Bạn đang xem bài viết ✅ Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài (7 mẫu) Dàn ý thuyết minh về áo dài Việt Nam ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 7 Dàn ý Thuyết minh về chiếc áo dài chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, biết cách triển khai thành bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam thật hay.

Áo dài

Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, mang nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người. Với 7 dàn ý thuyết minh áo dài dưới đây, hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều thông tin bổ ích, để viết văn thuyết minh thật hay.

Dàn ý thuyết minh áo dài

1. Mở bài

  • Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc hình thành và phát triển: Do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt tiền đề phát triển, ban đầu gọi là áo dài ngũ thân.

b. Cấu tạo:

  • Gồm hai bộ phận chính là áo và quần rộng ống mặc kèm bên trong tà áo.
  • Phần hông áo được may sát với vòng eo của người phụ nữ, để tôn triệt để các đường cong và vẻ uyển chuyển của người phụ nữ.
  • Tà áo: gồm có hai tà trước sau, độ dài của tà áo thì tùy theo sở thích, công dụng của bộ áo mà người ta may dài hẳn đến mắt cá chân, hay may lửng đến giữa bắp chân hoặc là ngắn vừa qua đầu gối,… một số mẫu thiết kế sẽ có kiểu tà trước ngắn hơn, tà sau được may rộng và kéo dài.
  • Cổ áo: Với các bộ áo truyền thống thì cổ áo cao tầm 4 – 5 cm, hoặc có các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ vuông, cổ hình chữ u, cổ thuyền, thậm chí có những bộ áo được thiết kế kiểu cúp ngực, không cổ,…
  • Thân áo, được ghép lại với nhau bằng hàng cúc bấm chéo từ cổ áo xuống nách áo, sau đó theo dọc thân đến phần xẻ tà, hoặc may khóa kéo ở phía sau lưng, hoặc ở bên hông để tiện cho việc mặc áo.
  • Phần tay áo ngày nay đã số được may sát, ôm với cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc tay dài đến cổ tay. Với áo tay dài đôi khi phần cổ tay sẽ hơi rộng ra một chút hoặc biến thể tùy theo mẫu thiết kế để tăng thêm phần điệu đà, duyên dáng.
  • Quần áo dài thường được may rộng rãi và dài trùm qua mắt cá, ống quần được may loe ra nhìn để trông được thướt tha giống như mặc váy bên trong, hoặc cũng có thể may ống đứng, ngắn hơn,… Vải may mềm có độ rủ, và màu sắc tương đồng với màu áo, hoặc có thể chọn vải màu trắng.

c. Công dụng và ý nghĩa:

  • Sử dụng được trong nhiều trường hợp từ thông thường như đi học, đi chơi, đến các trường hợp trang trọng ví như dự tiệc, lễ lộc, trong việc cưới xin.
  • Biểu tượng cho truyền thống văn hóa của người Việt, đại diện cho bản sắc của cả một dân tộc.
  • Là một trong những đề tài được yêu thích trong giới nghệ thuật, thời trang,…

3. Kết bài:

  • Nêu cảm nhận chung.

Lập dàn ý Thuyết minh áo dài Việt Nam

I. Mở bài:

Áo dài Việt Nam – hình ảnh đại diện cho truyền thống và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài không chỉ là một trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng tinh thần và văn hóa đặc trưng của dân tộc ta.

II. Thân bài:

1. Khái quát chung:

Áo dài là món trang phục truyền thống của người Việt, có lịch sử ra đời từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo dài đã trải qua nhiều thay đổi và biến hóa qua các thời kỳ, nhưng vẫn giữ được sự thanh lịch và sang trọng. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã thay đổi kiểu dáng áo dài, tạo nên phiên bản hiện đại và phổ biến đến ngày nay.

Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp với từng dịp và mục đích sử dụng, từ áo dài trắng thanh khiết trong ngày cưới, đến áo dài họa tiết sặc sỡ cho những dịp lễ hội.

2. Thuyết minh chi tiết:

Áo dài có hai tà trước và sau, bắt buộc dài qua gối, tôn lên vẻ duyên dáng của người mặc. Cổ áo cao và khoét hình chữ V trước cổ, tạo nét thanh lịch và quý phái.

Thân áo được may vừa vặn, ôm sát thân người, tôn lên vóc dáng của người phụ nữ Việt. Phần eo được chiết lại, làm nổi bật chiếc eo thon, thêm phần dịu dàng và quyến rũ.

Từ eo, thân áo được xẻ làm hai tà ở hai bên hông, tạo nên sự thoải mái khi di chuyển. Tay áo ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay, tạo nên vẻ trẻ trung và thanh lịch.

Tham khảo thêm:   Hóa học 12 Bài 1: Este Giải Hóa 12 trang 7

Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được làm từ vải mềm, tạo sự thoải mái khi mặc.

3. Ý nghĩa, vai trò của áo dài:

Áo dài không chỉ là trang phục tô điểm cho người phụ nữ, mà còn tôn vinh vẻ đẹp và đoan trang của họ. Nó là biểu tượng của nền văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam.

Áo dài cũng có ý nghĩa đặc biệt trong các dịp lễ hội, cưới hỏi hay hội nghị thượng đỉnh. Nhiều đơn vị còn chọn áo dài làm trang phục bắt buộc cho nhân viên, tạo nên sự thống nhất và chuyên nghiệp.

III. Kết bài:

Áo dài Việt Nam không chỉ là một món trang phục đơn thuần, mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp và thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam. Nó đại diện cho truyền thống và tinh thần dân tộc, tạo nên sự tự hào và gắn bó trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Áo dài đã và đang tiếp tục được truyền thống và phát triển qua thời gian, để giữ lửa cho nền văn hóa truyền thống của đất nước.

Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài

I. Mở bài:

Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam:

  • Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
  • Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

  • Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian… chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu.
  • Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.

2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.

3. Kiểu dáng:

– Cấu tạo:

  • Áo dài từ cổ xuống đến chân.
  • Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
  • Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
  • Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
  • Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
  • Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

– Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam.

– Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.

-. Ý nghĩa.

  • Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô.
  • Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
  • Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mỹ thuật.

III. Kết bài:

  • Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
  • Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.

Dàn ý thuyết minh về áo dài

I. Mở bài

– Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam.

VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II. Thân Bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ

+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc

+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử.

  • Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
  • Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.=> áo dài đã có từ rất lâu.

2. Hiện tại

  • Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
  • Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

3. Hình dáng

– Cấu tạo

* Áo dài từ cổ xuống đến chân

Tham khảo thêm:  

* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.

* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.

* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo –> cổ tay.

* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng….với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

  • Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
  • Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ….., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
  • Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
  • Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…

4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

  • Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
  • Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

5. Tương lai của tà áo dài

III. Kết bài

  • Cảm nghĩ về tà áo dài, …

Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam: một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

  • Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lí do khác nhau. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.
  • Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và được mọi người dân biết đến, tôn vinh.

b. Thuyết minh chi tiết

  • Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.
  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.
  • Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.
  • Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.

c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài

  • Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng của họ.
  • Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).

3. Kết bài

  • Khẳng định những giá trị của áo dài.

Dàn ý giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

1. Mở bài

  • Chiếc áo dài trang phục đẹp nổi bật nhất của người phụ nữ Việt Nam.
  • Chiếc áo dài từ khi ra đời, gắn bó với người phụ nữ với bề dày lịch sử.

2. Thân bài

a. Lịch sử

  • Chiếc áo dài ra đời vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765).
  • Chiếc áo dài thay đổi vì một số các lý do: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh, loại áo giống như áo tứ thân.
  • Khi Pháp vào nước ta thì chiếc áo dài cũng có sự thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài do họa sĩ tên Cát Tường sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi áo Lemur, đưa các yếu tố dân tộc từ áo từ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này được nhiều người đón nhận.
  • Theo thời gian chiếc áo dài có nhiều sự thay đổi thích nghi với cuộc sống và trở thành một trong những trang phục đẹp nhất.
Tham khảo thêm:  

b. Cấu tạo

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 – 5 cm, có khoét hình chữ V trước cổ. Hiện nay cổ áo có các biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U…
  • Thân áo may vừa vặn và ôm sát thân phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau đều phải dài qua gối.
  • Tay áo tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Hiện nay chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo để hợp màu sắc và trang nhã.
  • Chất liệu vải và màu sắc: chất liệu vải để may áo dài: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng lựa chọn tùy theo sở thích và độ tuổi của người mặc.

c. Công dụng

  • Chiếc áo dài trang phục lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở một số ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
  • Chiếc áo dài còn vươn ra khắp thế giới và được nhiều người trên thế giới biết đến như trang phục đại diện cho đất nước Việt Nam.

d. Bảo quản

  • Khi mặc xong các bạn nên giặt để tránh ẩm mốc, giặt áo dài nên giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó ủi treo vào mắc áo và cất vào tủ. Nếu bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo.

3. Kết bài

  • Cuộc sống hiện đại có rất nhiều trang phục ra đời được nhiều bạn trẻ đón nhận nhưng chiếc áo dài vẫn mãi là trang phục đẹp của người phụ nữ, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và quý phái.

Dàn ý thuyết minh về áo dài Việt Nam

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc

  • Xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
  • Trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ.
  • Được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần.
  • Có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.

b. Chất liệu và kết cấu

– Thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa.

– Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần.

+ Cổ áo:

  • Thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc.
  • Ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp.

+ Thân áo:

  • Quy ước tính từ cổ đến eo
  • Có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông.
  • Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo.

+ Tà áo:

  • Gồm tà trước và tà sau.
  • Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau.
  • Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết

+ Tay áo

  • Có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài.
  • Thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo.

+ Quần: Thông thường, áo dài thường được mặc kết hợp với quần.

  • Thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân.
  • Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen.

c. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.

  • Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay
  • Nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt.
  • Trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt.
  • Chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng.

3. Kết bài: Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài (7 mẫu) Dàn ý thuyết minh về áo dài Việt Nam của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *