Bạn đang xem bài viết ✅ Dàn ý phân tích bài Chữ người tử tù (5 Mẫu) Dàn ý phân tích Chữ người tử tù ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân tuyển chọn 5 mẫu chi tiết dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nguồn tham khảo để nắm được các luận điểm, luận cứ tránh lạc đề khi phân tích tác phẩm.

Chữ người tử tù là một tác phẩm hay các em sẽ được học trong chương trình Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1 và Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1. Vì thế TOP 5 dàn ý phân tích Chữ người tử tù dưới đây sẽ là nguồn tư liệu cực kì hữu ích, gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích nhân vật Huấn Cao, kết bài Chữ người tử tù .

Dàn ý phân tích bài Chữ người tử tù – Mẫu 1

I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam

– Khái quát chung về tác phẩm Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)

II. Thân bài

1. Tình huống truyện

  • Không gian: nhà tù. Đây không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
  • Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

⇒ Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.

– Cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường :

⇒ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng

2. Nhân vật Huấn Cao

a. Một người nghệ sĩ tài hoa

– Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người:

  • Có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
  • “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”.

b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì …vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ khí phách của một người anh hùng.

c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả

– Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.

– Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

– Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

– Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa … trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

3. Nhân vật quản ngục

a. Tấm lòng biệt liên tài

– Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường

– Dũng cảm biệt đãi Huấn Cao

– Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu …vũ trụ”.

b. Sự khát khao và trân trọng cái đẹp

– Khát khao cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết.

– Lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

4. Cảnh cho chữ

– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”

– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn

– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…

– Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” :

  • Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
  • Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau

– Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

Tham khảo thêm:  

⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

III. Kết bài

  • Khẳng định những nét nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công của tác phẩm
  • Chữ người tử tù là một văn phẩm xuất sắc đạt “gần đến sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan)

Dàn ý phân tích Chữ người tử tù – Mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm.

“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được trích từ tập “Vang bóng một thời”- tập truyện được đánh giá là “những nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp Việt Nam”. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát- lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương, một trí thức phong kiến nổi tiếng tài hoa, có lối sống thanh cao.

2. Thân bài

a) Nhân vật Huấn Cao

* Khi nhập ngục

  • Huấn Cao xuất hiện trong thân phận một tử tù nhưng trong mắt quản ngục lại là hiện thân của tài hoa.
  • Quản ngục đón Huấn Cao bằng cái nhìn hiền lành, thái độ ngưỡng mộ. Với quản ngục, có được chữ Huấn Cao treo trong nhà như có một báu vật trên trời.
    Huấn Cao, danh tiếng và tài hoa đã tỏa ánh hào quang nơi ngục lao, là người nghệ sĩ của nghệ thuật thư pháp. Thái độ của quản ngục và Huấn Cao thể hiện tình cảm ngưỡng mộ của Nguyễn Tuân với cái đẹp và thái độ trân trọng của nhà văn với văn hóa truyền thống dân tộc.

* Khi ở trong ngục

  • Huấn Cao thản nhiên nhận sự biệt đãi của ngục quan, coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình.
  • Huấn Cao còn đáp lại ngục quan bằng những lời khinh bỉ và ngạo mạn.
  • Thái độ của Huấn Cao với quản ngục là thái độ của một vị trượng phu với uy quyền. Trong mắt
  • Huấn Cao, quản ngục là hình ảnh của cái xấu, cái ác, của cường quyền, bạo lực.
  • Thái độ nhẫn nhục, lễ phép của quản ngục lui ra với câu nói lễ phép “xin lĩnh ý” đã làm hiện lên hình ảnh người tử tù kĩ vĩ, uy nghi. Huấn Cao hiện ra với tư thế của một trang anh hùng, khí phách hiên ngang.

* Khi cho chữ

  • Hành động cho chữ là hành động của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng, hành động của một người tri kỉ dành cho kẻ tri âm, hành động đón bắt, nâng đỡ ánh sáng của thiên lương.
  • Nhân vật Huấn Cao được khắc họa bằng cái nhìn lãng mạn, bút pháp mang tính chất lí tưởng hóa. Vì vậy nhân vật mang vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ.
  • Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm nghệ thuật thẩm mĩ: cái đẹp bao giờ cũng song hành cùng cái thiện, cái tài luôn sóng đôi cùng cái tâm.

b) Nhân vật quản ngục

* Cách ứng xử với Huấn Cao

  • Tình cờ, quản ngục biết được người mà ông ngưỡng mộ, người nắm những con chữ quý giá lại là người tử tù trong tay mình. Nhưng ông bất chấp sinh mệnh để biệt đãi Huấn Cao, một tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
  • Bị Huấn Cao hiểu lầm, quản ngục vẫn cung kính, giữ lễ.
  • Khi nhận tin Huấn Cao sắp bị giải vào kính chịu án chém, quản ngục lo lắng, sợ nếu không xin được chữ Huấn Cao sẽ ân hận suốt đời.
  • Đằng sau thân phận của một ngục quan là tâm hồn của người nghệ sĩ khao khát, say mê cái đẹp, tiếp cận, bảo lưu và giữ gìn cái đẹp.

* Trong cảnh cho chữ

  • Quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.
  • Sau khi cúi đầu nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
  • Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy chính là cái cúi đầu trước cái đẹp, cái tài, cái thiên lương. Chính Cao Chu Thuần, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao cũng có một câu thơ thật đẹp, thật sang: “nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy hoa mai). Cái cúi đầu của thầy quản ngục vái lạy Huấn Cao chính là cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai vậy.
  • Tư thế và tâm thế của quản ngục khi nhận chữ và lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đều thể hiện thái độ thành kính. Sự khúm núm và cúi đầu không phải không thể hiện sự ủy mị, hèn nhát, yếu kém mà ngược lại nó làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của một tâm hồn thánh thiện, sự thành kính, sùng tín trước cái đẹp, khí phách và tài hoa giống cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai.
  • Nhân vật ngục quan là nơi Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm nhân sinh sâu sắc: ẩn sau trong tâm hồn con người đều ẩn chứa một tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp, khao khát cái đẹp. Hãy nhìn thật sâu để nắm bắt ánh sáng của thiên lương vì đôi khi trong điều kiện của cái xấu, cái ác thì cái đẹp không những không lụi tàn mà còn có sức mạnh đẩy lùi cái xấu, cái ác.
Tham khảo thêm:   ID nhạc Roblox meme: Danh sách nhạc meme hay nhất

c) Đặc sắc nghệ thuật

  • Tình huống truyện độc đáo với những sự kiện kịch tính, giàu ý nghĩa.
  • Biện pháp lãng mạn được phát huy cao độ để hướng tới tô đậm vẻ đẹp lí tưởng.
  • Ngôn ngữ, văn phong rất riêng, vừa cổ kính vừa hiện đại làm sống dậy trong lòng người đọc không khí thiêng liêng, vang bóng.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Qua câu chuyện về người tử tù, tác giả đã khẳng định sự bất tử của cái đẹp, tân vinh những giá trị chân thiện mĩ và kín đáo bộc lộ tấm lòng thiết tha với đất nước. Nhà văn cũng thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ: cái đẹp luôn song hành với cái thiện; quan niệm nhân sinh sâu sắc: sự tin tưởng vào thiên lương con người.

Phân tích Chữ người tử tù dàn ý – Mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù.

2. Thân bài

a. Tình huống truyện

  • Không gian: nhà tù.
  • Thời gian: những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao.

→ Đây là nơi mục nát, éo le nhưng lại là nơi gặp gỡ, giao thoa của hai tâm hồn nghệ sĩ. Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng.

b. Nhân vật Huấn Cao

  • Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
  • Huấn Cao là một con người có khí phách hiên ngang bất khuất, là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
  • Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” với phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. Ông trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì … vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền, khí phách của một người anh hùng.

Huấn Cao là một nhân cách, một thiên lương cao cả, tâm hồn trong sáng, cao đẹp, trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng – nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng, trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

c. Nhân vật quản ngục

  • Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục luôn bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường; dũng cảm biệt đãi Huấn Cao
  • Viên quản ngục là người luôn khát khao và trân trọng cái đẹp: mong ước của ông là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay Huấn Cao viết; lo lắng nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình thì “ân hận suốt đời mất”

d. Cảnh cho chữ

  • Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
  • Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn.
  • Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…
  • Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt: người cho chữ là tên tử tù mang trọng tội, còn người nhận chữ lại là viên quan coi ngục có chức có quyền → Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau để làm nổi bật cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
  • Chi tiết quản ngục cúi đầu vái lạy người tử tù Huấn Cao: sự thức tỉnh trước cái đẹp, quản ngục đã thoát ra những cái tầm thường, ràng buộc để vươn tới cái cao đẹp.

⇒ Toàn bộ cảnh cho chữ là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù bậc nhất.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Dàn ý phân tích Chữ người tử tù – Mẫu 4

I. Mở bài

  • Nguyễn Tuân là nhà văn yêu cái đẹp và luôn hướng tới nó. Văn ông không thiếu những con người, những hoàn cảnh đẹp đến hoàn bích mà cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù là ví dụ điển hình.
  • Trong tác phẩm Chữ người tử tù thì cảnh cho chữ chính là trung tâm của mọi giá trị nghệ thuật, nó vừa khắc họa chân dung người tử tù hiên ngang, thi vị lại vừa thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc.
  • Cảnh cho chữ là một áng văn “xưa nay chưa từng có”

II. Thân bài

1. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ

Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ gìn thiên lương trong sáng. Huấn Cao cũng có nguyên tắc riêng của mình, ông viết chữ nổi tiếng nhưng chỉ cho những người ông quý, không bao giờ cúi đầu trước uy quyền và đồng tiền.

Tham khảo thêm:   Thiên Nga Bóng Đêm - Eve: Thông tin, lịch chiếu, cách xem

Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm nghề quản ngục. Khao khát được chữ của Huấn Cao treo trong nhà là khao khát lớn đời ông.
Cảnh cho chữ diễn ra trong ngục tối.

Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó người tử tù không thể từ chối mong muốn chính đáng của một người biệt nhỡn liên tài.

2. Diễn biến cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

  • Thời gian: Tình huống cho chữ diễn ra hết sức tự nhiên trong thời gian giữa đêm nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa.
  • Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của dán, chuột…
  • Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn.

3. Giải thích tại sao Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có

  • Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị.
  • Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau.
  • Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ.

4. Ý nghĩa của cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

  • Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục
  • Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất.
  • Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

III. Kết bài

Một lần nữa khẳng định lại cảnh cho chữ là cảnh tượng đẹp và mang nhiều ý nghĩa thể hiện được sự nâng niu, coi trọng cái đẹp, cái chữ trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân.

Lập dàn ý phân tích Chữ người tử tù – Mẫu 5

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và những nét đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Chữ người tử tù” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

2, Thân bài

a) Tình huống truyện

– Cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục nơi chốn ngục tù trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao

– Ý nghĩa:

  • Tăng kịch tính và sức hấp dẫn cho tác phẩm
  • Giúp nhân vật bộc lộ tính cách
  • Góp phần thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.

b) Nhân vật Huấn Cao

– Là người có tài viết chữ đẹp, nổi tiếng khắp nơi:

  • Lời khen của viên quản ngục và thầy thơ lại
  • Viên quản ngục luôn khát khao, ao ước có chữ ông Huấn để treo trong nhà

– Là người có khí phách hơn người, bất khuất và hiên ngang

  • kẻ “chọc trời khuấy nước”, là người dám cầm đầu cả một cuộc đại phản chống lại triều đình để không đi lại lề lối cũ
  • Người khiến cho bọn lính mới nghe tên cũng phải dè chừng, lo lắng
  • Thái độ “dỗ gông’ đầy bản lĩnh

– Người có thiên lương trong sáng:

  • Không vì vàng bạc, quyền lực mà ép mình cho chữ
  • Cho chữ viên quản ngục vì cảm tấm lòng của viên quản ngục.

c) Nhân vật viên quản ngục

– Người có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”

  • Chưa từng gặp Huấn Cao nhưng lại rất kính trọng ông
  • Cách đối xử, thái độ của viên quản ngục khi Huấn Cao ở tù

d) Cảnh cho chữ

– Diễn ra nơi chốn ngục tù ẩm ướt trong một đêm tối tĩnh mịch

– Hình tượng diễn ra: “ba con người chụm nhau dưới ánh sáng của bó đuốc đang dậm tô những nét chữ”

– Là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

– Ý nghĩa:

  • Góp phần thể hiện tính cách, vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật
  • Góp phần thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp.

3, Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của thiên truyện “Chữ người tử tù” và tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện qua tác phẩm.

– Nêu những cảm nghĩ của bạn về tác phẩm này.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Dàn ý phân tích bài Chữ người tử tù (5 Mẫu) Dàn ý phân tích Chữ người tử tù của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *