Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 7 KNTT, CTST, Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 bao gồm sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 bao gồm một số câu hỏi ôn tập có đáp án kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7, bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lý 7.

Đề cương KHTN 7 giữa học kì 2 Cánh diều

TRƯỜNG THCS ………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: KHTN 7 CD

I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 KHTN 7

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?

A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.

Câu 2: Hai đầu A, B của thanh nam châm chữ U trong hình vẽ tương ứng với từ cực nào?

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất có hình dạng

A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.
C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường thẳng song song với hai cực ở hai bên.

Câu 4: Để nhận biết không gian xung quanh có từ trường hay không ta có thể dùng dụng cụ nào?

A. Điện kế.
B. La bàn.
C. Áp kế.
D. Tốc kế

Câu 5: Sinh trưởng ở sinh vật là

A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về chiều cao và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

Câu 6: Sử dụng thức ăn thiếu protein thì vật nuôi thường sẽ có biểu hiện là

A. chậm lớn và gầy yếu.
B. còi xương và chậm lớn.
C. béo phì và còi xương.
D. còi xương và gầy yếu.

Câu 7: Sự xuất hiện hoa và hạt của cây hoa hướng dương là dấu hiệu của sự

A. sinh trưởng.
B. phát triển.
C. trao đổi chất.
D. chuyển hóa năng lượng.

Câu 8: Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?

A. Đặc điểm của loài.
B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng.
D. Dinh dưỡng.

Câu 9: Mô phân sinh là

A. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.
B. nhóm các tế bào thực vật đã phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
C. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây phát triển.
D. nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

Câu 10: Các giai đoạn của quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa diễn ra trình tự nào dưới đây?

A. Hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
B. Hạt → Hạt nảy mầm → Cây mầm → Cây con → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hình thành hạt.
C. Hạt → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây trưởng thành → Cây ra hoa → Cây tạo quả → Hạt nảy mầm.
D. Hạt nảy mầm → Hình thành hạt → Cây con → Cây mầm → Cây ra hoa → Cây trưởng thành → Cây tạo quả → Hạt.

Câu 11: Vụ xuân hè người ta thường trồng các loại cây nào sau đây?

A. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu.
B. Cây súp lơ xanh, su hào, cây bắp cải, cây họ Đậu.
C. Cây súp lơ xanh, cây su hào, cây bắp cải, rau cải, xà lách.
D. Cây bí đỏ, cây bí xanh, cây su hào, cây rau mùi, xà lách.

Câu 12: Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho

A. quá trình quang hợp của cây.
B. quá trình sinh trưởng của cây.
C. quá trình hô hấp của cây.
D. quá trình phát triển của cây.

Câu 13: Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm 2 giai đoạn chính. Đó là

A. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
B. giai đoạn phôi và giai đoạn tiền phôi.
C. giai đoạn tiền phôi và giai đoạn hậu phôi.
D. giai đoạn phôi và giai đoạn trung gian.

Câu 14: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra ở

A. trong trứng đã thụ tinh.
B. trong cơ thể mẹ.
C. ngoài tự nhiên.

D. trong môi trường nước.

Câu 15: Biện pháp nào sau đây thường được áp dụng để điều khiển sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc?

A. Cho gia súc uống thật nhiều nước.
B. Thực hiện các biện pháp biến đổi gene của gia súc.
C. Sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích.
D. Chăn nuôi gia súc đúng thời vụ.

Câu 16: Cần phải giữ vệ sinh trong chăn nuôi và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm để

A. hạn chế tối đa nguy cơ hóa chất gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
B. hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
C. hạn chế tối đa nguy cơ chất phóng xạ gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
D. hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây hại cho vật nuôi, đảm bảo cho vật nuôi đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Tham khảo thêm:   Cách làm món ốc móng tay xào bơ tỏi hấp dẫn, cả nhà mê mẩn

Câu 1: Ở ruồi, cơ quan trao đổi khí với môi trường là:

A. Da
B. Ph7ối
C. Ống khí
D. Mang

Câu 18: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hóa trị bằng II.

(2) Tùy thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hóa trị của P có thể bằng III hoặc bằng IV.

(3) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hóa trị.

(4) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hóa trị bằng I trong các hợp chất.

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 19: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.

A. 11,34 m
B. 22,67 m
C. 34 m
D. 5100 m

Câu 20: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
B. cả hai nửa đều mất từ tính.
C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố phi kim tập trung ở các nhóm VA, VIA, VIIA.
B. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.
C. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố lanthanide và actinide, mỗi họ gồm 14 nguyên tố được xếp riêng thành hai dãy ở cuối bảng.

Câu 22 Ở thực vật, các chất nào dưới đây thường được vận chuyển từ rễ lên lá?

A. Chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Nước và chất khoáng.
C. Chất hữu cơ và nước.
D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

Câu 23: Tại sao cần cẩu dùng lực từ trường thường dùng nam châm điện mà không dùng nam châm vĩnh cửu?

A. Vì nam châm điện rẻ hơn.
B. Vì từ trường của nam châm điện mạnh hơn nam châm vĩnh cửu.
C. Vì nam châm điện dễ tìm kiếm hơn.
D. Vì từ trường của nam châm điện yếu hơn của nam châm vĩnh cửu.

Câu 24: Điều kiện nào dưới đây không làm giảm quá trình hô hấp tế bào?

A. Hàm lượng nước trong tế bào giảm
B. Nồng độ khí carbon dioxide cao.
C. Nồng độ khí oxygen trong tế bào cao.
D. Điều kiện nhiệt độ thấp.

Câu 25: Nồng độ khí carbon dioxide thuận lợi cho hô hấp tế bào khoảng:

A. 0,02%
B. 0,01%
C. 0,03%
D. 0,04%

Câu 26: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Câu 27: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà
B. Bệnh bướu cổ
C. Bệnh suy tim
D. Bệnh còi xương

Câu 28: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là:

A. 150C – 250C
B. 200C – 300C
C. 100C – 300C
D. 250C – 300C

Câu 29: Trao đổi khí ở thực vật diễn ra thông qua quá trình nào sau đây?

A. Quang hợp
B. Hô hấp
C. Thoát hơi nước
D. Quang hợp và hô hấp

Câu 30: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở:

A. Ti thể
B. Ribosome
C. Bộ máy golgi
D. Không bào

Câu 31: Một số nguyên tố khoáng cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu như Cu, Bo, Mo. Các nguyên tố này thường tham gia cấu tạo nên

A. diệp lục.
B. các chất hữu cơ xây dựng nên tế bào.
C. các enzyme xúc tác cho các phản ứng hóa học trong tế bào.
D. protein và nucleic acid.

Câu 32: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường
D. cảm ứng từ

Câu 33: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ … người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là:

A. bảo quản lạnh
B. bảo quản khô
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.

Câu 34: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là?

A. mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh lóng
C. mô phân sinh bên
D. mô phân sinh đỉnh thân

Câu 35 Nguyên tố Y tạo nên kim cương, than chì. Nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Kí hiệu hóa học của nguyên tử Y là gì và y thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. N, chu kì 2, nhóm VA.
B. O, chu kì 2, nhóm VIA.
C. C, chu kì 2, nhóm IVA.
D. O, chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 36: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao sau một thời gian thì rễ cây sẽ phát triển theo hướng nào?

A. Mọc về phía bờ ao.
B. Phát triển đều quanh gốc cây.
C. Uốn cong ngược phía bờ ao.
D. Phát triển ăn sâu xuống lòng đất.

II. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 KHTN 7

Câu 1 Có 3 thanh nam châm thẳng: AB, CD, EF. Nếu đưa đầu B lại gần đầu C thì hai đầu hút nhau. Nếu đưa đầu D lại gần đầu F thì hai đầu đẩy nhau. Biết E là cực Nam của nam châm EF. A sẽ là cực nào?

Câu 2. Trình bày ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 3 

a) Trình bày 4 ví dụ về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

b) : Hãy nêu quan điểm của em về thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích sinh trưởng.

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ 2 KHTN 7

Phần I. Trắc nghiệm 

1. B

2. C

3. A

4. B

5. D

6. A

7. B

8. B

9. D

10. B

11. A

12. B

13. A

14. A

15. C

16. B

17C

18B

19A

20C

21C

22B

23B

24C

25C

26A

27D

28D

29D

30A

31C

32B

33B

34B

35C

36A

Phần II. Tự luận 

Câu 1: 

Vì đầu E là cực Nam nên đầu F là cực Bắc.

Đầu D đẩy đầu F nên đầu D cũng là cực Bắc => đầu C là cực Nam.

Đầu C hút đầu B nên đầu B là cực Bắc => Đầu A là cực Nam.

Câu 2: 

Ảnh hưởng của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật:

– Nước rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Khi thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

– Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì nhu cầu nước của cơ thể có thể thay đổi. Ví dụ: Cây mía non cần nhiều nước nhưng cây mía trưởng thành thì nhu cầu nước của nó lại giảm đi.

Câu 3:

a

Một số ứng dụng về điều khiển yếu tố môi trường để kích thích sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:

– Sử dụng đèn vào ban đêm giúp cho thanh long ra quả trái vụ.

– Chiếu sáng trên 16 giờ cho cây hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bền hơn.

– Làm mái che để tránh ánh sáng trực tiếp cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển.

– Tạo điều kiện hạn ngắn ngày để kích thích sự ra hoa của cây hoa giấy.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Tả con chó nhà em (28 mẫu) Bài văn tả con chó lớp 2

b)

* Gợi ý: HS trả lời được hai ý sau:

– Hạn chế sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, cây trồng có sử dụng chất kích thích.

– Sử dụng chất kích thích phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và đảm bảo tỉ lệ, thời gian cho phép đối với sức khỏe con người.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7 sắp tới.

Đề cương KHTN 7 giữa học kì 2 Kết nối tri thức

I. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 KHTN 7

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Cả A và C.

Câu 2: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?

A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.

B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.

Câu 3: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?

A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái.
C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải.

Câu 4: Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một “nam châm khổng lồ”. Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?

A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự phát triển ở thực vật?

A. Cây cao lên và to ra.
B. Rễ cây dài ra.
C. Sự tăng kích thước của lá
D. Cây mầm ra lá.

Câu 6: Phát biểu nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

A. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển diễn ra đan xen với nhau.
B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập.
C. Sinh trưởng gắn liền với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng.
D. Nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 7: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là

A. mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh lóng.
C. mô phân sinh bên.
D. mô phân sinh đỉnh thân.

Câu 8: Sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào gọi là

A. sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
B. sự sinh trưởng.
C. sự phát triển.
D. sự phân chia và biệt hóa tế bào.

Câu 9: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

A. trứng → nhộng → sâu → bướm.
B. nhộng → trứng → sâu → bướm.
C. trứng → sâu → nhộng → bướm.
D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Câu 10: Việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho vật nuôi dùng làm thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

A. Cần sử dụng đúng liều lượng.
B. Cần sử dụng đúng thời điểm.
C. Cần sử dụng đúng đối tượng vật nuôi.
D. Tất cả các nguyên tắc trên.

Câu 11: Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Nhân tố môi trường bên trong

(2) Nhân tố môi trường bên ngoài

(a) Hormone

(b) Nhiệt độ

(c) Ánh sáng

(d) Yếu tố di truyền

(e) Nước

(f) Chất dinh dưỡng

(g) Giới tính

Cách ghép nối cột A với cột B phù hợp là

A. 1-a,b,c,d; 2-e,f,g.
B. 1-a,d,g; 2-b,c,e,f.
C. 1-a,b,c; 2-d,e,f,g.
D. 1-a,d,f,g; 2-b,c,e.

Câu 12: Vào mùa đông, việc ủ rơm cho cây trồng có tác dụng

A. giúp cây hấp thụ ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
B. ủ ấm cho cây, giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển.
C. bảo vệ cây khỏi các sinh vật gây hại thường sinh sôi trong điều kiện nhiệt độ thấp.
D. cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển.

Câu 13: Trẻ em không được tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng dễ mắc phải bệnh nào sau đây?

A. Bệnh quáng gà.
B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh suy tim.
D. Bệnh còi xương.

Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
C. Thực vật và động vật biến nhiệt sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 0oC.
D. Sinh trưởng của động vật giảm khi trời lạnh nếu không được bổ sung thêm thức ăn.

Câu 15: Cho các biện pháp sau:

(1) Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao

(2) Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển

(3) Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng

(4) Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt

Số biện pháp là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 16: Nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn vì

A. lúc này ánh sáng có nhiều tia cực tím nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin D.
B. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.
C. lúc này ánh sáng có nhiều tia hồng ngoại nhất giúp cơ thể trẻ tổng hợp được nhiều vitamin E.
D. lúc này ánh sáng vừa giúp tổng hợp vitamin E vừa không quá mạnh khiến gây hại cho cơ thể trẻ.

Câu 17: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?

A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.

Tham khảo thêm:  

Câu 18: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 19 Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì

A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.

Câu 20 Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?

A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.

Câu 21 Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 22: Mô phân sinh bên có vai trò

A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.

Câu 23: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Sự tăng kích thước của cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.
D. Cây ra hoa.

Câu 24: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.

Câu 25: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.

Câu 26: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là

A. mức nhiệt cao nhất và sinh vật có thể chịu đựng.
B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 27: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì

A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.

Câu 28: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.

A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.

Câu 29: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để

A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.

Câu 30 Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật

A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?

A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.

Câu 32: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì

A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.

II. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 2 KHTN 7

Câu 1  Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.

Câu 2 : Trình bày sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Lấy ví dụ về sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật và thực vật.

Câu 3:

a) Vẽ sơ đồ thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam. Từ đó, cho biết những biến đổi nào diễn ra trong đời sống của cây cam thể hiện sự phát triển?

b)  Dùng vôi vẽ một vòng quanh thân cây (ví dụ: cây phượng) cách mặt đất khoảng 1 m. Dự đoán khoảng cách từ mặt đất đến vết vôi ở các năm sau và giải thích.

Câu 4 Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.

Câu 5 Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 6

a)  Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, em hãy đề xuất các biện pháp trong chăn nuôi để vật nuôi sinh trưởng tốt, cho năng suất cao theo mẫu sau:

b) Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35 – 40oC?

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG

I. TRẮC NGHIỆM

1. D 2. A 3. B 4. A 5. D 6. B 7. B 8. B
9. C 10. D 11. B 12. B 13. D 14. D 15. C 16. B
17-A 18-D 19B 20A 21D 22C 23A 24D
25A 26B 27A 28A 29B 30B 31D 32B

……..

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 KHTN 7

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 2 môn KHTN 7 KNTT, CTST, Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *