Việc rèn luyện bài tập đạo hàm trắc nghiệm thường xuyên sẽ là giải pháp giúp học sinh nắm vững được kiến thức từ lý thuyết đến thực hành. Để qua đó giúp các em dễ dàng chinh phục được chương đạo hàm này một cách tốt nhất.

Vì sao nên rèn luyện bài tập đạo hàm trắc nghiệm thường xuyên?

Đạo hàm được biết đến là một trong những chuyên đề quan trọng trong chương trình toán đại số bậc THPT. Ngoài ra, bài tập về đạo hàm không chỉ xuất hiện ở các bài kiểm tra học kỳ mà các đề thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học và thậm chí lên cấp cao hơn vẫn còn gặp.

Việc làm bài tập trắc nghiệm hỗ trợ nhiều trong quá trình thi cử. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Không giống như chương trình GDPT thời xưa, thường ở dạng toán đạo hàm này các em sẽ phải làm bài tập “tự luận”, đưa ra đề bài và đòi hỏi các em phải tìm lời giải và đáp án.

Tuy nhiên, với chương trình GDPT mới hiện nay, đa phần đề thi toán đều là “trắc nghiệm” nên đa phần các bài tập đạo hàm các em được gặp chủ yếu là trắc nghiệm.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tiếng Anh về thói quen xem Tivi (12 mẫu) Viết về thói quen xem tivi bằng tiếng Anh

Việc làm bài tập đạo hàm trắc nghiệm thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho quá trình học tập của các em như:

  • Dễ dàng vận dụng lý thuyết đến thực hành: Đối với những bài tập trắc nghiệm thường đã có sẵn phần gợi ý đáp án, nên các em sẽ dễ dàng áp dụng lý thuyết vào để giải chúng chính xác hơn.
  • Giúp nhận biết nhiều dạng toán hơn: Đối với làm toán tự luận thường học sinh có nhận dạng được dạng đề, nhưng với trắc nghiệm lượng câu hỏi nhiều và dễ nhận biết dạng đề để áp dụng phương pháp tính chính xác hơn.
  • Có cơ sở để tìm ra đáp án: Bài tập trắc nghiệm đã gợi ý cho các em phần kết quả, việc của bạn là tính toán để xem đâu là đáp án đúng, giảm thiểu tình trạng tính toán sai.
  • Luyện tập khả năng tính toán hỗ trợ các cuộc thi tốt hơn: Việc rèn luyện toán đạo hàm dù là tự luận hay trắc nghiệm thường xuyên sẽ giúp các em tăng khả năng tính toán, cũng như tự rút ra nhiều mẹo giải toán nhanh cho mình.

Các dạng bài tập trắc nghiệm có những loại nào?

Để giúp các em học sinh rèn luyện thuần thục các mẫu bài tập trặc nghiệm về đạo hàm hiện nay đều có đầy đủ các kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao, thường kiến thức nâng cao chỉ chiếm khoảng 20 – 30%.

Tham khảo thêm:   Bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình với món gà ác tần ngải cứu thơm ngon

Đồng thời, bài tập sẽ có đầy đủ, đa dạng các loại bài tập đạo hàm khác nhau để các em có thể làm quen và chinh phục. Điển hình:

Dạng 1: Tính đạo hàm bằng định nghĩa

Dạng 2: Tính đạo hàm bằng công thức

Dạng 3: Tính đạo hàm của hàm số lượng giác

Dạng 4: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Dạng 5: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc

Dạng 6: Viết phương trình tiếp tuyến đi qua một điểm

Dạng 7: Tìm vi phân của hàm số

Dạng 8: Tìm đạo hàm cấp cao của hàm số

Dạng 9: Ý nghĩa đạo hàm

Tổng hợp bài tập đạo hàm trắc nghiệm từ cơ bản đến nâng cao

Dưới đây là một số mẫu bài tập liên quan tới đạo hàm dạng trắc nghiệm để các em có thể tham khảo và tự luyện tập hiệu quả nhé.

(Nguồn: Tổng hợp internet)

Một số lưu ý cần nắm rõ khi giải bài tập đạo hàm trắc nghiệm

Để giúp quá trình giải bài tập đạo hàm dạng câu hỏi trắc nghiệm chính xác, các em cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi chọn đáp án trắc nghiệm cần tính toán kỹ lưỡng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Đọc kỹ đề bài: Đề bài chính là cơ sở để giúp học sinh tìm ra đáp án, nên các em cần đọc kỹ đề bài để biết được đó là dạng toán đạo hàm nào để chọn được đáp án chính xác.
  • Nắm vững công thức tính đạo hàm và quy tắc khi tính đạo hàm: Đây là yếu tố quan trọng, sau khi đọc kỹ đề bài, biết được dạng toán rồi thì khi nhớ và biết áp dụng quy tắc, công thức sẽ giải chính xác hơn.
  • Chú ý phần điều kiện của phương trình khi giải toán đạo hàm: Đối với các đề bài toán đạo hàm trắc nghiệm sẽ có phần điều kiện của phương trình, nên các em cần đào sâu nó để tìm được hướng giải.
  • Dựa vào các đáp án trắc nghiệm đưa ra để tìm hướng giải: lợi thế của bài tập trắc nghiệm chính là có sẵn gợi ý đáp án, nên hãy dựa vào đó để đi tìm ra cách giải chính xác.
  • Tránh chọn “lụi”: Đây là xu hướng của học sinh hiện nay khi làm toán trắc nghiệm, câu nào lười tính cứ chọn bừa. Điều này sẽ dễ khiến các em bị thụ động và hạn chế khả năng tính toán trong học tập của mình. Nhưng tốt nhất, hãy cứ tập trung tính toán, khi có gợi ý sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn là chọn lụi.
Tham khảo thêm:   Bảng động từ bất quy tắc lớp 5 91 Động từ bất quy tắc cấp Tiểu học

Xem thêm: Gợi ý 20+ bài tập đạo hàm nâng cao giúp học sinh rèn luyện mỗi ngày

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các mẫu bài tập đạo hàm trắc nghiệm. Qua đó có thể thấy việc đưa dạng đề trắc nghiệm trong thi cử sẽ giúp các em học sinh gia tăng khả năng tính toán của mình một cách chính xác hơn.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *