Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS Đáp án dưới Video Module 7 THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS giúp thầy cô trả lời nhanh các câu hỏi tự luận, câu hỏi tình huống trong khóa tập huấn Module 7: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS.

Qua đó, thầy cô dễ dàng trả lời các câu hỏi tự luận, có thêm kinh nghiệm hoàn thành khóa tập huấn của mình đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 7. Mời thầy cô tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS

Học viên:………………….

Gv:…………………………

Đơn vị: Trường THCS……

Nội dung 1: Hoạt động 1

Câu hỏi: Sản phẩm trình bày lập kế hoạch GV chủ nhiệm về một nội dung tùy chọn trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS.

Trả lời:

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN

VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

LỚP 8/4.

Giáo viên chủ nhiệm lớp 8/4

1. Đặc điểm tình hình lớp

1.1. Khái quát tình hình chung của lớp: 8/4

– Tổng số HS: 38 học sinh (trong đó: 23 nam,15 nữ)

* Đặc điểm chung: Đa số các em đều được sự quan tâm của phụ huynh, ở gần trường.

1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

1) Thuận lợi

  • Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.
  • Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.
  • Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.

2) Khó khăn:

  • Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.
  • Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà.
  • Lứa tuổi lớp 8 là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển bất ổn nhất trong các khối lớp THCS, nên học sinh thể hiện, bộc lộ nhiều tính cách khác nhau.

2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:

  • Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
  • Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.
  • Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.
  • Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.

3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:

  • Xây dựng nội quy lớp học;
  • Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.
  • Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…
  • Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.
  • Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập
  • Thường xuyên theo dõi, quan tâm, học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.
  • Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.
  • Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua Zalo, Facebook,…

4. Kế hoạch cụ thể

Thời gian

Nội dung

Biện pháp

Đánh giá, điều chỉnh

Tháng

8- 9

Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”.

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.

– Lập danh sách hs kí cam kết nói không với bạo lực học đường.

– Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN

– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.

-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS

– Sản phẩm đánh giá: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS

– Phương pháp đánh giá: Quan sát

– Công cụ đánh giá 1: Phiếu quan sát

– Người đánh giá: GV+ HS

Tháng 10

Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường”

– Tổ chức các tổ thi đua với nhau

– Sản phẩm đánh giá: Cách xử lí tình huống.

– Phương pháp đánh giá: Quan sát

– Công cụ đánh giá: Thang đo

– Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.

Tháng 11

Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường”

-Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT.

– Sản phẩm đánh giá: Câu trả lời của HS.

– Phương pháp đánh giá: Vấn đáp

– Công cụ đánh giá 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.

– Người đánh giá: GV.

……., ngày ….tháng……năm 2022

GVCN

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:

1. Công cụ đánh giá 1: Phiếu quan sát

Hội thi trang trí lớp an toàn, thân thiện

STT Các tổ Phù hợp Chưa phù hợp
1 Tổ 1
2 Tổ 2
3 Tổ 3
4 Tổ 4

2. Công cụ đánh giá 2: Thang đo

Bảng tiêu chí đánh giá

STT Tên tiêu chí Phù hợp Chưa phù hợp
1 Nội dung đúng chủ đề phòng chống BLHĐ
2 Cách diễn tự nhiên, hấp dẫn
3 Trang phục
4 Đạo cụ

3. Công cụ đánh giá 3: Hệ thống câu hỏi – Đáp án

STT Tên tiêu chí Rất hay Chưa hay
1 Nội dung dúng chủ đề phòng chống BLHĐ
2 Cách diễn tự nhiên, hấp dẫn
3 Trang phục
4 Đạo cụ

Trên đây là Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng chống bạo lực học đường.

Nội dung 1: Hoạt động 2

Câu hỏi: Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS.

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;

Thực hiện kế hoạch số 417/PGD&ĐT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục” năm học 2018 – 2019;

Trường THCS……. xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm học 2023 – 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (BGH, GV, NV) và phụ huynh về tác hại của bạo lực đối với trẻ, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như công tác tuyên truyền với cả cộng đồng.

– Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, đồng thời trang bị cho học sinh kỹ năng tự phòng ngừa xảy ra bạo lực, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Tham khảo thêm:  

– Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

– Kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn xã hội trong cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường, trong gia đình làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

– Công tác tuyên truyền, giáo dục phải là nhiệm vụ thường xuyên của BGH, GV, NV và phụ huynh. Đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với địa phương và gia đình trẻ.

– Hình thức tuyên truyền, phòng chống phải đa dạng, phong phú, có sự đổi mới để đạt hiệu quả cao.

– Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo sâu rộng, phù hợp địa bàn, đối tượng.

– Tăng cường sự lãnh đạo của BGH phát huy vai trò của các lực lượng như Công đoàn, tổ khối, ban đại diện cha mẹ … sự chuyển biến nhận thức của GVCN, phụ huynh. Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.

II. NỘI DUNG

– Tiếp tục tổ chức triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017; Quyết định ban hành chương trình hành động, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 2604/KH-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2018; kế hoạch thực hiện Nghị định 80/2017 Nghị định chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Công văn 5812/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường; Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục”.

– Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình học sinh trong đơn vị có nguy cơ bị bạo lực hoặc gây ra bạo lực học đường (do đặc điểm của bản thân, hoàn cảnh gia đình), tổng hợp kết quả báo cáo trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế;

– Tổ chức cho từng giáo viên, nhân viên ký cam kết, giao ước thi đua không vi phạm các hành vi gây mất đoàn kết nội bộ, xâm hại thân thể, tâm lý trẻ.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đề án phòng chống bạo lực học đường (BLHĐ), trong đó chú trọng các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng BLHĐ tại trường học.

– Phối hợp với Công an địa phương, ban đại cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến BLHĐ; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của các đoàn thể trong nhà trường và cộng đồng.

– Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực 24/24 giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.

– Tổ chức các hoạt động như: Tổ chức tuyên truyền về các nội dung liên quan về bạo lực học đường trong các buổi họp hội đồng; họp phụ huynh và đối với trẻ trong mọi lúc mọi nơi.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác triển khai các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền về vấn đề bạo lực học đường

1.1. Ban Giám hiệu

– Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, học tập, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả về phòng chống bạo lực học đường theo các văn bản đã được quán triệt;

– Xây dựng Quy chế phối hợp: Xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch (Mục đích, yêu cầu; nguyên tắc, nội dung phối hợp; phân công nhiệm vụ thực hiện);

– Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống bạo lực học đường thông qua các ngày lễ hội…

– Quán triệt trong giáo viên nhân viên thực hiện nghiêm túc về quy định đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành, xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh.

– Bổ sung các văn bản có liên quan vào tủ sách pháp luật để cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập và nghiên cứu.

– Giáo dục cho giáo viên, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp, cách phát hiện tâm lý trẻ, trò chuyện với phụ huynh về cách giáo dục con cái …

– Tuyên truyền giáo dục cho GV – NV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.

– Ban giám hiệu ký cam kết với lãnh đạo Phòng giáo dục và giáo viên, nhân viên ký cam kết với hiệu trưởng “Nói không với hành vi bạo lực”.

1.2. Giáo viên, nhân viên

– Học tập, tuyên truyền phổ biến, giáo dục về vấn đề bạo lực trong gia đình cũng như học đường tới phụ huynh;

– Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các hoạt động trên lớp;

– Cùng Ban giám hiệu tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể cho trẻ tham gia cùng nhau để xây dựng mối đoàn kết trong tập thể;

– Tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho trẻ và tuyên truyền tới phụ huynh đạt hiệu quả khi được phân công;

– Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho trẻ tham gia tạo mối đoàn kết, nhận thức về xã hội ….

– Ký cam kết với ban giám hiệu về việc “Nói không với hành vi bạo lực”;

– Nắm chắc hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, trao đổi với phụ huynh

1.3. Đối với phụ huynh học sinh

– Thường xuyên nhắc nhở, trò chuyện với học sinh về bạn bè, cô giáo trường lớp để ý các biểu hiện khác lạ của học sinh;

– Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…

– Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.

2. Khi có tình huống bạo lực học đường xảy ra

2.1. Tình huống bạo lực học đường từ ngoài xâm nhập vào trường học

Thông tin: Mọi thành viên trong nhà trường, khi phát hiện có đối tượng từ bên ngoài xâm nhập trái phép vào trường học đều có trách nhiệm báo tin ngay cho bộ phận bảo vệ (hoặc cán bộ phụ trách an ninh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường).

a. Ban Giám hiệu

– Báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến giải quyết;

– Phối hợp với chính quyền địa phương, công an và nhân viên công tác xã hội xử lý triệt để vụ việc.

b. Bảo vệ

Sau khi nhận tin báo có trách nhiệm báo cáo ngay với Hiệu trưởng và liên hệ với cơ quan công an, nhân viên công tác xã hội địa phương, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ.

c. Giáo viên, nhân viên

– Mọi thành viên trong nhà trường, khi phát hiện có đối tượng từ bên ngoài xâm nhập trái phép vào trường học đều có trách nhiệm báo tin ngay cho bộ phận bảo vệ và lãnh đạo nhà trường;

Tham khảo thêm:  

– Các thành viên trong nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp bảo vệ an toàn cho học sinh và cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.

d. Nhân viên y tế

Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đê sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).

2.2. Tình huống bạo lực học đường xảy ra trong trường học

2.2.1. Tình huống bạo lực học đường từ nhà giáo, nhân viên, người lao động

Thông tin: Mọi tổ chức trong nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và báo cáo ngay với Hiệu trưởng nhà trường để xử lý đối với các hành vi bạo lực học đường do nhà giáo, nhân viên, người lao động trong nhà trường gây ra.

a. Hiệu trưởng

– Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác minh, mời các cơ quan, tố chức, cá nhân liên quan phối hợp xử lý vụ việc;

– Báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến giải quyết.

b. Đối với GV, NV

Các thành viên trong nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.

c. Nhân viên y tế

Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).

2.2.2. Tình huống bạo lực học đường từ học sinh

Thông tin: Mọi thành viên trong nhà trường khi phát hiện có hành vi bạo lực học đường trong trường học do học sinh gây ra đều có trách nhiệm báo tin ngay cho bộ phận bảo vệ (hoặc cán bộ phụ trách an ninh, giáo viên) và Hiệu trưởng nhà trường.

a. Hiệu trưởng

– Hiệu trưởng nhà trường báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên;

– Phối hợp với chính quyền địa phương, công an và nhân viên công tác xã hội xử lý triệt để vụ việc.

b. Bảo vệ

Bảo vệ nhà trường có trách nhiệm liên hệ ngay với cơ quan công an, nhân viên công tác xã hội địa phương, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ.

c. Đối với GV, NV

– Các thành viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp cô lập, khống chế đối lượng gây ra bạo lực.

– Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm liên hệ với gia đình học sinh để kịp thời phối hợp xử lý.

d. Nhân viên y tế

Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ cứu, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).

2.2.3. Tình huống bạo lực từ học sinh của nhà trường gây ra ở ngoài trường học

– Tiếp nhận thông tin: Mọi tổ chức, cá nhân trong nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận và báo cáo ngay với Hiệu trưởng nhà trường để phối hợp xử lý đối với các hành vi bạo lực học đường của học sinh trong nhà trường gây ra ở ngoài trường học;

– Hiệu trưởng nhà trường xác minh thông tin và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình học sinh để cùng phối hợp xử lý; Phối hợp với chính quyền địa phương, công an, nhân viên công tác xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cùng xử lý vụ việc.

2.3. Các tình huống khác

Nhà trường căn cứ tình hình cụ thể, xây dựng kịch bản cho các tình huống cụ thể nhằm bảo đảm luôn sẵn sàng ứng phó với các tình huống bạo lực, ngăn chặn kịp thời các hành vi bạo lực học đường và hạn chế tối đa hậu quả do bạo lực gây ra.

Trên đây là Kế hoạch phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm học 2022 – 2023. Yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.

Nội dung 3: Hoạt động 6

Câu 1: Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách.

Trả lời:

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ VÀ AN TOÀN HỌC ĐƯỜNG CỦA LỚP HỌC

Học sinh:

1. Đối với bản thân.

  • Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
  • Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
  • Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
  • Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
  • Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
  • Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp đoàn, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
  • Đến trường trang phục phải đúng qui đinh: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định, không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè loẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…

2. Đối với bạn bè.

  • Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
  • Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.

3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.

  • Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi .
  • Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
  • Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường

4. Đối với khách và người lớn tuổi.

  • Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; Hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
  • Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
  • Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

5. Đối với gia đình.

  • Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
  • Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
  • Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
  • Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
  • Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…

6. Đối với môi trường sống và học tập.

  • Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên.
  • Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
  • Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
  • Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
Tham khảo thêm:   Cách nấu cháo thịt bò khoai lang cho bé ăn dặm

7. Đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú.

  • Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
  • Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.

8. Ở nơi công cộng.

  • Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ.Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
  • Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…

9. Ở trong lớp học.

  • Thực hiện tốt nội quy lớp học .
  • Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
  • Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học. Tắt điện, quạt điện, đóng cửa khi ra về.

10. Đối với thực hiện an toàn giao thông.

  • Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
  • Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
  • Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
  • Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Học sinh không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.

4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.

6. Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập trước cổng trường.

7. Phá hoại tài sản của nhà trường (bàn ghế, cây cối…). Lãng phí điện, nước, quạt, đèn….

Câu 2:

Tình huống 1_ Giữa Gv với Hs: Khi học sinh vào muộn giờ học

Tình huống như sau:

Bước vào giờ dạy, sau khi kiểm diện được biết lớp học vắng đến hơn ½ số học sinh. Gv hỏi nguyên nhân tại sao lớp hôm nay lại vắng nhiều như vậy? Tôi được biết là giờ học trước trống (cô giáo đi tập huấn) nên các em rủ nhau đi ăn và chưa kịp về. Trước tình huống đó nên xử lí thế nào?

Vì thấy học sinh nghỉ nhiều nên giáo viên tuyên bố nghỉ luôn tiết học, không tiến hành dạy tiết đó nữa.

Giáo viên vẫn tiến hành dạy bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các em còn lại, và thông báo sẽ phạt những em không có mặt giờ học này.

Giáo viên tên những học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài vào mới sang buổi sau, số học sinh còn lại sẽ làm bài tập tại lớp.

Cách xử lý tình huống của GV:

Trước tình huống trên có lẽ là với bất kì giáo viên nào cũng không khỏi bực mình trước tình trạng đã đến giờ học mà vắng tới hơn nửa số học sinh nhưng nếu chọn phương án 1 mà cho học sinh nghỉ luôn tiết học đó là không đúng vì như vậy giáo viên đã vi phạm qui chế chuyên môn của trường và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.

Nếu giáo viên chọn cách 2 mà vẫn giảng bài bình thường để hoàn thành nhiệm vụ của mình thì đúng là vẫn đảm bảo quyền lợi của những học sinh đang có mặt còn với những học sinh vắng mặt thì làm sao để nắm được bài trong khi các em vắng mặt với một lí do cũng có phần chính đáng, nếu xử lí như vậy e rằng cứng nhắc quá.

Có thể nói việc đảm bảo kỉ cương trong học đường là hết sức cần thiết, nhưng đây là trường hợp cần xem xét nguyên nhân vì sao các em không có mặt trong giờ, trong trường hợp này có thể ứng xử linh hoạt, có thể thông cảm cho các em vì đi ăn trong khi giờ trước đó trống mà chưa kịp về chứ không phải là các em cố ý bỏ giờ đi chơi. Theo tôi là sẽ không dạy ngay vào bài mới sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những em vắng mặt, vì vậy nên cho các em làm bài tập trong giờ đó và giành thời gian học bù sau. Tuy nhiên khi các em đã có mặt đông đủ thì giáo viên nên nhắc nhở nhẹ nhàng các em lần sau nên chú ý sắp xếp thời gian để không quá muộn ảnh hưởng đến học tập và không để lỗi này tái phạm . Với cách xử lí nghiêm khắc nhưng có tình chắc chắn ta sẽ nhận được sự ủng hộ của các em khiến cho các em càng quí mến và kính trọng giáo viên hơn.

Tình huống 2 _ Giữa GV với phụ huynh Hs: Phụ huynh đánh con trước mặt giáo viên

Tình huống như sau:

Lớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. BGH đã yêu cầu bạn phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với phụ huynh. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày tường tận mọi việc, thì phụ huynh của em đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

Cách giải quyết tình huống của GV:

Đứng trước tình huống khó xử này, Gv nên thật bình tĩnh và khéo léo. Trước tiên, Gv cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của phụ huynh, sau đó phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực sẽ không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi việc đó còn phản tác dụng. Hãy để cho phụ huynh thật bình tĩnh, bạn mới bắt đầu câu chuyện của mình một cách thật nhẹ nhàng, cởi mở.

Gv phải giải thích cho phụ huynh hiểu rằng nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh chưa ngoan, hay nghịch ngợm, thường vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng nhà trường không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng bạo lực. Vì các em đang ở độ tuổi còn quá nhỏ và với các em mọi thứ chỉ như vừa mới bắt đầu, thế nên sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiêm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến tình hình xấu đi làm chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án tự luận Mô đun 7 THCS Đáp án dưới Video Module 7 THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *