôi nhà
D. Khung tên → Kích thước → Hình biểu diễn → Các bộ phận chính của ngôi nhà

Câu 12: Đâu là nội dung của bản vẽ nhà?

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước
B. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
C. Khung tên, các hình biểu diễn, kích thước
D. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật

Câu 13: Theo tính chất, chất dẻo được chia ra làm các loại nào?

A. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo
B. Chất dẻo nhiệt, cao su nhân tạo
C. Chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn
D. Chất dẻo nhiệt rắn, cao su nhân tạo

Câu 14: Chất dẻo nhiệt được ứng dụng làm:

A. Rổ, cốc, can, ghế, bình nước, …
B. Tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, …
C. Ống dẫn, đai truyền, đế giày, déo, …
D. Lõi dây dẫn điện, nồi, chảo, …

Câu 15: Tính chất của chất dẻo nhiệt là?

A. Nhiệt độ nóng chảy thấp
B. Chịu được nhiệt độ cao
C. Không có khả năng tái chế
D. Cả B và C đều đúng

Câu 16: Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm là

A. Làm dây dẫn điện, vòng đệm, vòi nước, …
B. Làm dây dẫn điện, vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính, …
C. vỏ máy, vỏ động cơ, dụng cụ nhà bếp, …
D. túi nhựa, chai nhựa, ống nước, vỏ dây cáp, dây điện, …

Câu 17: Quy trình thực hiện thao tác dũa là?

A. Kẹp phôi → Dũa phá → Dũa hoàn thiện
B. Kẹp phôi → Lấy dấu → Thao tác dũa
C. Lấy dấu → Kẹp phôi → Dũa hoàn thiện
D. Lấy dấu → Kiểm tra dũa → Kẹp phôi → Dũa phá

Câu 18: Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là ?

A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
B. Biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 19: Cơ cấu tay quay – con trượt và cơ cấu tay quay – thanh lắc khác nhau ở :

A. Tay quay
B. Thanh truyền
C. Thanh lắc
D. Giá đỡ

Câu 20: Đâu không phải công việc của kĩ sư cơ khí?

A. Thiết kế máy móc, công cụ sản xuất
B. Lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng động cơ xe cơ giới
C. Lắp đặt thiết bị, vận hành và bảo trì hệ thống máy mócD. Sửa chữa, bảo trì máy móc

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương học kì 1 Công nghệ 8 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 8 sách KNTT, CD, CTST của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *