Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 dành cho học sinh THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 gồm 2 bộ, với 24 câu hỏi trắc nghiệm, giúp các em học sinh THCS nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023.

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 diễn ra từ ngày 15/3/2023 đến 24h ngày 5/4/2023, nhằm mục đích bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025. Để tham gia, các em truy cập đường link sau: https://www.thihsattt.vn/trang-chu/, rồi nhấn nút Vào thi. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 – Bộ số 1

Câu 1: Theo luật “An ninh mạng” hiện hành, đâu là hành vi bị cấm?

  1. Tung thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
  2. Chia sẻ các tin tức xã hội
  3. Đăng tải thông tin cá nhân lên mạng xã hội

Câu 2: Theo em những thông tin nào dưới đây được phép đăng tải mà không cần sự cho phép của cơ quan chức năng?

  1. Thông tin về các hoạt động thường ngày của bản thân và gia đình.
  2. Thông tin về các tài liệu công tác của bố mẹ, anh chị em trong gia đình
  3. Thông tin không xác thực nguồn gốc có thể gây hiểu nhầm hoặc dẫn tới hiểu nhầm
  4. Thông tin về bạn bè của em hoặc gia đình họ đã được đồng ý khi đăng tải

Câu 3: Cơ quan thành lập, tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là cơ quan nào?

  1. Cục Trẻ em, Bộ LĐ TB& XH
  2. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an
  3. Vụ Giáo dục, công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và đào tạo
  4. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông

Câu 4 Virus là một phần mềm độc hại (một chương trình hay đoạn chương trình) có các tính chất nào sau đây:

  1. Có khả năng tự nhân bản từ đối tượng này sang đối tượng khác
  2. Có thể bỏ qua xác thực bình thường để truy cập vào hệ thống
  3. Có thể được ngụy trang bằng một vỏ bọc tưởng chừng như vô hại để tạo độ tin tưởng cho người dùng

Câu 5: Đại dịch Covid 19 khiến học sinh phải học tập online qua các nền tảng trực tuyến. Bạn có biết nền tảng nào gần đây bị phát hiện có lỗ hổng bảo mật khiến người lạ có thể đột nhập vào cuộc họp trực tuyến, “thả bom” ảnh nhạy cảm, lấy nội dung hoặc phá phách cuộc họp?

  1. Microsoft Teams
  2. Google Meet
  3. Zoom Meeting
  4. Skype

Câu 6: Trong lĩnh vực An toàn thông tin, thuật ngữ Trojan Horse (“Con ngựa thành Tơ-Roa”) nghĩa là gì?

  1. Một chương trình độc hại chuyên lấy cắp tên tài khoản và mật khẩu của người dùng
  2. Một người sử dụng trái phép truy cập vào máy tính người khác để lấy trộm dữ liệu
  3. Một phần mềm độc hại lây nhiễm trong thiết bị/máy tính chuyên mở trộm “cửa hậu” là một cổng kết nối mạng để cho tin tặc bí mật xâm nhập trái phép
  4. Một máy tính /phần mềm chuyên để kiểm soát các nỗ lực đăng nhập vào máy tính người dùng và giám sát các hoạt động thâm nhập của tin tặc

(Tìm hiểu thuật ngữ Trojan Horse là một phần mềm nguy hiểm cho máy tính, nó không có khả năng tự nhân bản nhưng có chức năng kết nối với một máy tính khác từ xa để khai thác thông tin của máy chủ. Phần mềm này nguy hiểm vì chúng ngụy trang như một phần mềm hữu ích để che giấu thao tác.)

Câu 7: Thông tin cá nhân trên mạng luôn được giữ an toàn! Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 8: Những thông tin nào vẫn có thể còn được lưu trên mạng dù người dùng đã xóa đi trên máy của mình?

  1. Một status trên facebook
  2. Một bình luận trên facebook
  3. Tin nhắn đã thu hồi

Câu 9: Theo em, trong các tình huống sau, tình huống nào được coi là “selfie không an toàn”?

  1. Tình huống selfie ở trường học cùng bạn bè, mặc đồng phục có cả biển tên lớp, trường, đăng ở chế độ công khai
  2. Tình huống selfie ở nhà bếp, Selfie đang nấu ăn, để ở chế độ bạn bè
  3. Tình huống selfie ở quán Karaoke cùng bạn bè, đang uống bia, để ở chế độ bạn bè

Câu 10: Nếu em gặp các tình huống sau đây thì tình huống nào em không nên tin tưởng?

  1. Một người em không quen biết nhắn tin cho em, mời em đi ăn cùng người đó.
  2. Một người quen chúc mừng sinh nhật em
  3. Nhóm bạn nhắn tin trong nhóm lớp rủ nhau đi tham quan.
  4. Thầy cô nhắn tin cho em thông báo nghỉ học buổi ngày mai do có lịch đột xuất.

Câu 11: Nếu bạn bè em bị bắt nạt trên mạng xã hội, em không nên làm những việc nào sau đây?

  1. Đăng bài xúc phạm người bắt nạt
  2. Chặn thông tin và báo cáo về người bắt nạt
  3. Dọa dẫm và trả thù cho bạn
  4. Chia sẻ với người lớn
  5. Lưu trữ lại bằng chứng vụ bắt nạt

Câu 12: Theo em, đâu là quá trình “kẻ săn mồi tình dục” thực hiện để đạt được mục đích xâm hại tình dục trẻ em qua mạng?

  1. Tiếp cận trẻ -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
  2. Tiếp cận trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
  3. Tiếp cận trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu -> Lừa đảo, xâm hại tình dục
  4. Tiếp cận trẻ -> Lừa đảo, xâm hại trẻ -> Tạo niềm tin với trẻ, làm trẻ tin tưởng -> Tạo sự cảm thông với trẻ -> Liên tục đòi hỏi trẻ thực hiện yêu cầu

Câu 13: Khi nào một trang web được coi là tin cậy?

  1. Có thông tin về chủ sở và nội dung cung cấp trên trang web đã được kiểm chứng
  2. Có nhiều ảnh và thông tin
  3. Có logo và nhiều quảng cáo

Câu 14: Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?

  1. Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú
  2. Hỏi ý kiến người lớn, người đã từng như mình
  3. Tự đặt những mục tiêu nhỏ hàng ngày về học tập, cuộc sống
  4. Nếu chơi game mà thấy vui vẻ thì mình cứ chơi thôi, có vấn đề gì đâu!

Câu 15: Nếu cần mua mỹ phẩm trên mạng, em cần lưu ý gì?

  1. Xác định loại mỹ phẩm cần mua phù hợp với đối tượng dùng
  2. Tìm hiểu thông tin về sản phẩm và thương hiệu
  3. Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết hàng giả, hàng thật
  4. Ưu tiên hàng khuyến mãi
  5. Tìm mua trên các shop online được theo dõi nhiều và có phản hồi tốt từ khách hàng.
Tham khảo thêm:   Cách làm khâu nhục, đặc sản miền núi Lạng Sơn

Câu 16: Hãy chỉ ra các con đường có thể phát tán và lây lan của mã độc trên thiết bị di động?

  1. Qua cuộc nói chuyện trên điện thoại
  2. Qua thẻ nhớ
  3. Qua việc chia sẻ tệp tin hay đường link trên mạng xã hội
  4. Qua thư điện tử

Câu 17: KHÔNG NÊN đặt mật khẩu tài khoản như thế nào? Chọn một hoặc nhiều phương án đúng

  1. Đặt mật khẩu là 123456 để dễ nhớ không bị quên
  2. Dùng ngày tháng năm sinh của mình để đặt mật khẩu
  3. Đặt mật khẩu mạnh (là mật khẩu >= 8 kí tự bao gồm chữ hoa, chữ thường, số, kí tự đặc biệt)
  4. Sử dụng xác thực 2 lớp nếu có

Câu 18: Những cách nào sau đây giúp đề phòng thư điện tử (email) lừa đảo?

  1. Cẩn trọng với các thư rác, với các email có tiêu đề “hấp dẫn – nhạy cảm ‐ khẩn cấp”
  2. Không nên tin tưởng các tên hiển thị trong email. Để ý các tên hay được giả mạo như tên của các hãng lớn, người quen, người nổi tiếng…
  3. Cân nhắc kỹ lưỡng khi bấm vào liên kết (link) trong nội dung email, tránh dẫn đến các website độc hại mà tin tặc dựng lên để tấn công.
  4. Nhận diện và hạn chế xem các thư điện tử spam, thư điện tử quảng cáo
  5. Cần hạn chế tối đa, cân nhắc cẩn thận khi trả lời email và cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức nào.

Câu 19: Nên làm gì để phòng chống nguy cơ nghiện mạng xã hội?

  1. Đọc sách
  2. Tham gia các môn thể thao vận động
  3. Tham gia các hoạt động xã hội

Câu 20: Vì sao không phải thông tin nào trên mạng Internet cũng đáng tin cậy?

  1. Vì Internet là không gian công cộng, bất kì ai cũng có thể đăng tải thông tin lên mạng
  2. Vì ai đó có thể viết các bài viết không đúng sự thật và đăng lên mạng
  3. A và B đều đúng
  4. A và B đều sai

Câu 21: Điều nào có thể KHÔNG được liệt kê trong “Những rủi ro bạn có thể gặp trên mạng” ?

  1. Bị hủy hoại danh tiếng trên mạng, không biết mình đang nói chuyện với ai, chia sẻ quá nhiều thông tin.
  2. Bị dụ dỗ làm các hành vi trái pháp luật, bị lừa đảo hoặc bị đánh cắp thông tin, bị bắt nạt trên mạng.
  3. Bị đọc những nội dung phản cảm, không lành mạnh, dành quá nhiều thời gian trên mạng, bị bắt nạt trên mạng.
  4. Bị “hố” mua đắt khi mua hàng trực tuyến, bị “ném đá” trên mạng xã hội

Câu 22: Cha, mẹ cần làm gì khi cho con sử dụng thiết bị điện tử?

  1. Cấm con sử dụng vì thiết bị điện tử chỉ mang lại tác hại cho trẻ
  2. Cha, mẹ nên hạn chế và hướng dẫn con sử dụng thiết bị điện tử chứ không nên cấm hoàn toàn
  3. Cha, mẹ cho con sử dụng thiết bị điện tử tùy ý (để con khỏi gây vướng bận, khỏi đi chơi…)

Câu 23: Quy tắc nào được khuyên dùng để bảo vệ mắt khi sử dụng các thiết bị di động?

  1. Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ trong 20 giây và nhìn vào một vật cách xa 6m (20 feet) trở lên.
  2. Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 phút và nhìn vào một vật cách xa 6m (20 feet).
  3. Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn vào một vật cách xa 20m.
  4. Cứ 20 phút nhìn vào điện thoại, hãy cho mắt nghỉ 20 phút và nhìn vào một vật cách xa 20m.

Câu 24: Làm cách nào người dùng làm việc trên máy tính dùng chung có thể ẩn lịch sử duyệt web cá nhân của họ khỏi những người làm việc khác có thể sử dụng máy tính này?

  1. Mở trình duyệt trong chế độ ẩn danh, chế độ riêng tư.
  2. Xóa tất cả nội dung đã tải xuống.
  3. Khởi động lại máy tính sau khi đóng trình duyệt web.
  4. Chỉ sử dụng kết nối được mã hóa để truy cập các trang web.

Đáp án thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 – Bộ số 2

Câu 1: Những bộ luật nào có quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

  1. Luật Trẻ em
  2. Luật hôn nhân và gia đình
  3. Luật phòng chống bạo lực gia đình
  4. Luật An ninh mạng

Câu 2: Theo quy định của Nghị định số 56/2017/NĐ-CP cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng?

  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
  • Cơ quan công an
  • Cơ quan quản lý nhà nước về Thông tin truyền thông

Câu 3: Hành vi nào sau đây được xem là vi phạm Luật An ninh mạng 2018 về phòng, chống tấn công mạng?

  • Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
  • Xây dựng hàng rào bảo mật thông tin nội bộ cho công ty
  • Báo cơ quan chức năng về hành vi lưu trữ, mua bán các thiết bị, phần mềm có chức năng tấn công mạng viễn thông
  • Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;

Câu 4: Những rủi ro an toàn thông tin khi sử dụng mạng internet là gì?

  1. Bị hủy hoại danh tiếng trên mạng
  2. Không biết họ đang nói chuyện với ai
  3. Chia sẻ quá nhiều thông tin
  4. Bị đánh cắp thông tin

Câu 5: Cho biết cách sử dụng bàn phím ảo trong hệ điều hành Windows

  1. Vào Computer Ổ đĩa C Program Files Unikey Unikey.exe
  2. Vào Start Run gõ lệnh OKN
  3. Vào Computer Ô đĩa C Program Files Microsoft OfficeOffice14 Winword.exe
  4. Vào Start Run gõ lệnh OSK

Câu 6: Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?

  1. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
  2. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
  3. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
  4. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính

Câu 7: Trong trường hợp bạn nhận được tin nhắn xúc phạm trên máy tính, bạn nên làm gì ?

  1. Trả lời tin nhắn và nói với người nhắn suy nghĩ của bạn.
  2. Lưu và đưa tin nhắn cho bố mẹ, người giám hộ hoặc người mà bạn tin tưởng xem
  3. Không quan tâm đến tin nhắn
  4. Xóa và không quan tâm tin nhắn

Câu 8: Những thông tin nào không nên chia sẻ trên mạng xã hội

  1. Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học
  2. Hình ảnh đẹp chụp người khác không kèm theo thông tin cá nhân
  3. Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm
  4. Số điện thoại cá nhân

Câu 9: Việc công khai thông tin quá mức trên mạng dẫn đến những hậu quả gì?

  1. Kẻ xấu biết được thông tin về địa chỉ, nơi ở.
  2. Bị nhận được các tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo.
  3. Nhận được nhiều cuộc gọi lừa đảo, giả danh người nhà để lấy lòng tin rồi làm theo họ.
  4. Bán thông tin trên chợ đen.

Câu 10: Mọi thông tin được chia sẻ bởi những người em biết đều đáng tin. Theo em khẳng định trên là đúng hay sai

  1. Đúng, vì họ là những người đáng tin cậy
  2. Sai, vì có thể nguồn gốc của tin tức chưa được kiểm chứng

Câu 11: Qua hội fan nhóm nhạc Hàn quốc BlackPink trên Facebook, Lan quen một bạn tự xưng là bằng tuổi và sống gần khu nhà của Lan. Một hôm người bạn đó muốn hẹn gặp mặt trực tiếp để cùng chia sẻ niềm yêu thích idol. Trong tình huống này, Lan nên làm những gì?

  1. Sắp xếp một cuộc hẹn vì 2 người nói chuyện rất hợp nhau
  2. Chưa nhận lời ngay, cần xác minh thêm về người bạn kia
  3. Rủ thêm một người bạn đi cùng để an toàn
  4. Hỏi thêm ý kiến bố mẹ/anh chị hoặc người giám hộ
Tham khảo thêm:   Tìm hiểu về chuối tiêu, loại chuối dân dã mà lại lợi ích chẳng ngờ

Câu 12: Theo em, những biểu hiện nào sau đây được xem là dấu hiệu nhận diện nạn nhân bị bóc lột tình dục trẻ em qua mạng?

  1. Thường nạn nhân không có biểu hiện gì vì họ sẽ tìm cách che giấu với người khác
  2. Có các mối quan hệ yêu đương với người lớn hoặc người khác giới; tâm trạng vui vẻ, không có gì bất thường.
  3. Nhận nhiều tin nhắn, điện thoại; ngoại hình thay đổi; muốn mua sắm mà không rõ lý do; có thể có thương tích thể chất không rõ nguyên nhân.
  4. Không sử dụng Internet và mạng xã hội nữa

Câu 13: Em thấy quảng cáo về trò chơi có thưởng, cứ chơi là trúng giải. Em chỉ cần truy cập vào đường link và cung cấp các thông tin cá nhân để đăng nhập vào trò chơi và lĩnh giải thưởng. Em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ bỏ qua quảng cáo
  2. Vì tò mò và thích giải thưởng nên em sẽ ấn vào đường link để xem tiếp
  3. Em sẽ chia sẻ thông tin này với bạn bè và rủ chơi cùng

Câu 14: Nếu bạn chỉ thấy vui vẻ khi chơi game, làm sao để tạo sự hào hứng vào các hoạt động khác?

  1. Tiếp xúc với một người bạn nào đó có tinh thần lạc quan, cởi mở để giao tiếp, tìm sự hứng thú
  2. Hỏi ý kiến người lớn, người đã từng như mình
  3. Tự đặt những mục tiêu nhỏ hàng ngày về học tập, cuộc sống
  4. Nếu chơi game mà thấy vui vẻ thì mình cứ chơi thôi, có vấn đề gì đâu!

Câu 15: Tấn công vào yếu tố con người (social engineering) bao gồm:

Tấn công lừa đảo (phishing attack): gửi thư rác, tạo trang web giả, dùng mạng xã hội, ..

  1. Đổ nước vào lỗ (Watering hole) là một chiến lược tấn công máy tính, trong đó kẻ tấn công đoán hoặc quan sát các trang web mà một tổ chức thường sử dụng và lây nhiễm phần mềm độc hại cho một hoặc nhiều trang web trong số đó. Cuối cùng, một số thành viên của nhóm được nhắm mục tiêu sẽ bị nhiễm bệnh.
  2. Tạo cớ (pretexting) liên quan đến một tình huống hoặc lý do, được tạo ra bởi kẻ tấn công để dụ nạn nhân vào một tình huống dễ bị tổn thương và lừa họ cung cấp thông tin riêng tư mà nạn nhân thường không cung cấp bên ngoài bối cảnh đó.
  3. Mồi nhử (baiting) gây sự tò mò của con người. Một dạng của nó là Quid Pro Quo (hay Something For Something): tin tặc hứa hẹn một dịch vụ hoặc một lợi ích dựa trên việc thực hiện một hành động cụ thể.
  4. SQL injection: lợi dụng lỗ hổng của việc kiểm tra dữ liệu đầu vào của câu lệnh truy vấn và các thông báo lỗi của hệ quản trị cơ sở dữ liệu trả về để chèn và thi hành các câu lệnh SQL bất hợp pháp.

Câu 16: Bạn muốn tham gia trang web mới mà tất cả bạn bè của bạn đều là thành viên. Thông tin nào nên được chấp nhận để cung cấp và công khai trực tuyến?

  1. Địa chỉ nhà
  2. Số điện thoại
  3. Địa chỉ email
  4. Nickname

Câu 17: Tin tặc đánh cắp danh tính của bạn trên mạng xã hội bằng những cách nào sau đây?

  1. Thu thập thông tin từ phần mô tả chủ tài khoản (profile)
  2. Ăn cắp thông tin thông qua các ứng dụng và dịch vụ độc hại
  3. Tấn công người dùng thông qua bạn bè
  4. Lấy dữ liệu từ việc gắn thông tin vị trí trong hình ảnh chụp

Câu 18: Chính sách quản lý tài khoản nào nên được thiết lập để ngăn chặn các cuộc tấn công ác ý vào tài khoản của người dùng?

  1. Làm mất khả năng (Disable) của tài khoản không dùng đến
  2. Hạn chế thời gian
  3. Ngày hết hạn tài khoản
  4. Giới hạn số lần đăng nhập (login)

Câu 19: Bạn nên làm gì nếu một người lạ yêu cầu bạn gửi ảnh của bạn cho họ?

  1. Gửi ảnh dù họ là người lạ
  2. Không gửi bất kì hình ảnh nào (có thể báo với người lớn)
  3. Gửi ảnh vì bạn nghĩ rằng họ biết bạn
  4. Không làm gì

Câu 20: Những người mà em có thể chấp nhận kết bạn trên mạng xã hội là như thể nào?

  1. Những người mà em đã gặp trước đây và có ấn tượng tốt
  2. Những người là bạn bè mà em quen biết ngoài thực tế
  3. Bất cứ ai
  4. Những người bạn của bạn bè hoặc có nhiều bạn chung và em có thể hỏi thông tin được về người đó thông qua bạn bè của mình

Câu 21: Đáp án nào dưới đây là tác động tiêu cực của mạng xã hội

  1. Ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng mạng xã hội quá mức
  2. Dễ bị lộ thông tin cá nhân
  3. Giúp người sử dụng giới thiệu bản thân
  4. Giảm tương tác trực tiếp
  5. Khiến người ta lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu cá nhân

Câu 22: Những hậu quả nguy hại đối với trẻ em khi tiếp xúc với máy tính, tivi, điện thoại quá lâu?

  1. Béo phì
  2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và khả năng tư duy, ngôn ngữ của trẻ
  3. Kỹ năng giao tiếp kém, có nguy cơ bị trầm cảm

Câu 23: Theo em chúng ta cần phải làm gì để tự đảm bảo ATTT phòng trường hợp thiết bị cá nhân của mình bị mất cắp?

  1. Luôn đặt mật khẩu cho các thiết bị cá nhân.
  2. Thay đổi mật khẩu của tất cả các tài khoản được lưu trữ trên thiết bị cá nhân ngay lập tức khi bị mất cắp
  3. Không đặt mật khẩu cho các thiết bị cá nhân
  4. Sử dụng ứng dụng “Find my phone”

Câu 24: Những điều nên thực hiện để đảm bảo an toàn thông tin của điện thoại?

  1. Luôn giữ điện thoại của bạn bên mình
  2. Sử dụng điện thoại của bạn nơi công cộng mà không để ý đến xung quanh.
  3. Khóa máy với mật mã an ninh
  4. Khi có người muốn nhờ gọi điện, bạn phải tự mở khóa và cho họ gọi ngay trước mặt mình

Đáp án thi thử Học sinh với An toàn thông tin 2023

Câu 1: Trước khi chia sẻ một tin tức trên mạng, bạn nên làm gì?

  1. Không cần làm gì.
  2. Hỏi hàng xóm.
  3. Kiểm tra nguồn thông tin.
  4. Mời bạn bè đọc trước

Câu 2: Khi thấy thông tin mới trên mạng xã hội mà bạn quan tâm, thì nên làm như thế nào?

  1. Không vội vàng tin, không đọc lướt
  2. Kiểm tra và đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau về một vấn đề, kiểm tra trích nguồn, tác giả và chứng cứ lập luận
  3. Nếu là thông tin quan trọng hỏi người lớn để lấy ý kiến
  4. Kiểm tra trích nguồn tin đó có đáng tin tưởng không

Câu 3: Việt Nam đã ký cam kết và cùng đưa ra Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN trong năm nào?

  1. 2017
  2. 2018
  3. 2019
  4. 2020

Câu 4: Khi download một file tài liệu có đuôi định dạng .pdf từ Internet về máy tính cá nhân em thấy biểu tượng (icon) của file khác với những file pdf có trên máy tính. Em sẽ làm gì?

  1. Tiếp tục mở file, vì biểu tượng có hơi khác thôi
  2. Kiểm tra lại kĩ định dạng của file trước khi mở, vì file có thể nhiễm virus. Nếu có phần mềm chống virus thì quét kiểm tra ngay.
  3. Áp dụng chế độ mở file bằng phần mềm có tính năng đọc file .pdf với tự chọn “Open by…”. Nếu gặp lỗi thì xóa file chứ không mở bằng cách nháy đúp lên tên file.

Câu 5: Tính “Vĩnh viễn” của Internet được giải thích là:

  1. Một lời nói ra trên mạng sẽ tồn tại vĩnh viễn.
  2. Mọi thứ trên Internet đều có thể tồn tại vĩnh viễn.
  3. Vĩnh viễn là không bao giờ mất đi.
  4. Trên Internet không có có gì là vĩnh viễn.

Câu 6 Khả năng chia sẻ kết nối internet được tích hợp sẵn trong các Hệ điều hành nào dưới đây?

  1. Windows 95/98/2000/XP/2003
  2. Windows 98SE, Windows 2000, Windows XP, Windows Server 2003/2008
  3. Windows Server 2000, 2003
  4. Windows Server 2003/2008
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 10 Đề thi Công nghệ 7 cuối học kì 2 (Có ma trận, đáp án)

Câu 7: Trong trường hợp bạn nhận được tin nhắn xúc phạm trên máy tính, bạn nên làm gì ?

  1. Trả lời tin nhắn và nói với người nhắn suy nghĩ của bạn.
  2. Lưu và đưa tin nhắn cho bố mẹ, người giám hộ hoặc người mà bạn tin tưởng xem
  3. Không quan tâm đến tin nhắn
  4. Xóa và không quan tâm tin nhắn

Câu 8: Thời gian gần đây xuất hiện nhiều nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội như Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,… Em cho rằng ý kiến nào sau đây về những nhân vật trên là đúng?

  1. Họ là những người trẻ có suy nghĩ mới, hợp thời đại. Các bạn trẻ nên lấy làm tấm gương và học theo.
  2. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, họ chỉ nói lên suy nghĩ riêng của bản thân, mọi người không nên đánh giá thiếu căn cứ.
  3. Những điều họ làm và nói không hoàn toàn sai. Nhưng nhìn chung đều là những hành động, câu từ không đúng mực, không nên học theo.
  4. Họ nói lên những bài học cuộc sống mà không thể tìm thấy ở đâu khác.

Câu 9: Khi thấy bạn của mình comment chửi bới một kẻ xấu bị đưa lên báo mạng thì em không nên làm những điều gì?

  1. Vì muốn kẻ đó phải hối hận vì hành động của mình nên em sẽ tìm kiếm những lời thô tục nhất để comment cùng bạn.
  2. Share bài báo để nhiều người biết và vào comment cùng.
  3. Bấm nút like (thích) để cổ vũ comment của bạn em
  4. Khuyên bạn không nên làm vậy, xúc phạm nhân phẩm người khác là trái pháp luật. Kẻ xấu đã có pháp luật trừng phạt.

Câu 10: Khi thấy bạn bè chia sẻ những thử thách tự gây tổn thương cho bản thân như Momo, Cá voi xanh em nên làm gì?

  1. Tham gia chứ, vì nó là xu hướng mà
  2. Không tham gia vì những thử thách đó làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của người tham gia
  3. Không tham gia nhưng chia sẻ để các bạn khác tham gia thử thách
  4. Tham gia và chia sẻ rộng rãi cho bạn bè để có nhiều người chơi

Câu 11: Một bạn nữ năm nay học lớp 9 kể với em về việc được một anh rất đẹp trai trên mạng xã hội rủ đi chơi, em sẽ làm gì?

  1. Nói với bạn nữ rằng anh đấy là tên lừa đảo
  2. Khuyên bạn nữ không được đi, nói đó là mối nguy hiểm
  3. Xin thông tin của anh ấy và bảo đi cùng đến buổi hẹn
  4. Hỏi thăm về mối quan hệ với anh trai đó, nói với bạn nữ đó về các mối nguy hại khi đồng ý gặp mặt như thế, nếu bạn nữ vẫn muốn đi thì nên rủ nhiều người đi cùng và hẹn ở chỗ đông người

Câu 12: Khi một người lạ gửi cho em một đường link tham gia đánh bạc trực tuyến, em nên làm gì để bảo vệ an toàn cho bản thân mình?

  1. Vì máy của em có cài phần mềm chống virus nên em có thể bấm vào đường dẫn để tham gia chơi
  2. Em có thể bấm vào chỉ để xem và nghĩ rằng nhất định không tham gia chơi thì vẫn an toàn
  3. Không xem và cũng không chơi thì mới có thể an toàn
  4. Chặn tin nhắn từ người lạ
  5. Gửi đường link rủ bạn bè cùng chơi

Câu 13: Dấu hiệu của việc lừa đảo, gian lận qua mạng là ở những chỗ nào?

  1. Những quảng cáo về phần thưởng miễn phí có giá trị cao, chỉ cần nhập thông tin thẻ ngân hàng để người tài trợ chuyển tiền
  2. Những bài đăng yêu cầu người dùng có kiến thức nhất định để nhận được phần quà từ nhà tài trợ
  3. Website đánh bạc qua mạng với những khuyến mãi hấp dẫn

Câu 14: Có một bộ phim đang được công chiếu và một người lạ gửi tin nhắn là bạn chỉ cần nhập thông tin của bạn vào mẫu có sẵn, bạn sẽ được xem trước mà không cần phải ra rạp. Bạn nên:

  1. Click vào và nhập thông tin, thật tiện
  2. Chặn người đó liên lạc với bạn
  3. Bỏ qua nó, đấy là giả mạo và họ có thể đánh cắp thông tin cá nhân
  4. Chia sẻ với những người bạn

Câu 15: Những lợi ích của việc chơi game (trò chơi điện tử) có chừng mực là

  1. Tăng khả năng tập trung của bản thân
  2. Tăng khả năng vận động toàn cơ thể
  3. Phản xạ nhanh hơn, phối hợp tay, mắt tốt hơn
  4. Tăng khả năng sáng tạo, tư duy, tự tìm các phương án giải quyết vấn đề
  5. Bớt thời gian rảnh rỗi để nghịch ngợm

Câu 16: Virus có thể được tin tặc nhúng vào trong những loại file nào dưới đây

  1. File văn bản(.doc, .docx…)
  2. File ứng dụng (.exe)
  3. File bảng tính (.xls, xlsx)
  4. File văn bản đơn giản (.txt)

Câu 17: Vì sao việc mở các tệp đính kèm theo thư điện tử lại có thể nguy hiểm?

  1. Vì các tệp đính kèm thư điện tử là nguồn lây nhiễm của virus máy tính
  2. Vì khi mở tệp đính kèm phải trả tiền dịch vụ
  3. Vì tệp đính kèm có dung lượng lớn, tốn bộ nhớ nên máy tính chạy chậm
  4. Vì tất cả các lý do trên

Câu 18: File nào trên máy tính có thể nhiễm virus

  1. File Word
  2. File Excel
  3. File ảnh
  4. File chạy phần mềm

Câu 19: Em cho rằng hành vi nào dưới đây của học sinh cấp hai trên mạng xã hội là phù hợp?

  1. Dùng những từ ngữ thô tục, mang tính đả kích khi bảo vệ quan điểm cá nhân.
  2. Dùng những từ ngữ lịch sự khi bình luận vào một bài viết của ai đó.
  3. Theo dõi và chia sẻ những bài viết có chứa nội dung không lành mạnh.
  4. Tham gia vào các nhóm có những chủ đề không phù hợp với lứa tuổi.

Câu 20: Làm thế nào để báo cáo một trang cá nhân có đăng và chia sẻ các bài viết, video không phù hợp trên facebook?

  1. Truy cập đến trang cá nhân của tài khoản Facebook bạn muốn report, click biểu tượng dấu 3 chấm và chọn “tìm hỗ trợ hoặc báo cáo trang cá nhân”
  2. Truy cập đến trang cá nhân của tài khoản Facebook bạn muốn report, click biểu tượng like
  3. Truy cập đến trang cá nhân của tài khoản Facebook bạn muốn report, click biểu tượng like 2 lần
  4. Thả tương tác phẫn nộ vào tất cả các bài viết mà trang cá nhân đó chia sẻ

Câu 21: Trong việc xác định danh tính người chủ của một tài khoản mạng xã hội hãy cho biết các đáp án nào dưới đây là đúng

  1. Xem ảnh đại diện
  2. Xem danh sách bạn bè
  3. Xem album ảnh
  4. Cả 3 cách trên đều chưa đủ

Câu 22: Phần mềm nào sau đây hỗ trợ người dùng phòng tránh các mối đe dọa khi sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows 10 ?

  1. Windows PowerShell
  2. Windows Defender Firewall
  3. Windows Media Player
  4. Internet Explorer

Câu 23: Khi cài đặt một ứng dụng báo thức nhưng bị yêu cầu cấp quyền đọc tin nhắn, em có nên đồng ý cấp quyền này không?

  1. Không

Câu 24: Để hạn chế các tật khúc xạ của mắt do sử dụng máy tính, bạn cần

  1. Màn hình cần đặt cách mắt 50-60 cm, tâm của màn hình nên đặt thấp hơn tầm mắt 10-20 cm
  2. Chỉnh cỡ chữ của trang văn bản về cỡ chữ lý tưởng: gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được. Chọn chữ đen trên nền trắng, hoặc chữ đậm trên nền sáng
  3. Chú ý ánh sáng vừa đủ tại nơi đặt máy tính: tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng. Nếu quá tối thì nên dùng thêm đèn bàn có chụp, đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình
  4. bổ sung chế độ ăn giàu vitamin đặc biệt các loại vitamin A, E, C, B2… có nhiều trong các loại rau xanh, quả đỏ và uống nhiều nước
  5. Cần cho mắt có thời gian nghỉ 10-15 phút giữa mỗi giờ làm việc bằng máy tính. Khi nghỉ nên cho mắt nhìn ra xa, mát xa nhẹ nhàng vùng mi mắt và thư giãn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2023 dành cho học sinh THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *