Bạn đang xem bài viết Đậu phộng: 6 tác dụng của đậu phộng và lưu ý khi sử dụng tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đậu phộng là một trong những loại đậu được sử dụng phổ biến trong mỗi gia đình Việt. Vậy chúng có những đặc điểm gì và đem lại lợi ích như thế nào đối với sức khỏe chúng ta? Cùng Wikihoc.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của cây đậu phộng
Cây đậu phộng (hay còn gọi là cây lạc) có nguồn gốc từ các khu vực Trung và Nam Mỹ. Loại cây này có thể được thuần hóa đầu tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (khu vực Nam Mỹ) và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều chủng cây lạc hoang dã nhất được tìm thấy tại đây.
Cây đậu phộng được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện, rồi mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi, sang Tây Nam Ấn Độ. Ngoài ra, cây lạc còn được mang đến nước Trung Quốc bởi những người thương nhân Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và nhiều nhà truyền giáo người Mỹ vào thế kỷ 19, rồi lan rộng khắp các quốc gia châu Á.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam đậu phộng thô chứa 567 calo và các chất dinh dưỡng sau đây tính bằng gam (g), miligam (mg) hoặc microgam (mcg):
-
Chất đạm: 25.8g
-
Carbohydrate: 16.13g
-
Chất xơ: 8.5g
-
Nhiều loại chất khoáng như: 92mg canxi, 4.58mg sắt, 45mg natri,….
Tác dụng của đậu phộng đối với sức khỏe
Đậu phộng hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Trong đậu phộng có chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa rất giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, đáng chú ý hơn là chúng còn chứa các chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch như magie, niacin, đồng, axit oleic và nhiều chất chống oxy hóa.
Theo nghiên cứu, thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này, sẽ giúp làm giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Đậu phộng giúp giảm cân
Lượng đạm và chất béo không bão hòa đơn cao trong hạt đậu phộng có thể tăng sự tiêu thụ năng lượng của cơ thể, cũng là nguồn cung cấp chất xơ không tan chúng tạo nên một bữa ăn nhẹ khiến bạn có cảm giác no. Tiêu thụ đậu phộng đều đặn có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Đậu phộng giúp tóc khỏe mạnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy axit béo Omega 3 có trong hạt đậu phộng giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh và chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin E giúp giảm thiểu vấn đề tóc thưa ở phụ nữ.
Ngăn ngừa rủi ro đột quỵ
Là một nguồn giàu chất chống oxy hóa và các khoáng chất như tryptophan trong hạt đậu phộng có khả năng chống lại trứng trầm cảm, do đó chúng cũng có thể giúp bạn ngừa đột quỵ.
Đậu phộng có chứa chất chống oxy hóa
Trong hạt đậu phộng chứa rất nhiều axit p – coumaric, đây là một loại chất có khả năng chống oxy hóa cao.
Khi được rang chín, khả năng chống oxy hóa của hạt đậu phộng còn được đẩy cao, lên tới 22%. Do có nhiệt tác động, sẽ làm tăng hàm lượng axit p – coumaric có trong đậu phộng.
Ngoài ra, trong hạt đậu phộng còn có chứa vitamin E, một loại chất chống oxy hóa, có công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Kiểm soát đường huyết
Trong hạt đậu phộng chứa nhiều mangan, giúp hấp thu chất béo, từ đó, giúp cơ thể điều tiết và kiểm soát đường một cách hiệu quả.
Cách chọn mua đậu phộng ngon
Để chọn mua loại đậu phộng ngon và chất lượng, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
-
Kích thước hạt đậu to, tròn. Khi dùng tay bấm vào hạt bạn thấy có cảm giác chắc và mẩy.
-
Vỏ bên ngoài có màu sáng.
-
Hạt đều, không bị trộn lẫn với những hạt lép, hư thối, bị mọt.
-
Không chọn những hạt có xuất hiện mùi lạ, dấu vết bất thường trên hạt đậu phộng.
Lưu ý khi ăn đậu phộng
– Tuyệt đối không sử dụng hạt đậu phộng cho những người dị ứng với loại thực phẩm này.
– Người có dạ dày hoặc tiêu hóa kém, vì chúng có thể khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn.
– Đậu phộngmốc có chứa nhiều chất gây ung thư hay ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ hạt mốc, hỏng.
– Do hạt đậu phộng có chứa những chất làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng vì thế mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 30gr (chính xác là 53 hạt).
– Những người có dạ dày hay hệ tiêu hóa kém, cũng không nên ăn đậu phộng, vì chúng có thể khiến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trở nên khó khăn hơn.
Những ai không nên ăn đậu phộng?
Người bị cắt túi mật, tiêu hóa kém
Người bị cắt túi mật, tiêu hóa kém không thích hợp sử dụng đậu phộng, vì đậu phộng chứa nhiều mỡ để tiêu hóa được chúng cần lượng lớn dịch mật. Người đã bị cắt túi mật hoặc có hệ tiêu hóa kém sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn lạc.
Người bị nóng trong
Người bị nóng trong, mắc các bệnh như: Viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu…khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn do đậu phộng vị ngọt, tính nóng.
Người đang giảm cân
Lạc có chứa nhiều calo và chất béo, lượng calo sẽ tăng cao nếu qua chế biến, đặc biệt là chiên dầu thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Do đó, chúng không thích hợp cho người đang giảm cân.
Người mỡ máu
Người bị cao huyết áp, hoặc mỡ máu cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng để ổn định lượng mỡ trong máu. Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, việc sử dụng chúng sẽ làm lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.
Người bị bệnh gout
Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein nên không thích hợp để bệnh nhân gout. Nếu sử dụng nhiều sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.
Người bị bệnh tiểu đường
Như đã biết, đậu phộng chứa nhiều chất dầu và chất béo, cụ thể trong 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo. Đối với người bị bệnh tiểu đường ngoài kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên còn đảm bảo việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Do đó ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.
Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Vì hàm lượng chất béo và lượng calo trong đậu phộng cao, nên người mắc bệnh máu nhiễm mỡ ăn nhiều sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, thâm chí còn gây ra các bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh mạch vành, bệnh tim mạch hay mạch máu não khác.
Món ăn ngon từ đậu phộng
Đậu phộng rang tỏi ớt
Đậu phộng rang tỏi ớt là món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn và lạ miệng cho bữa cơm gia đình. Với nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, cách làm lại cực kì đơn giản nhưng không kém phần thơm ngon đâu nhé!
Xem ngay: Cách làm đậu phộng rang tỏi ớt thơm ngon hấp dẫn
Đậu phộng ngào đường (Mứt đậu phộng)
Đậu phộng là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, trong đó có cách chế biến đậu phộng ngào đường giòn tan, ngọt ngào là món ăn vặt thu hút cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Xem chi tiết: Cách làm đậu phộng ngào đường giòn tan
Đậu phộng rang nước mắm
Đậu phộng rang nước mắm giòn thơm nhưng cách làm rất đơn giản. Món này có thể ăn kèm với cơm hoặc bạn cũng có thể vừa ngồi xem phim vừa lai rai vào mỗi buổi tối cũng rất thú vị.
Tham khảo chi tiết: Cách làm đậu phộng rang nước mắm thơm giòn
Sữa đậu phộng
Không khó để bạn có thể làm được món sữa đậu phộng thơm ngon, bổ dưỡng, lại hợp vệ sinh. Sữa đậu phộng có hương vị bùi bùi, béo béo sẽ là thức uống tuyệt vời cho cả gia đình thưởng thức vào những ngày hè nóng nực đó.
Xem chi tiết: Cách làm sữa đậu phộng thơm ngon bổ dưỡng tại nhà
Đậu phộng da cá
Đậu phộng da cá là một món ăn vặt vừa ngon mà cách chế biến cũng rất đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian là đã có món ăn ngon tại nhà với hạt đậu giòn giòn.
Tham khảo: Cách làm đậu phộng da cá giòn ngon, hấp dẫn
Bạn đã biết được những thông tin bổ ích về loại hạt đậu phộng rồi đúng không nào? Hãy bổ sung loại “siêu thực phẩm” vào thực đơn của bạn một cách vừa phải để tăng thêm độ bổ dưỡng và ngon miệng nhé. Chúc bạn thanh công.
Nguồn: Trang thông tin tin tức sức khoẻ Medical News Today
Bạn sẽ quan tâm:
-
Ăn đậu phộng có mập không?
-
Đậu phộng – thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ!
-
Cách làm đậu phộng rang muối đường chuẩn như ngoài hàng
Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đậu phộng: 6 tác dụng của đậu phộng và lưu ý khi sử dụng tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.