Bạn đang xem bài viết Dập móng tay cần làm gì? Cách sơ cứu khi bị dập móng tay tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Trong các hoạt động đời sống hằng ngày, bạn sẽ dễ dàng va chạm và vô tình làm tổn thương phần móng tay khiến chúng bị dập. Tuy những vết thương này không quá nguy hiểm, nhưng học cách sơ cứu giúp chúng mau hồi phục cũng là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này bạn nhé.

Dập móng tay là gì?

Phần lớn trong cuộc đời mỗi người ít nhất sẽ bị thương ở bàn tay một lần. Có thể là trong việc gõ búa, kẹt tay vào cánh cửa hoặc thậm chí là té ngã do vận động, tai nạn khiến móng tay bị tổn thương và đó gọi là tình trạng dập móng tay.

Dập móng tayDập móng tay

Triệu chứng khi bị dập móng tay

Khi bị dập móng tay, bạn sẽ gặp những triệu chứng phổ biến như sau:

  • Điều đầu tiên là cảm giác đau và sưng tại vị trí bị dập.
  • Nền của móng bắt đầu tím và đen thẫm.
  • Máu tụ xung quanh vị trí vết thương khiến chúng bắt đầu bầm tím và sưng lên.
  • Móng sẽ sẽ có khả năng bị bong tróc.
  • Nguy hiểm hơn cả là nếu bị gãy cả ngón tay, thì sẽ có nguy cơ bị lệch trục và cấu trúc xương biến dạng.
Tham khảo thêm:  

Triệu chứng dập móng tayTriệu chứng dập móng tay

Cách sơ cứu khi bị dập móng tay

Khi bạn không may bị dập ngón tay, hãy nhanh chóng sơ cứu theo những cách sau:

  • Chườm đá: Sử dụng một túi nước đá đã bọc trong một cái khăn để chườm vào vết thương giúp giảm đau và sưng rất hữu hiệu. Hãy chườm đá 15 phút một lần trong vòng vài tiếng. Tuy nhiên, không chườm quá lâu khiến ngón tay bị tê cóng.
  • Nâng cao tay: Tránh để tay tự do di chuyển sau khi bị chấn thương, sẽ khiến cho tình trạng thêm nặng. Hãy cột ngón tay bị thương vào với ngón tay kế bên để tránh di chuyển và tìm chỗ kê cao tay, giảm áp lực lên vết thương.
  • Vệ sinh: Nếu chỗ bị dập có máu, cần phải cầm máu và quấn bằng băng gạc sạch. Trường hợp vết thương có mủ, cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương trước khi băng bó.
  • Uống thuốc giảm đau:Sử dụng thuốc giảm đau cũng rất hữu hiệu trong việc giúp tan máu bầm ở ngón tay. Tuy nhiên, chỉ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, không tự ý sử dụng các loại kháng viêm nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Các cách sơ cứu sau khi dập móngCác cách sơ cứu sau khi dập móng

Cách điều trị móng tay bị dập sau khi sơ cứu

Khoảng 1-2 ngày sau khi sơ cứu, vị trí dập sẽ có màu xanh, đen và căng tức. Bác sĩ có thể tạo một lỗ nhỏ cho vết thương thoát máu và giảm phù nề. Sử dụng 1 cây kim vô trùng hoặc hơ dưới ánh lửa, vệ sinh sạch sẽ vùng bị thương. Dùng đầu kim đâm nhẹ vào vết thương cho máu chảy ra từ từ.

Tham khảo thêm:   Sơ yếu lý lịch viên chức Mẫu lý lịch viên chức

Móng tay bị bong tróc ra sẽ từ từ hồi phục theo thời gian, cần giữ vệ sinh để tránh nhiễm trùng. Còn nếu vết thương sau khi sơ cứu mà có dấu hiệu bị biến dạng, nhiễm trùng, nên đến bác sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm: Móng chân, móng tay bị hư? Cách chăm sóc móng bị hư tại nhà

Cách điều trị dập móng sau sơ cứuCách điều trị dập móng sau sơ cứu

Bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách sơ cứu khi bị dập móng tay. Mong kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn và hãy tiếp tục theo dõi những bài viết hay khác trên Wikihoc.com nhé!

Nguồn: Vinmec

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dập móng tay cần làm gì? Cách sơ cứu khi bị dập móng tay tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *