Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Văn 8 sách Cánh diều, CTST, KNTT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 1 Văn 8 bao gồm sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG………………….

(Đềthigồmtrang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮAHỌCI

Môn: NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 8

1. Phần đọc hiểu văn bản

2. Thực hành tiếng Việt

a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

  • Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.
  • Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.
  • Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp so với từ ngữ khác.

b. Trường từ vựng:

– Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa.

c. Từ tượng hình và từ tượng thanh:

– Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

VD: Lom khom, lênh khênh, gập ghền…

– Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của con người hoặc tự nhiên.

VD: Meo meo, tu hú, ào ào, lộp bộp…

3. Viết

  • Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ (Ngoài SGK)
  • Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội
  • Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều

I. Phần đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

KHI MÙA THU SANG

Trần Đăng Khoa

Mặt Trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy. Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng…

(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do

Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả

Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?

A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?

A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ
D. Nói giảm nói tránh

Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?

A. Cốm và làn sương
B. Làn sương và em nhỏ
C. Em nhỏ và con trâu
D. Con trâu và cốm

Câu 6. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?

A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu
B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh
C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu
D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu

Tham khảo thêm:   Vì sao bạn nên ăn cơm hằng ngày?

Câu 7. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?

A. Thị giác, xúc giác
B. Thính giác, khứu giác
C. Thị giác, thính giác
D. Thính giác, xúc giác

Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.
B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.
C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.
D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.

Câu 9. Hãy tìm hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa thu nơi làng quê của tác giả? (1,5 điểm)

Câu 10. Em thích nhất mùa nào ở quê hương mình? Hãy giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của mùa mà em thích (trả lời trong khoảng 10  12 dòng). (1,5 điểm)

II. Phần viết: 5,0 điểm

Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Khi mùa thu sang của Trần Đăng Khoa.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

Phần

Câu

Nộidungđápán

Thangđiểmcụ thể

I

1

B. Thơ sáu chữ

0,25 điểm

2

C. Một sự kiện, hiện tượng khơi

nguồn cảm hứng cho tác giả.

0,25 điểm

3

A. Bố cục bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là. cảm xúc của tác

giả trước mùa thu.

0,25 điểm

4

B. Nhân hoá

0,25 điểm

5

A. Cốm và làn sương

0,25 điểm

6

D. Thông báo, cất lên tiếng reo vui, ngỡ ngàng trước những tín hiệu của

mùa thu.

0,25 điểm

7

C. Thị giác, thính giác

0,25 điểm

8

B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân

hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

0,25 điểm

9

– HS xác định đúng hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Có thể lấy 2 hình ảnh trong các hình ảnh sau: mặttrờilặnxuốngbờao,ngọn

khói xanh lên lúng liếng, gió chẳng đuổinhau,vẫnrơivàngsângiếng, nhàaigiãcốm,lànsươnglammỏng rung rinh, em nhỏ cưỡi trâu về ngõ, ràothưatiếngaigọi,khoảngtrời trong leo lẻo,…

– HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng nêu được nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu được gợi ra qua những hình ảnh vừa tìm được. Ví dụ:

+ Bức tranh thiên nhiên tiêu biểu cho mùa thu nơi làng quê bình yên, trong trẻo được hiện lên qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

+ Hình ảnh gần gũi, mộc mạc của con người làm bức tranh quê thêm sống động, đầy màu sắc.

+ Thiên nhiên và con người được khắc hoạ bằng những nét vẽ nhẹ nhàng, tinh tế nhưng lại bừng lên sức sống, niềm hân hoan. Mùa thu dường như đã len lỏi, tràn đầy khắp các ngõ ngách, không gian làng quê.

+ …

– HS xác định đúng mỗi hình ảnh được 0,25 điểm.

– HS nêu nhận xét, đánh giá,

suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp, chính xác, sâu

sắc qua các hình ảnh đã xác định được 0,75 – 1,0 điểm.

– HS nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp các hình ảnh đã xác định nhưng chưa thật chính xác, sâu sắc 0,25 – 0,5 điểm.

– HS trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời: 0 điểm.

10

HS rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn kết câu chuyện nhưng cần hợp lí, thuyết phục, cụ thể:

(1) Hình thức: đảm bảo đoạn văn dung lượng 10-12 dòng.

(2) Nội dung:

– HS kể tên được mùa yêu thích nhất (có thể là một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc cách gọi tên mùa của địa phương như mùa mưa, mùa nước lũ, mùa măng, mùa gặt,… )

– Giới thiệu được những nét đẹp tiêu biểu, độc đáo của mùa yêu thích trên quê hương mình qua những hình

ảnh, màu sắc, âm thanh…cụ thể, chi

tiết. Ví dụ: mùi thơm dịu nhẹ của cốm mới lan toả khắp xóm làng; tiếng chày giã bánh dày dồn dập hoà cùng tiếng cười nói vui vẻ; những thửa ruộng bậc thang trùng điệp uốn lượn mềm mại; những rừng hoa sim

khoe sắc tím dịu dàng…

– Từ 1,25 – 1,5 điểm: đảm bảo yêu cầu về hình thức, nêu được tên mùa yêu thích, giới thiệu được vẻ đẹp đặc trưng của mùa đó một cách hấp dẫn, ấn tượng.

– Từ 0,5 – 1,0 điểm: nêu được tên mùa yêu thích nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức; đã giới thiệu được vẻ đẹp đặc trưng của mùa nhưng chưa thuyết phục.

– 0,25 điểm: chỉ nêu được tên mùa yêu thích trên quê hương.

– 0 điểm: HS không trả lời.

(các trường hợp khác GV dựa trên thang đo trên để linh động cho điểm)

II

a. Đảmbảocấutrúcđoạnvănnêu

cảmnghĩsaukhiđọcmộtbàithơ

0,25 điểm

b.Xácđịnhđúngyêucầucủađề:

trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của bài thơ “Khi mùa thu sang”.

0,25 điểm

c.Yêucầunộidung

HS có thể trình bày đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp, móc xích, hỗn hợp nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu tên văn bản, tác giả, nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc ở dòng thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ.

– Nêu cụ thể và lí giải được những cảm nhận, cảm xúc và suy nghĩ về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc đã xác định.

– Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.

– Từ 3,5 – 4,0 điểm: bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải thuyết phục, sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc về một yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ.

– Từ 2,0 – 3,25 điểm: bài làm đáp ứng đa số các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải được những suy nghĩ, cảm xúc về một số yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ được.

– Từ 1,0 – 1,75 điểm: bài làm đáp ứng dưới ½ yêu cầu của đáp án; chưa đưa ra được những lí giải thật sự thuyết phục hoặc diễn xuôi câu thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ hoặc chưa lựa chọn được những yếu tố thật sự tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung của bài thơ.

– Từ 0,25 – 0,75 điểm: bài làm

chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các yêu cầu của đáp án.

– 0 điểm: làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo

chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phát hiện tinh tế; giọng văn mang đậm cá tính của người viết.

0,25 điểm

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 6: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 19, 20

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

I. Nội dung ôn thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 8

A. Phần đọc hiểu: Sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình SGK Ngữ văn 8 KNTT. Các em cần nắm các kiến thức như sau:

  • Thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
  • Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
  • Bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
  • Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
  • Hiểu được nội dung chính của văn bản.
  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.
  • Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
  • Thông điệp từ văn bản….

B. Tập làm văn

Viết văn bản nghị luận phân tích,đánh giá một tác phẩm thơ/truyện

  • Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện
  • Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)
  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Ngữ văn 8

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng:

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.

Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.

Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.

Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.

Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,

Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.

Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.

Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính (Nam Hải dị nhân lược truyện)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:

Tham khảo thêm:   Thịt bò hầm rau củ - thịt bò mềm thơm ngon khó cưỡng tại nhà

A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận

Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?

A. Hưng Đạo Vương
B. Phạm Ngũ Lão
C. Bùi Công Tiến
D. Trần Thánh Tông

Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ

A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.

Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?

A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
B. Là một người chịu đau tốt
C. Là một người khảng khái, cương trực
D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý

Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Câu 8 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?

Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?

Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.

III. Đáp án đề thi minh họa giữa kì 1 Văn 8

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

B. Phạm Ngũ Lão

0,5 điểm

Câu 3

A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.

0,5 điểm

Câu 4

C. Là một người khảng khái, cương trực

0,5 điểm

Câu 5

– HS có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung câu chuyện.

– Bối cảnh lịch sử: Thời nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

1,0 điểm

Câu 8

Những chi tiết cho thấy Phạm Ngũ Lão có tài cầm quân của Phạm Ngũ Lão:

– Theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều.

– Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường….

0,5 điểm

Câu 7

Những nét tính cách của Phạm Ngũ Lão:

– Là một vị tướng tài giỏi xuất sắc đời nhà Trần, đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

– Là người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu chi tiết mình ấn tượng và nêu lí do thuyết phục.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi

Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài

– Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Thân bài

– Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)

– Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

3. Kết bài

Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

………………..

Các bạn xem thêm nội dung chi tiết đề cương ở file tải về nhé

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 Văn 8 sách Cánh diều, CTST, KNTT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *